Xuất huyết dạ dày là một trong những biến chứng đặc biệt nghiêm trọng của bệnh viêm loét dạ dày nặng. Theo thống kê xuất huyết dạ dày do viêm loét dạ dày chiếm 40-50% trong các loại xuất huyết đường tiêu hóa. Tuy có nhiều loại thuốc điều trị nhưng nó vẫn là một trong những biến chứng nặng nề với tỉ lệ tử vong khoảng 5-10. Mục lụcThế nào là xuất huyết dạ dày? Vị trí xuất huyết dạ dàyNhững trường hợp dễ bị xuất huyết dạ dàyTriệu chứng của xuất huyết dạ dày do viêm loét dạ dày nặngTriệu chứng cơ năngTriệu chứng toàn thânTriệu chứng thực thểTriệu chứng các tổn thương gây xuất huyết do viêm loét dạ dàyQuy trình sơ cứuQuy trình cấp cứu:Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân bị xuất huyết dạ dàyChế độ dinh dưỡngChế độ sinh hoạt:Bình vị Thái Minh- Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tái phát Thế nào là xuất huyết dạ dày? Xuất huyết dạ dày là tình trạng khi lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng, vết viêm loét dạ dày ăn sâu tới mạch máu và khi đó xảy ra tình trạng chảy máu bên trong lòng mạch. Chính vì vậy, những người có bệnh lý về đường tiêu hóa không được điều trị kịp thời, thương tổn xảy ra nặng sẽ có nguy cơ dẫn tới xuất huyết dạ dày rất cao. Vị trí xuất huyết dạ dày Trường hợp chảy máu dạ dày thường xuất hiện ở một số vị trí dưới đây: Xuất huyết từ vị trí niêm mạc dạ dày: Sở dĩ tình trạng xuất huyết từ niêm mạc dạ dày là do viêm cấp tính hoặc do ảnh hưởng của các loại thuốc kháng viêm non-steroid, cortiroid gây loét trợt. Tình trạng chảy máu từ niêm mạc dạ dày có thể xuất hiện tại một số điểm hoặc chảy máu toàn bộ niêm mạc dạ dày. Vị trí vết loét dạ dày: Vết loét dạ dày thường xảy ra tại bờ cong nhỏ dạ dày, mặt sau của dạ dày và vùng tâm vị. Theo thống kê có khoảng 10-15% các trường hợp bị viêm loét dạ dày có xảy ra biến chứng xuất huyết dạ dày. Nguyên nhân gây ra tình trạng xuất huyết bởi các ổ viêm loét bị xơ chai và ăn thủng vào các tổ chức xung quanh vị trí vết loét và các mạch máu dạ dày gây chảy máu dạ dày. Vị trí loét tá tràng: Vị trí vết loét thường xảy ra tại hành tá tràng. Vị trí các vết loét thường ở mặt trước, mặt sau và bờ trên. Nhiều ổ loét xơ chai khiến hành tá tràng bị biến dạng và các ổ loét ăn sâu vào tá tràng gây tình trạng chảy máu. Thống kê cho thấy có đến 25% các trường hợp viêm loét tá tràng có biến chứng chảy máu. Những trường hợp dễ bị xuất huyết dạ dày Những người có thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn những thực phẩm không đảm bảo sức khỏe, những thực phẩm nhiễm khuẩn… Thói quen sinh hoạt không giờ giấc: Thức đêm, ngủ không đủ giấc Stress, căng thẳng thần kinh kéo dài Lạm dụng bia rượu và thói quen hút thuốc lá Sử dụng kháng sinh vô tội vạ Những người có bệnh lý: Viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày…không được điều trị kịp thời dễ dẫn tới biến chứng nguy hiểm là xuất huyết dạ dày Triệu chứng của xuất huyết dạ dày do viêm loét dạ dày nặng Triệu chứng cơ năng Đau bụng vùng thượng vị: Người bệnh có cơn đau xuất hiện đột ngột, bình thường cơn đau thường âm ỉ, đau nóng rát ở vùng trên rốn, dần dần cơn đau sẽ lan tỏa khắp ổ bụng, nếu dùng tay ấn sẽ thấy phần đau căng cứng. Ngoài ra triệu chứng đau bụng có thể xuất hiện vài ngày trước khi chảy máu. Buồn nôn, nôn ra máu: Triệu chứng nôn ra máu xuất hiện bởi người bệnh thường có cảm giác đầy bụng, khó tiêu, kèm theo đó là có cảm giác miệng có mùi tanh lợm rất khó chịu. Người bệnh nôn ra máu có thể kèm theo cả thức ăn. Trường hợp nôn ra máu tươi dữ dội thường nguyên nhân thường do viêm loét dạ dày. Nếu người bệnh nôn ra máu có màu đen thường là do loét hành tá tràng. Đi ngoài ra phân có màu đen: Để ý kĩ sẽ thấy người bệnh đi ngoài ra phân đen có màu nâu sẫm hoặc lẫn máu bên trong như màu bã cà phê. Phân có mùi thối, khắm rất khó chịu và có dạng sền sệ. Nếu tình trạng xuất huyết dạ dày mức độ nặng người bệnh sẽ có triệu chứng đi ngoài có máu tươi và phân loãng. Triệu chứng đi ngoài phân đen thường xuất hiện sau khi bệnh nhân có dấu hiệu nôn ra máu. Triệu chứng toàn thân Quan sát bên ngoài, người bệnh xuất huyết dày sẽ có dấu hiệu: Da tái xanh, tái nhợt, sắc mặt kém, hay vã mồ hôi hột, tay chân lạnh, ù tai, khát nước Mạch đập nhanh > 90 nhịp/ phút Nếu người bệnh nôn ra máu, mất máu quá nhiều sẽ dễ xuất hiện dấu hiệu: Huyết áp động mạch giảm mạnh, có thể xuống dưới 80mmHg, mất tỉnh táo, ngất xỉu Nếu người bệnh bị chảy