Bệnh viêm loét dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
Viêm loét dạ dày là một vấn đề thường gặp có thể cấp tính hoặc mạn tính. Ở trên thế giới và Việt nam, tỷ lệ mắc bệnh tùy theo từng nghiên cứu từ 5 – 10% dân số. Bệnh có thể được điều trị khỏi nếu ở giai đoạn sớm, nhưng nếu tình trạng bệnh kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa,…
Vậy viêm loét dạ dày là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị căn bệnh này như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn bạn nhé.
Mục lục
Viêm loét dạ dày là gì?
Viêm loét dạ dày là căn bệnh gây tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu ruột non). Bệnh loét tá tràng gặp nhiều gấp 4 lần loét dạ dày nhưng loét tá tràng thường là loét lành tính, còn loét dạ dày một số trường hợp diễn biến đến ác tính.
Viêm loét dạ dày do nguyên nhân nào gây ra?
Vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn Hp)
Vi khuẩn Hp được coi là nguyên nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày thường gặp. Chúng rất dễ lây lan qua các đường như ăn uống, dùng chung bát đũa, qua đường phân miệng, … nên việc điều trị hiện nay gặp nhiều khó khăn.
Vi khuẩn Hp là vi khuẩn kị khí Gram âm có thể sống tại niêm mạch dạ dày, tiết ra protein bám dính giúp chúng bám chặt vào các tế bào tiết nhầy ở hố lõm cũng như tiết ra men phân hủy protein men này làm phá hủy các tế bào niêm mạc dạ dày . Phần lớn các trường hợp có HP không có biểu hiện bất thường gì nhưng đôi khi nó gây ra dạng mô tổn thương từng mảng thường bắt đầu trong hang môn vị và sau đó lây sang phần còn lại của dạ dày và cuối cùng đến tá tràng. Theo thời gian tổn thương ăn mòn lâu hơn cuối cùng gây loét dạ dày tá tràng.
Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) và steroid
Loét dạ dày – tá tràng được ghi nhận là một biến chứng của việc sử dụng NSAID.
Tác dụng điều trị của NSAID gián tiếp thông qua ức chế sinh tổng hợp prostanoid. Điều này dẫn đến giảm tiết prostaglandin và tác dụng bảo vệ tế bào niêm mạc dạ dày, do đó niêm mạc dễ bị tổn thương hơn.
Tất cả NSAID đều có độc tính trên tiêu hóa ở các mức độ khác nhau.
Với những bệnh nhân có tiền sử hay đang bị viêm loét dạ dày tá tràng mà cần sử dụng NSAID hoặc Corticoid đặc biệt trong điều trị các bệnh cơ xương khớp thì cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
Yếu tố Stress
Căng thẳng, stress quá mức trong một thời gian dài làm tăng tiết acid dịch vị, dễ gây viêm loét dạ dày. Đặc biệt hay gặp ở những bệnh nhân đang điều trị những chứng bệnh nặng như: bỏng, shock, nhiễm khuẩn huyết nặng, đa chấn thương, sau phẫu thuật thở máy, chấn thương sọ não, nhiễm trùng huyết, viêm tụy cấp, suy gan, suy thận…
Chế độ ăn uống không hợp lý
- Có một chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học là cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày tái phát.
- Thói quen ăn uống không đúng giờ, ăn nhiều đồ chiên xào nhiều mỡ, thức ăn chua, cay nóng, uống nước có gas nhiều … đều có thể gây kích ứng hoặc tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Bia, rượu, thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến căn bệnh này.
- Một số nguyên nhân khác như: liên quan đến bệnh lý mạn tính hay suy tạng, bệnh tự miễn…
Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày
Triệu chứng của viêm loét dạ dày rất dễ dàng nhận biết, những bệnh nhân dù chưa bao giờ bị bệnh này cũng có những hiểu biết chung về các dấu hiệu của căn bệnh này. Một số dấu hiệu của bệnh thường gặp như sau:
Đau bụng vùng thượng vị: Đây là một trong những triệu chứng đầu tiên và thường gặp nhất. Đau rát bỏng thường lệch sang phải là triệu chứng sớm của bệnh. Triệu chứng đau này rất điển hình với cảm giác cồn cào hoặc nóng rát vùng thượng vị thường xuất hiện kể cả khi bệnh nhân đói hoặc no.
Ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị. Ợ chua trong thời kỳ tiến triển, nếu ăn một chút người bệnh sẽ thấy dễ chịu hơn.