máu từ từ hoặc chảy máu ít thì các triệu chứng sốc do mất máu sẽ nhẹ hoặc không có. Triệu chứng thực thể Xuất huyết dạ dày do viêm loét dạ dày nặng có thể cảm thấy đau tức bụng vùng rốn Không sờ thấy khối u cục, gan to, lá lách to Khi thăm khám trực tràng có thấy phân đen, không có máu tươi, máu cục. Triệu chứng các tổn thương gây xuất huyết do viêm loét dạ dày Một số tổn thương gây ra tình trạng xuất huyết dạ dày được biểu hiện dưới các tình trạng dưới đây: Vết ổ loét ăn thủng vào mạch máu: Đây là những ổ loét nằm gần những động mạch lớn của dạ dày – tá tràng như: Vết loét ở bờ cong nhỏ, mặt sau dạ dày, là những nơi gần động mạch môn vị, động mạch lách …., ổ loét ở bờ trên, bờ dưới, và mặt sau hành tá tràng gần động mạch vị – tá tràng …., những ổ loét này khi có biến chứng xuất huyết thường xảy ra dữ dội hơn, khi cấp cứu nội soi có thể thể thấy mạch máu đang chảy thành tia. Xuất huyết ở mép ổ loét: Nguyên nhân do viêm loét tiến triển nặng dẫn tới phần mép của niêm mạc của ổ loét viêm rỉ xung nề rỉ máu, chúng thường rỉ máu ít nhưng dai dẳng. Tuy nhiên khi nội soi có thể thấy bờ ổ loét sưng nề đổ sẫm và rỉ máu. Xuất huyết từ những mạch máu của đáy ổ loét: Nguyên nhân của xuất huyết từ mạch máu ở đáy ổ viêm loét là do vết viêm loét ăn sâu vào thành dạ dày hoặc tá tràng làm tổn thương các mạch máu, xuất huyết ở những tổn thương này không dữ dội nhưng chúng hay tái phát. Ngoài ra nếu nội soi có thể thấy vết ổ loét đã ngừng chảy máu và thấy đoạn đầu của mạch máu nhô lên. Quy trình sơ cứu Việc đầu tiên khi gặp người bệnh bị xuất huyết dạ dày do viêm loét dạ dày nặng, bạn cần phải sơ cứu- xử lý tại ngỗ ngay lập tức. Đây là bước cực kì quan trọng bởi chúng có tác dụng chống mất máu và giúp người bệnh tăng khả năng sống sót cao. Để sơ cứu hiệu quả, bạn nên thực hiện tuần tự các bước dưới đây: Bước 1: Đặt bệnh nhân nằm cố định trên giường Đặt bệnh nhân nằm ngửa cố định trên giường bởi nếu vận động, di chuyển chỉ khiến bệnh nhân chảy máu nhiều hơn. Lấy gối kê cao hai chân lên, sao cho cao hơn phần trên thân người. Tư thế kê chân này có tác dụng kích thích tuần hoàn máu diễn ra bên trong cơ thể, đồng thời giảm áp lực lên đại tràng và ngăn ngừa hiện tượng tiêu chảy. Khi bệnh nhân nằm yên cố định theo tư thế như vậy khoảng chừng 30 phút là tình trạng chyar máu sẽ thuyên giảm. Ngoài ra, không gian nằm nghỉ của bệnh nhân nên thông khí, tránh ồn ào, tránh gió lùa, nếu có thể lấy 1 chăn mỏng đắp ngang người bệnh nhân để giữ ấm cơ thể. Bước 2: Cầm máu tạm thời Có 2 cách để cầm máu tạm thời đó là dùng thuốc và dùng mẹo mà bệnh nhân cần áp dụng. Nhất là với những người xuất huyết dạ dày nặng mà không được cầm máu ngay lúc đó sẽ dẫn tới sốc và nguy hiểm đến tính mạng. 1.Dùng thuốc Một số loại thuốc tây có công dụng cầm máu thường được áp dụng khi bị xuất huyết dạ dày như: Thuốc Posthypophyse : Là thuốc dạng bột, nó có tác dụng làm co mạch trung ương, làm giãn mạch ngoại vi và giảm áp lực tĩnh mạch gánh. Vitamin K dạng ống 5ml: mang lại hiệu quả cầm máu trên 24 giờ nên được ưu tiên sử dụng cho người bị xuất huyết tiêu hóa nặng Thuốc Hemocaprol dạng dung dịch lỏng: Thuốc này cũng được sử dụng để cầm máu tại chỗ, nó có thể dùng theo nhiều cách khác nhau như tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc uống 2. Dùng mẹo dân gian: Dùng nước muối loãng Trong trường hợp không có sẵn các loại thuốc cầm máu trong nhà cũng như xa nhà thuốc, việc mua thuốc không thuận lợi mất thời gian, bạn có thể sử dụng nước muối loãng rất hiệu quả và dễ làm. Ngoài ra, nước muối loãng còn giúp bổ sung thêm nước và chất điện giải cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng theo cách đơn giản sau đây: 1 cốc nước 100ml, bỏ 6gr muối ăn, dùng thìa khuấy đều lên cho tan hết Dùng thìa đút nước muối pha cho bệnh nhân uống từng ngụm nhỏ cho đến khi hết là được. Bước 3: Chuyển bệnh nhân tới viện càng sớm càng tốt Khi đã tiến hành bước cầm máu tạm thời, việc cuối cùng cần làm là nên chuyển bệnh nhân đến bệnh viện chuyên khoa gần nhất càng sớm càng tốt. Mặc tình trạng xuất huyết dạ dày không quá nặng cũng tuyệt đối không nên chủ quan mà điều trị cho bệnh nhân tại nhà, việc sơ cứu chỉ là tạm thời. Bệnh nhân cần được đưa đến trung tâm y tế để được bác sĩ chuyên khoa xử lý đúng cách. Quy trình cấp cứu: Sau khi bệnh nhân được đưa đến bệnh viện, các bác sĩ sẽ tiến hành cấp cứu chuyên khoa thông qua nhiều bước giúp cầm máu và chống sốc. Dưới đây là quy trình một số bước cấp cứu cụ thể bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn: Bước 1: Hồi sức cho người bệnh Đầu tiên khi được đưa đến bệnh viện, các bác sĩ y tá sẽ tiến hành hồi sức tích cực cho bệnh nhân: Cho người bệnh nằm ngửa trên giường bệnh, đặt đầu thấp hơn chân Tiến hành trợ thở và đặt ống nội khí quản hoặc dùng máy thở oxy mũi. Bước này để tránh tình huống sáu là máu tràn vào phổi làm sặc phổi Đặt 2 đường truyền tĩnh mạch Đặt sonde tiểu để theo dõi nước tiểu Đặt sonde dạ dày và rửa sạch dạ dày để làm sạch máu bên trong Lấy máu xét nghiệm Bước 2: Truyền dịch chống sốc Với những bệnh nhân mất máu nhiều bác sĩ sẽ yêu cầu truyền dịch chống sốc. Bác sĩ sẽ truyền vào tĩnh mạch người bệnh một trong các dung dịch dưới đây: NaCl 0.9% Keo Heamaccel hoặc Gelafundin Dung dịch bù nước Chất điện giải Ringer lactat Ngoài ra vẫn phải tiếp tục theo dõi tốc độ truyền và phản ứng, phản xạ của bệnh nhân. Bước 3: Truyền máu Với những trường hợp xuất huyết nặng, mất máu nhiều sẽ được chỉ định truyền máu với nhóm máu tương ứng. Bệnh nhân sẽ được truyền máu liên tục cho đến khi lượng huyết động rơi vào mức ổn định với chỉ số Ht > 25% ổn định huyết động Với những bệnh nhân cao tuổi hoặc gặp vấn đề mặc vành thì yêu cầu chỉ số Ht phải lớn hơn 30%. Những trường hợp bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày có mắc chứng rối loạn đông máu, bác sĩ sẽ chỉ định truyền thêm huyết tương tươi đông lạnh với tỷ lệ phức hệ Prothrombin < 30%. Bước 4: Điều trị cầm máu Đa số sau khi thực hiện áp dụng các bước như trên, vết loét trong dạ dày của bệnh nhân sẽ tự động cầm máu. Tuy nhiên số ít trường hợp bệnh nhân không thể tự cầm máu được và cần áp dụng những biện pháp can thiệp của y khoa dưới đây: Sử dụng biện pháp truyền thuốc ức chế sản sinh dịch vị axit dạ dày: Omeprazole, Ranitidine,… Can thiệp nội soi kết hợp với sử dụng thuốc co mạch tại chỗ hoặc chất gây xơ Với những trường hợp vẫn chảy máu ồ ạt, khó cầm máu bằng phương pháp nội khoa sẽ được chỉ định tiến hành phẫu thuật ngoại khoa Sử dụng thuốc rửa dạ dày kết hợp với truyền nước lạnh 5 độ C thông qua ống sonce. Phẫu thuật ngoại khoa với những trường hợp khó cầm máu, chảy máu ồ ạt. Tham khảo: Tổng hợp các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày Để giúp việc điều trị đạt kết quả nhanh, và ngăn ngừa tình trạng xuất huyết dạ dày do viêm loét dạ dày nặng, người bệnh nên chú ý một số lưu ý dưới đây: Chế độ dinh dưỡng Nên: Điều chỉnh chế độ ăn, khẩu phần ăn để bệnh nhân đầy đủ dinh dưỡng mau lành bệnh bằng cách tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giảm tiết dịch vị dạ dày: bánh mì, mật ong, bánh quy… Bổ sung các loại rau củ non nhiều vitamin cho cơ thể, cung cấp các khoáng chất ít xơ Nên ăn những loại thức ăn mềm, lỏng dễ tiêu hóa như cháo, súp hay sữa. Những ngày sau đó, tùy theo tốc độ hồi phục sức khỏe mà tăng dần độ đặc của thức ăn và dần dần có thể chuyển qua ăn cơm nhão. Bổ sung thêm thịt bò, thịt nạc lợn để tăng thêm năng lượng nhưng nên bằm nhuyễn và hầm nhừ cùng với cháo để bệnh nhân dễ tiêu hóa, giảm gánh nặng cho dạ dày. nên bổ sung thêm nước trái cây hoặc uống sinh tố, ăn trái cây tươi không chua để bổ sung vitamin và khoáng chất giúp cải thiện sức đề kháng, đẩy nhanh tốc độ phục hồi sức khỏe. Ưu tiên các loại thức ăn được chế biến dnagj hấp, luộc, nấu nhừ dễ tiêu hóa . Có chế độ ăn nhiều bữa trong ngày, không ăn quá no, quá đói bởi nếu ăn quá no dạ dày đang bị tổn thương nghiêm trọng nên không thể tiếp nhận được một lượng lớn thức ăn nạp vào như thông thường. Không nên: Hạn chế các loại thực phẩm được chế biến sẵn như lạp xưởng, xúc xích…nhiều chất bảo quản và chứa nhiều dầu mỡ bởi chúng gây tình trạng khó tiêu. Tránh xa các loại đồ uống có cồn, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…. vì chúng sẽ làm cho tình trạng bệnh nặng thêm. Không sử dụng đồ ăn cay, nóng, các loại trái cây có chứa nhiều acid như cam, chanh, xoài… Hạn chế các thực phẩm giàu chất xơ khi chế biến thức ăn cho người bệnh. Lý do bởi khi vào dạ dày, quá nhiều chất xơ sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị cọ sát dẫn đến đau bụng, khó tiêu và chảy máu nhiều hơn. Tránh thêm nhiều dầu mỡ vào trong món ăn. Tránh để bệnh nhân ăn đồ thô cứng làm ảnh hưởng đến tiến trình hồi phục của tổn thương, nghiêm trọng hơn nó có thể làm dạ dày chảy máu trở lại. Không