Nôn, nấc, buồn nôn: Rối loạn tiết acid dịch vị dẫn đến cơ chế đóng mở cơ tâm vị cũng bị ảnh hưởng. Đồng thời quá trình tiêu hóa trong dạ dày bị gián đoạn dẫn đến thức ăn bị lưu trữ tại dạ dày lâu. Nôn ra thức ăn là biểu hiện thường gặp. Một số bệnh nhân còn có biểu hiện nấc cụt liên tục và thường xuyên.
Các triệu chứng không chuyên biệt khác bao gồm: cảm giác đầy bụng, ăn nhanh no, giảm cân đột ngột, Hơi thở có mùi hôi và có cảm giác đắng miệng, Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu:
Các phương pháp chẩn đoán xác định bệnh
Để xác định mình có bị viêm loét dạ dày hay không, bệnh nhân cần thực hiện một số xét nghiệm sau để khẳng định viêm loét dạ dày và tìm ra nguyên nhân chính xác.
Dựa vào triệu chứng
Bao gồm quá trình thăm khám, hỏi bệnh, bạn sẽ trả lời các câu hỏi của bác sĩ với những triệu chứng mà bạn đang gặp phải. Thông thường các trường hợp bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng đều có những triệu chứng đã nêu ở phần trên/
Xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp
Có nhiều cách để phát hiện sự có mặt của vi khuẩn Hp trong dạ dày bao gồm:
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm hơi thở
- Xét nghiệm phân
- Thông qua nội soi lấy mẫu bệnh phẩm
Dựa vào X Quang
Người bệnh sẽ được cho thuốc có tác dụng cản quang để khi chụp lên phim sẽ thấy được các vị trí của ổ loét. Phương pháp này hiện nay ít dùng, bởi nếu trong trường hợp dạ dày có ổ loét thủng, thuốc sẽ đi qua đó gây viêm phúc mạc ổ bụng.
Nội soi dạ dày
Đây được coi là xét nghiệm được ưu tiên ở bệnh nhân có triệu chứng báo động và là phương pháp cho kết quả có độ chính xác cao nhất. Bác sĩ sẽ tiến hành đưa ống nội soi vào dạ dày có gắn camera, tổn thương sẽ được nhìn rõ hơn, dễ tiên lượng bệnh hơn.
Sinh thiết tế bào (nếu cần)
Khi nội soi mà nhìn thấy tổn thương có những bất thường mà nghi ngờ bệnh viêm loét chuyển sang giai đoạn ung thư. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy 1 phần nhỏ tổ chức ổ loét để làm xét nghiệm giải phẫu bệnh. Sinh thiết thường phải sau 1 tuần mới có kết quả.
Biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày
Trong nhiều trường hợp bệnh viêm loét không được điều trị đúng cách hoặc không điều trị, về lâu dài có thể dẫn đến những biến chứng như:
Xuất huyết đường tiêu hoá trên do loét dạ dày – tá tràng
Triệu chứng: hội chứng thiếu máu, nôn máu tươi hoặc/và máu cục, đi ngoài phân đen. Trên hình ảnh nội soi đường tiêu hóa trên mô tả giai đoạn xuất huyết (theo phân loại Forrest). Các xét nghiệm cần làm: công thức máu, đông máu cơ bản, nội soi đường tiêu hoá trên cấp cứu, …
Thủng dạ dày – tá tràng
Dấu hiệu: đau bụng dữ dội, co cứng thành bụng.
Rò vào các tạng xung quanh (đường mật, ruột non, tụy, đại tràng, …)
Chẩn đoán: chụp CT có uống thuốc đối quang, nội soi.
Hẹp môn vị
Chẩn đoán: nôn ra thức ăn cũ, bụng óc ách buổi sáng, đau bụng nhiều, ăn không tiêu.
Nội soi: thấy hẹp môn vị hoặc tá tràng, máy nội soi qua khó khăn hoặc không thể qua được. Trong trường hợp nghi ngờ ung thư hoá: cần sinh thiết để làm mô bệnh học.
Điều Trị Bệnh Viêm Loét Dạ Dày
Hiện nay nhờ có sự ra đời của các nhóm thuốc như giảm tiết acid dạ dày, trung hòa dịch vị, tăng cường bảo vệ niêm mạc dạ dày, diệt vi khuẩn HP… mà việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày trở nên dễ dàng hơn. Với những bệnh nhân mới bị được phát hiện và điều trị sớm, thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý thì hoàn toàn có thể điều trị khỏi căn bệnh này.
Nguyên tắc điều trị
- Làm giảm acid – pepsin ở dịch vị bằng các thuốc ức chế bài tiết hoặc các thuốc trung hòa acid.
- Tăng cường các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng các thuốc tạo màng che phủ băng bó ổ loét, kích thích sự tái sinh của tế bào niêm mạc ở dạ dày.
- Diệt trừ HP bằng các thuốc kháng sinh hoặc một số thuốc khác như Metronidazol, bismuth…
- Điều trị hỗ trợ, nâng đỡ sức khỏe bệnh nhân theo quan điểm điều trị toàn diện.
Điều trị dùng thuốc
Theo phác đồ điều trị viêm loét dạ dày của Bộ Y Tế, hiện nay có rất nhiều nhóm thuốc được dùng trong điều trị viêm loét dạ dày. Tuy vào tình trạng, mức độ bệnh của mỗi người mà việc sử dụng phác đồ điều trị là khác nhau.
Đặc biệt, bệnh nhân không được tự ý mua thuốc phối hợp điều trị dễ gây kháng thuốc và nguy hiểm khôn lường.
Lựa chọn các nhóm thuốc sau:
Nhóm thuốc kháng acid: Có tác dụng làm trung hòa acid dịch vị, làm giảm nhanh triệu chứng
Một số thuốc thường dùng: Actapulgite, Maalox,…
Nhóm kháng thụ thể H2 (Anti H2): Thuốc tranh chấp với histamin dẫn đến ức chế thụ thể H2 ở tế bào thành dạ dày, thuốc làm giảm cả bài tiết dịch vị cơ bản và dịch vị kích thích.
Một số thuốc thường dùng: Ranitidin, Cimetidin…
Nhóm ức chế bơm Proton (PPI): Do ức chế enzym K+/H+ – ATPase nên chúng có tác dụng giảm tiết acid dịch vị tốt nhất.
Một số thuốc thường dùng: Esomeprazole, Omeprazole, Rabeprazole, Pantoprazole…
Thuốc tăng cường hệ thống bảo vệ niêm mạc: Thuốc có tác dụng nhanh (tạo lớp nhầy bọc niêm mạc), kích thích sự bài tiết Prostaglandin nội sinh tại niêm mạc dạ dày, tăng bài tiết chất nhầy và bicarbonat.
Một số thuốc thường dùng: Sucralfate, Bismuth…
Các kháng sinh tiêu diệt H.pylori: Thuốc có tác dụng ức chế tổng hợp protein hoặc làm rối loạn quá trình tổng hợp acid nucleic của vi khuẩn
Một số thuốc thường dùng: Amoxicillin, Metronidazol/tinidazol, Clarithromycin, Levofloxacin.
Thuốc tác động vào hệ thần kinh trung ương và thần kinh thực vật: Thuốc giúp làm giảm co thắt, giảm đau, an thần.
Một số thuốc thường dùng: Sulpirid, Diazepam…
Tùy vào mức độ bệnh, diễn biến bệnh và có nhiễm vi khuẩn HP hay không mà các bác sĩ sẽ có phác đồ chẩn đoán và điều trị cụ thể cho từng trường hợp bệnh nhân. Cần tuân thủ đúng hướng dẫn cũng như đơn thuốc của bác sĩ để quá trình điều trị đạt hiệu quả tối ưu.
Điều trị không dùng thuốc
Ngoài việc cần tuân thủ phác đồ điều trị viêm loét dạ dày mà bác sĩ chỉ định thì chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định hiệu quả điều trị và khả năng tái phát của căn bệnh này. Vì vậy bệnh nhân cần thực hiện tốt các lưu ý sau:
Trong ăn uống:
- Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ hằng ngày; đủ chất, tăng cường ăn rau củ quả tươi, Hạn chế đồ chiên xào, nhiều mỡ, đồ ăn nhanh
- Ưu tiên những thực phẩm dễ tiêu hóa, có nguồn gốc từ thực vật;
- Không dùng chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cafein, hạn chế thực phẩm có cồn và gas;
- Nấu kỹ thực phẩm trước khi ăn;
- Nên ăn thức ăn mềm và có nước; tránh những thực phẩm quá cứng và quá khô;
- Nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt; Ăn đúng bữa, tránh để bụng quá no hoặc quá đói. Hạn chế ăn khuya.
- Nên ngồi nghỉ ngơi sau khi ăn no, trong khoảng 1 giờ đồng hồ sau khi ăn tránh vận động mạnh; tập thể thao.