cho bệnh nhân ăn thức ăn quá nóng ( trên 60 độ ) hoặc quá lạnh ( dưới 5 độ ) khiến các cơ trơn trong dạ dày bị kích thích và co bóp nhiều, từ đó ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị. Chế độ sinh hoạt: Thực hiện chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống ngủ nghỉ thật khoa học và hợp lý: Ngủ đủ giờ giấc, tránh thức khuya Nên có thói quen thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe để tăng cường đề kháng cho cơ thể Ngoài ra nên chú ý đi khám lại thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ để năm rõ tình trạng sức khỏe. Đọc thêm thông tin: Viêm loét dạ dày ăn gì? Kiêng gì? Thực đơn cho người bị viêm loét dạ dày. Đảm bảo không gian nghỉ ngơi của người bệnh phải được yên tĩnh, thoáng mát, tránh nơi có gió lùa. Không để bệnh nhân nằm gối đầu. Theo dõi thường xuyên nhiệt độ cơ thể, huyết áp, mạch đập, tình trạng nôn ói hay đau bụng của người bệnh. Nếu có dấu hiệu nào bất thường cần thông báo cho bác sĩ ngay cho bác sĩ hoặc điều dưỡng biết. Người nhà cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian dùng thuốc và chế độ ăn uống cho người bệnh. Tránh cho bệnh nhân ăn khi dạ dày vẫn còn đang chảy máu mặc dù người bệnh còn duy trì được sự tỉnh táo Bình vị Thái Minh- Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tái phát Bệnh viêm loét dạ dày nặng nếu không được điều trị đúng, kịp thời và có chế đọ biện pháp phòng ngừa bệnh rất dễ tái phát và có biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày. Chính vì vậy để hỗ trợ, điều trị vfa phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày tái phát các nhà khoa học đã cho ra đời thực phẩm bảo vệ sức khỏe mang tên: Bình vị Thái Minh được các chuyên gia đánh giá cao về tác dụng vượt trội. Bình vị Thái Minh được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên tốt cho dạ dày vì vậy sản phẩm mang lại sự tâm tuyệt đối cho người dùng cùng công dụng điều trị chuyên sâu bệnh về: Giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng. Tung hòa acid dịch vị và làm lành vết loét. Giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc. Chống dị ứng, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày Nên dùng liên tục theo liệu trình 2 tháng, khi cải thiện tốt có thể giảm xuống liều duy trì 2 viên/ 1 ngày Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như các bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0386034656 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất. Chia sẻ
Viêm loét dạ dày
Hướng dẫn xử trí viêm dạ dày cấp tính
Viêm dạ dày cấp là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị viêm, trầy xước, xung huyết hoặc trợt lở. Tình trạng này thường khởi phát đột ngột gây cho bệnh nhân những cơn đau bụng âm ỉ, nôn ói, ợ hơi mất nước, mệt mỏi, chán ăn. Mặc dù viêm dạ dày cấp thường mất đi nhanh và không để lại di chứng, nhưng bệnh nhân cũng cần phải có biện pháp điều trị kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày nặng. Mục lụcViêm dạ dày cấp tính là gì?Nguyên nhân gây bệnhDo chế độ ăn uốngNhiễm khuẩn Hp (Helicobacter pylori)Các thuốc giảm đauViêm dạ dày tự miễnTuổi caoTâm trạng căng thẳng (stress)Triệu chứng của bệnh viêm dạ dày cấpHướng dẫn xử lý viêm dạ dày cấp tính hiệu quảNhững điều bạn nên làm ngayLoại thuốc cho viêm dạ dày cấpĐiều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạtChuyên gia hướng dẫn xử trí khi bị viêm dạ dày cấp Viêm dạ dày cấp tính là gì? Viêm dạ dày cấp tính là tình trạng bệnh có phản ứng viêm chỉ hạn chế ở niêm mạc dạ dày, diễn ra cấp tính, đột ngột gây đau vùng thượng vị hoặc một số triệu chứng đường tiêu hóa khác. Nguyên nhân gây bệnh Tất cả những yếu tố làm phá vỡ đi sự cân bằng của yếu tố bảo vệ dạ dày (niêm mạc dạ dày, chất nhầy…) và yếu tố gây loét dạ dày (pepsin, acid clohyric, vi khuẩn Hp,…) sẽ dẫn đến viêm dạ dày cấp. Một số nguyên nhân cho viêm dạ dày cấp tính có thể kể đến là: Do chế độ ăn uống Chế độ ăn uống kém lành mạnh là nguyên nhân hàng đầu gây viêm dạ dày cấp tính. Khi ăn quá nhiều thức ăn cay nóng, thức ăn quá chua, uống quá nhiều chất kích thích như rượu, bia, cafe, hút thuốc lá sẽ làm suy yếu lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày, các dịch acid do dạ dày tiết ra sẽ dễ dàng làm tổn thương niêm mạ dạ dày hơn. Nhiễm khuẩn Hp (Helicobacter pylori) Vi khuẩn HP là loại xoắn khuẩn Gram âm tồn tại trong môi trường có độ acid cao như dạ dày, chúng có khả năng tiết ra một loại men làm phá hủy lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Khi lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc bị mài mòn, acid dạ dày sẽ tiếp cận niêm mạc dạ dày gây da viêm loét. Các thuốc giảm đau Một số thuốc như các thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm thuộc nhóm NSAIDs, các kháng sinh, corticoid… làm tăng tiết acid hoặc làm giảm sản xuất chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện cho acid tấn công vào lớp niêm mạc gây viêm và xung huyết. Viêm dạ dày tự miễn Do chính cơ thể bạn tấn công vào các tế bào của niêm mạc dạ dày, làm hư hại lớp chất nhầy bảo vệ cho dạ dày bạn. Viêm dạ dày tự miễn hay gặp hơn ở những người bị các bệnh tự miễn khác, kể cả bệnh Hashimoto (là một bệnh tự miễn của tuyến giáp) và bệnh đái tháo đường typ 1. Các bệnh khác: Ví dụ như Urê máu cao, HIV/ AIDS, bệnh Crohn và các nhiễm ký sinh trùng. Tuổi cao Người lớn tuổi có nguy cơ cao của viêm dạ dày vì niêm mạc dạ dày mỏng dần theo tuổi và tỷ lệ nhiễm H.pylori hoặc mắc các bệnh tự miễn cũng cao hơn so với người trẻ. Tâm trạng căng thẳng (stress) Do chịu phẫu thuật lớn, chấn thương, bỏng hay nhiễm khuẩn nặng (bệnh cúm, sởi, thương hàn, viêm ruột Crohn…) có thể gây ra viêm dạ dày cấp. Ngoài ra còn có thể stress do căng thẳng tâm lý, áp lực công việc trong thời đại ngày nay quá nhiều khiến dạ dày tăng tiết acid dẫn đến mất cân bằng yếu tố bảo vệ và yếu tố phá hủy. Triệu chứng của bệnh viêm dạ dày cấp Bệnh viêm dạ dày cấp tính dễ nhận biết vì các triệu chứng khá điển hình. Các triệu chứng diễn ra nhanh, rầm rộ, liên tục với cường độ cao, bao gồm: Đau vùng thượng vị: là triệu chứng đầu tiên và điển hình nhất của viêm loét dạ dày cấp tính. Cơn đau thường quặn từng cơn, đau dữ dội, kèm theo nóng rát, khởi phát sau khi bữa ăn một vài tiếng, vận động mạnh hoặc bùng phát lúc nửa đêm. Đau nhức, nóng rát vùng thượng vị là dấu hiệu của viêm dạ dày cấp Buồn nôn hoặc nôn: ăn xong nôn ngay, thường nôn xong đỡ đau bụng. Nôn ra hết thức ăn sẽ nôn ra dịch chua, có khi nôn ra cả máu, kèm theo tiêu chảy…Khiến bệnh nhân mệt mỏi, mất nước Có thể kèm theo ợ hơi hoặc ợ chua, đắng miệng, đầy bụng khó tiêu. Chán ăn, ăn không ngon miệng, có thể gầy đi chút ít hoặc cân nặng vẫn bình thường. Ngoài ra nếu diễn tiến bệnh kéo dài lâu ngày không điều trị, bệnh có thể xuất hiện triệu chứng nôn ói ra máu hoặc đi tiêu phân đen, do thuộc dạng loét trợt chảy máu hay đi kèm với loét thực sự chảy máu của dạ dày. Khi các triệu chứng nói trên kéo dài một tuần lễ hay lâu hơn thì phải đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân. Khi có biểu hiện của xuất huyết đường tiêu hóa (ví dụ như nôn ra máu hay đi tiêu phân đen) thì phải đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay để có hướng điều trị thích hợp nhất. Hướng dẫn xử lý viêm dạ dày cấp tính hiệu quả Một số cách dưới đây sẽ giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của viêm dạ dày cấp Những điều bạn nên làm ngay Khi có các dấu hiệu cấp tính của viêm dạ dày, điều bạn có thể tự làm ngay tại nhà giúp làm giảm bớt triệu chứng khó chịu như: Dừng ăn khi có dấu hiệu viêm dạ dày cấp. Uống nhiều nước sau khi nôn ói hay tiêu chảy nhiều. Có thể uống nước Oresol, nước cháo muối nhằm bổ sung nước và điện giải cần thiết. Sau đó, nên nằm nghỉ ngơi để giảm hoạt động co bóp của dạ dày, cải thiện cơn đau thượng vị và cảm giác buồn nôn Ngừng các thuốc bạn đang sử dụng mà có khả năng gây ra viêm loét dạ dày, ngừng uống rượu bia… Đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện nếu các triệu chứng không thuyên giảm. Loại thuốc cho viêm dạ dày cấp Nếu triệu chứng khó chịu vẫn còn, bạn nên đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị triệt để. Một số loại thuốc các bác sĩ có thể cho bạn sử dụng là thuốc giảm tiết acid dịch vị dạ dày, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày hoặc thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn HP nến có. Thuốc ức chế bơm proton: Các nhóm thuốc ức chế bơm proton sẽ giúp ngăn chặn tình trạng dư thừa acid dạ dày thông qua tác dụng làm giảm tiết acid dạ dày. Ví dụ: Omeprazole, esomeprazole, … Thuốc trung hòa acid (Antacid): Đây là các loại thuốc có tính bazơ nhẹ, có khả năng tạo tủa dạng gel và trung hòa acid khi tiếp xúc với acid trong dạ dày. Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị như Magie hydroxyd và Nhôm hydroxyd. Ví dụ: Phospholugel, Yumagel,… Thuốc ức chế thụ thể Histamin H2: Thụ thể Histamin được phân thành H1, H2, H3, trong đó H2 được biết đến với cơ chế hoạt động tại dạ dày, làm tăng acid dạ dày. Thuốc kháng Histamin H2 hoạt động bằng cách tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất acid dạ dày và kìm hãm chúng lại, qua đó giúp nồng độ acid dạ dày được trung hòa dần. Ví dụ: Cimetidine, Ranitidine,… Thuốc bảo vệ niêm mạc: Nhóm thuốc này có tác dụng tăng cường hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày, kích thích sự phát triển của lớp biểu mô bề mặt của dạ dày, kích thích tiết chất nhầy, làm tăng tưới máu cho lớp niêm mạc.Ví dụ: Misoprostol, Bismuth, Sucralfate,… Thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn HP :Đối với viêm dạ dày cấp đã biết nguyên nhân do vi khuẩn Hp gây ra thì bạn có thể được kê thêm kháng sinh như: Amocixillin, clarithromycin…Đồng thời, bạn cũng dừng sử dụng các thuốc giảm đau nhóm NSAIDs. Ngoài việc tích cực dùng thuốc đúng liều, đúng nguyên tắc theo chỉ định của bác sĩ, việc phối hợp giữa việc điều trị không dùng thuốc cũng có tác dụng đáng kể trong điều trị bệnh viêm dạ dày cấp. Điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt Dạ dày có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài việc dự trữ thức ăn đưa vào từ miệng để tiêu hóa dần, dạ dày còn là cơ quan nghiền nhuyễn, nhào trộn thức ăn với men tiêu hóa tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa tiếp theo và hấp thu các chất dinh dưỡng ở ruột non. Vì thế, việc điều chỉnh thói quen ăn uống là vô cùng hợp lý trong việc điều trị bệnh viêm dạ dày cấp tính. Thói quen ăn uống giúp bạn phòng bệnh tốt hơn Tạo thói quen ăn uống đúng giờ để tạo ra nhịp sinh học ổn định cho dạ dày. Không bỏ bữa hay nhịn đói. Thức ăn cần nấu chín, nấu mềm. Các loại thực phẩm khi nấu nên thái nhỏ, nghiền nát, nấu mềm sẽ làm giảm được kích thích bài tiết dịch vị và giúp vận chuyển thức ăn qua dạ dày nhanh chóng. Người bệnh nên ăn thức ăn ngay sau khi nấu xong, tốt nhất là 40 – 50 độ C. Ở nhiệt độ thích hợp này thức ăn dễ được tiêu hóa, hấp thu và không gây kích thích. Thức ăn nguội lạnh làm co bóp mạnh cơ dạ dày, thức ăn nóng quá làm cho niêm mạc dạ dày xung huyết và co bóp mạnh hơn. Không ăn thức ăn sống, khi ăn cần nhai kỹ, ăn chậm. Không ăn quá no một lúc mà nên chia thành nhiều bữa (4-5 bữa/ngày). Ăn nhiều bữa để không gây căng dạ dày (khi dạ dày căng sẽ kích thích tiết nhiều axit) và thường xuyên có thức ăn để trung hòa axit. Không nên chan canh ăn lẫn với cơm vì như vậy sẽ không nhai được kỹ, nên ăn canh riêng sau khi đã ăn hết bát cơm. Không nên ăn quá nhiều canh trong bữa ăn vì sẽ làm cho men tiêu hóa bị pha loãng và sự tiêu hóa sẽ kém đi. Ăn xong không nên lao động nặng, chạy nhảy ngay. Những thức ăn, đồ uống không nên dùng cho người mắc viêm loét dạ dày -tá tràng như: như thịt quay, thịt cá rán, nướng; thịt, cá ướp muối, các loại thịt nguội chế biến sẵn, dăm bông, lạp sườn, xúc xích, những thức ăn cứng, dai. Những thức ăn nên dùng cho người mắc viêm loét dạ dày-tá tràng như: Sữa, trứng có tác dụng đệm trung hòa axit trong dạ dày. Thịt nạc, rau củ tươi (đặc biệt là các loại rau họ cải, vì có nhiều vitamin làm lành vết loét),… Một số mẹo bạn có thể sử dụng để giảm triệu chứng khó chịu do viêm dạ dày gây ra như: uống trà gừng ấm, uống nghệ và mật ong, uống nước nha đam,… Hạn chế ăn các loại thực phẩm cay, nóng, chua, hạn chế các loại nước có ga, trà đặc, cà phê. Nên cai rượu, bia vì đó là chất chủ yếu gây viêm dạ dày cấp, hậu quả có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày. Xây dựng lối sống lành mạnh Tuyệt đối không tự ý sử dụng kháng sinh, thuốc giảm đau và chống viêm. Trong trường hợp dương tính với vi khuẩn Hp, nên tránh sử dụng chung vật cá nhân (thìa, muỗng, đũa, bát,…) với người khác để hạn chế nguy cơ lây nhiễm. Hạn chế hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích. Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, hạn chế căng thẳng và các suy nghĩ tiêu cực. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện một số hoạt động giúp giải tỏa áp lực lên hệ thần kinh như tập yoga, bơi lội, đọc sách, nghe nhạc,… Nên ngủ trước 11 giờ và đảm bảo thời gian ngủ kéo dài 7 – 8 giờ đồng hồ. Tránh mặc quần áo chật và ôm sát, nên thay trang phục rộng rãi, có chất liệu mềm và thoáng để tránh gây áp lực lên ổ bụng và dạ dày. Chuyên gia hướng dẫn xử trí khi bị viêm dạ dày cấp Lời kết Xử lý viêm dạ dày cấp tính hoàn toàn không khó khăn nếu như bạn chuẩn bị cho mình đủ kiến thức. Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc đến dạ dày – cơ quan tiêu hóa quan trong của mình, nhằm tạo ra chất lượng cuộc sống tốt đẹp hơn. Tài liệu tham khảo: https://bvnguyentriphuong.com.vn/cac-chuyen-khoa/khoi-noi/noi-tieu-hoa/viem-da-day-cap.html https://www.healthline.com/health/gastritis-acute Chia sẻ