- Uống đủ nước;
Trong sinh hoạt:
- Tránh để tâm trạng căng thẳng quá mức
- Ngủ đủ giấc và không thức quá khuya
Điều trị ngoại khoa
Với sự tiến bộ của thuốc điều trị, tỷ lệ làm lành viêm loét cao, chính vì vậy điều trị viêm loét dạ dày bằng phương pháp nội khoa là chủ yếu, chỉ điều trị ngoại khoa khi có biến chứng hoặc nghi ngờ ác tính.
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng dưới góc nhìn của chuyên gia
Lời kết
Qua bài viết trên chắc các bạn đã giải đáp được hết mọi băn khoăn về nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị bệnh viêm loét dạ dày thường gặp phải. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh và có những biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả bạn nhé. Chúc bạn sức khỏe!
Tài liệu tham khảo:
Câu hỏi thường gặp
- Giá bán của Bình Vị Thái Minh:
Hộp 20 viên: 170.000 VNĐ. Mua 4 hộp 20 viên sẽ có giá 170.000 x 4 hộp = 680.000 VNĐ. - Lọ 80 viên: 595.000 VNĐ
Như vậy, chi phí tiết kiệm được là 680.000 – 595.000 = 85.000 VNĐ.
- Với liều sử dụng 4 viên/ngày thì:
1 hộp 20 viên dùng được trong 5 ngày. - 1 lọ 80 viên dùng được trong 20 ngày
Thông thường sau 3 tuần sử dụng, Quý khách đã có thể thấy các triệu chứng được cải thiện. Tuy nhiên tùy vào tình trạng bệnh, thời gian mắc lâu hay mới của từng người mà mức độ cải thiện có thể khác nhau.
Vì sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược nên quá trình phát huy tác dụng sẽ lâu hơn, tuy nhiên hiệu quả mang lại rất bền vững. Thêm nữa, các bệnh lý dạ dày rất dễ tái phát nên người bệnh nên dùng đủ liệu trình 3-6 tháng để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái đi tái lại.
Bình Vị Thái Minh đã được Đại học Y Hà Nội nghiên cứu và chứng minh hiệu quả, giúp:
- Giảm 91.8% trào ngược dạ dày thực quản
- Cải thiện chỉ số loét và diện tích ổ loét ở niêm mạc dạ dày
- Giảm đau dạ dày hiệu quả
Đặc biệt, tháng 2/2022, Bệnh viện Quân Y 103 và Học viện Quân Y nghiên cứu đánh giá hiệu quả cho thấy Bình Vị Thái Minh có tác dụng:
Ức chế rõ ràng sự phát triển của vi khuẩn HP trong dạ dày (Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây nên viêm loét, đau dạ dày và làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày)
Bình Vị Thái Minh được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên nên rất an toàn và lành tính.
Vì nguồn gốc thảo dược nên quý khách có thể sử dụng Bình Vị Thái Minh cùng các thuốc khác. Quý khách nên uống cách thuốc tây khoảng 30 phút – 1 tiếng để đảm bảo hiệu quả điều trị.
Bình Vị Thái Minh đang có chương trình tích điểm Mua 6 tặng 1.
Trên mỗi hộp /lọ Bình Vị Thái Minh đều có 1 tem tích điểm.
- 1 hộp 20 viên tích được 1 điểm
- 1 lọ 80 viên tích được 4 điểm
Khi mua sản phẩm về, Quý khách nhớ cào tem, nhận mã số và tích điểm theo hướng dẫn. Khi tích được 6 điểm thì Quý khách sẽ được gửi tặng miễn phí 1 hộp Bình Vị Thái Minh 20 viên trị giá 170.000đ. Số điểm còn dư sẽ được tính sang lần tiếp theo. Phần quà này sẽ được gửi về tận nhà mà Quý khách không mất thêm bất cứ chi phí nào.
Bình Vị Thái Minh đã được bán tại hơn 20.000 nhà thuốc trên toàn quốc. Để tìm nhà thuốc gần nhất bán sản phẩm, quý khách BẤM VÀO ĐÂY
Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà TẠI ĐÂY
Quý khách cũng có thể liên hệ đến tổng đài miễn cước 1800.6397 để đặt hàng và được các dược sĩ tư vấn cụ thể
Ngày 5/10/2019, Nhà máy Công nghệ cao Thái Minh đã chính thức đi vào hoạt động. Đây là một trong
Ngày 5/10/2019, Nhà máy Công nghệ cao Thái Minh đã