Viêm loét dạ dày mạn tính là gì? Dấu hiệu và cách điều trị
Viêm loét dạ dày mạn tính là bệnh tiêu hóa ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Nếu người bệnh không có biện pháp điều trị viêm loét dạ dày kịp thời và hiệu quả, viêm dạ dày mãn tính xuất hiện có thể đi chung với dị sản hoặc loạn sản. Vậy để hiểu rõ hơn về viêm loét dạ dày mạn tính cùng dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả, bạn có thể tham khảo qua bài viết dưới đây nhé. Mục lụcThế nào là viêm loét dạ dày mãn tínhCác triệu chứng của viêm loét dạ dày mãn tínhĐiều trị viêm loét dạ dàyDùng thuốc Tây điều trị viêm loét dạ dày mãn tínhĐiều trị viêm loét dạ dày mãn tính bằng phương pháp dân gianBiện pháp chăm sóc tại nhàBình vị Thái Minh- hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày mãn tính Thế nào là viêm loét dạ dày mãn tính Bệnh viêm loét dạ dày mãn tính (hay còn được gọi là viêm loét dạ dày mạn tính) xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày bị viêm loét, tổn thương và viêm nhiễm xảy ra trong nhiều năm. Bệnh viêm loét dạ dày tiến triển chậm, vết tổn thương lan tỏa hoặc chỉ khu trú tại một vùng nhất định trong niêm mạc dạ dày. Viêm loét dạ dày mạn tính thường được chia làm 2 loại: Viêm dạ dày mạn tính vùng thân vị Viêm loét dạ dày mạn tính vùng hang vị Viêm dạ dày mạn tính thường thứ phát sau một số rối loạn tiêu hoá kéo dài hoặc rối loạn các chức năng tiêu hoá. Ngoài ra một số yếu tố dưới đây cũng là yếu tố gây lên viêm loét dạ dày mạn tính: Do bệnh lý Viêm loét dạ dày cấp tính nếu không được điều trị kịp thời và triệt để thì có thể phát triển thành viêm loét dạ dày mãn tính Một số bệnh lý: viêm khoang miệng, viêm khoang mũi có thể khiến vi khuẩn hoặc động tố ở những bộ phận này trôi vào dạ dày gây lên viêm loét dạ dày Một số bệnh về hệ thống trung ương thần kinh, tiểu đường, chức năng tuyến giáp bất thường hay suy yếu cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày Chế độ ăn uống, sinh hoạt Ăn nhiều thức ăn cay nóng, lạnh quá hay cứng quá khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương lâu dần dẫn đến viêm loét dạ dày Chế độ dinh dưỡng không đủ, thiếu vitamin và protein thiết yếu khiến sức đề kháng của niêm mạc dạ dày suy giảm, dễ tổn thương và gây viêm. Chế độ sinh hoạt, lối sống cũng ảnh hưởng khá nhiều đến bệnh viêm loét dạ dày: Thức khuya, sử dụng quá nhiều chất kích thích, cà phê, rượu, chất gây nghiện đều có tính kích thích dạ dày Vi khuẩn Theo nghiên cứu, vi khuẩn xoắn là vi khuẩn gây viêm loét dạ dày cấp tính hoặc mãn tính. Vi khuẩn này tác động mạnh đến niêm mạc dạ dày, rất dễ khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương viêm loét. Theo nghiên cứu, vi khuẩn Hp cũng được xem là nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm loét dạ dày mãn tính. Thống kê cho thấy có tới 70% nguyên nhân gây viêm loét dạ dày là do vi khuẩn Hp gây ra Tâm lí Stress, rối loạn lo âu trong thời gian dài khiến các chức năng điều tiết thần kinh trong cơ thể bị rối loạn thải ra quá nhiều phenol amin, đồng thời làm cho chức năng tuyến thượng thận hoạt động quá mức bình thường. Những bất thường này khiến cho mạch máu trong niêm mạc dạ dày thu hẹp lại, axit tiết ra quá nhiều gây tổn thương niêm mạc dạ dày dẫn tới viêm loét dạ dày. Món ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày Các triệu chứng của viêm loét dạ dày mãn tính Bệnh viêm loét dạ dày mãn tính có diễn biến chậm, bình thường bệnh không có triệu chứng gì bất thường hoặc triệu chứng điển hình. Triệu chứng viêm loét dạ dày mãn tính ở mỗi bệnh nhân khác nhau, có người thì không có hoặc có rất ít triệu chứng khiến người bệnh không để ý và nhận biết được: Ợ hơi khó chịu Đầy bụng chán ăn Tuy nhiên những triệu chứng này rất dễ nhầm với một số triệu chứng về tiêu hóa, có thể ít xuất hiện hoặc tồn tại trong thời gian dài. Chính vì vậy, một số triệu chứng mà bạn có thể quan sát được liệt kê dưới đây: Đau bụng vùng thượng vị: Đau bụng vùng thượng vị là triệu chứng chính của bệnh, cơn đau bụng âm ỉ kéo dài, có thể cơn đau thành từng cơn đi kèm với cảm giác nóng, bỏng rát vùng bụng thường kéo dài âm ỉ hoặc kéo dài từng cơn đi kèm cảm giác bỏng rát. Cơn đau thường xuất hiện khi dạ dày tiêu hóa hết thức ăn- lúc bụng đói hoặc vào ban đêm, nó có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Đầy hơi chướng bụng, buồn nôn: Người bệnh có thể có những triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, cảm giác hơi thở nóng, nóng bụng, ợ chua, ợ rát, buồn nôn và những cảm giác khó chịu ở dạ dày. Rối loạn tiêu hóa: Người bệnh có thể gặp phải tình trạng tiêu hóa ko ổn định: Ỉa chảy, táo bón do việc tiêu hóa không ổn định. Ngoài ra quan sát màu sắc phân màu sẫm, có thể phân lẫn máu. Ngoài ra, để ý quan sát người bệnh viêm loét dạ dày mãn tính, còn có thể nhận thấy một số dấu hiệu dưới đây: Người bệnh không cảm thấy thèm ăn, muốn ăn bởi cơ thể tiêu hóa kém, người gầy yếu xanh xao Những người viêm loét dạ dày mãn tính lâu lắm thường suy nhược cơ thể bởi cơ thể ăn uống không hấp thụ thiếu sắt Lưỡi đỏ, có rêu vàng nhớt và dày Miệng khô, đắng, khuôn mặt nhợt nhạt trắng bệnh Người bệnh khó ngủ, ngủ không ngon giấc bởi triệu chứng khó chịu của bệnh nên tâm lý không ổn định, hay cáu gắt. Điều trị viêm loét dạ dày Cho tới nay, chưa có loại thuốc nào có thể điều trị viêm loét dạ dày triệt để, nên bệnh có nguy cơ tái phát bất cứ lúc nào. Điều trị viêm loét dạ dày mãn tính chỉ có thể giảm đau và giảm các triệu chứng do bệnh gây ra để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh. Tùy vào nguyên nhân cũng như thể trạng người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị hiệu quả và phù hợp nhất: Dùng thuốc Tây điều trị viêm loét dạ dày mãn tính Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Sucralfate, Bismuth subcitrat, Misoprostol, Cytotec Nhóm thuốc này có tác dụng bảo vệ dạ dày khỏi tác hại ăn mòn của axit hoặc các vi khuẩn gây hại trong đường ruột Thuốc trung hòa axit dạ dày: Rolaids, Tums, Mylanta, Maalox, Nhóm thuốc này có tác dụng trung hòa axit dịch vị và được sử dụng để làm giảm các triệu chứng ợ nóng, khó tiêu, hoặc đau dạ dày. Thuốc chống H2: Cimetidin, Famotidine, Ranitidine, Nizatidine Những loại thuốc này giúp ngăn chặn histamine, một chất hóa học trong cơ thể giúp báo hiệu khi nào axit trong dạ dày được tiết ra. Thuốc ức chế bơm proton: Rabeprazole (AcipHex), Esomeprazole (Nexium), Omeprazole (Prilosec, Zegerid), Dexlansoprazole (Dexilant), Lansoprazole (Prevacid), Pantoprazole (Protonix) Những loại này giúp làm giảm axit và bảo vệ niêm mạc dạ dày, thuốc không có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP. Kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn HP: Tindamax, Flagyl, Tetracycline HCL, Levaquin… Giúp tiêu diệt những vi khuẩn Hp, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày Các loại thuốc NSAIDs cần lưu ý : Aspirin, Diclofenac, Ibuprofen, Meloxicam, Naproxen, Ketoprofen… Nếu các loại thuốc kháng viêm không chứa steroil (NSAIDs) là nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày thì bệnh nhân sẽ được chỉ định ngưng dùng thuốc hoặc chuyển sang một loại thuốc khác phù hợp hơn. Điều trị viêm loét dạ dày mãn tính bằng phương pháp dân gian 1.Nghệ Bởi vì thành phần chính của nghệ là curcumin – đây là một trong những hoạt chất có khả năng ức chế vi khuẩn HP trong dạ dày cũng như giảm tiết dịch vị. Chính vì vậy nghệ có tác dụng rất tốt với bệnh viêm loét dạ dày, chúng giúp phục hồi những thương tổn ở dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa sự xuất hiện của khối u. Nghệ tươi 15gr nghệ tươi kết hợp với 1 thìa mật ong Khuấy đều để hòa tan trong nước ấm và uống trước bữa ăn Tinh bột nghệ Trộn theo tỉ lệ 2 phần nghệ, 1 phần mật ong Nhào đều và vê thành viên nhỏ khoảng 5gr/ viên Uống 9 viên/ ngày chia 3 lần Dùng liên tục khoảng 40 ngày với người viêm loét dạ dày mãn tính có triệu chứng nặng, nếu triệu chứng nhẹ dùng khoảng 5-10 ngày. Lưu ý, các viên hoàn nghệ và mật ong nên bảo quản trong lọ thủy tinh, tránh dùng khi ẩm mốc 2.Bồ Công Anh Trong bồ công anh có chứa nhiều hoạt chất kháng sinh như: xanthophyl, lecithin, violaxanthin, taraxanthin,… cùng vitamin, khoáng chất có tác dụng kháng viêm, giảm đau mà còn giảm vết loét và giảm tổn thương do bệnh đau dạ dày gây. Bồ công anh khô: 20g, lá khổ sâm: 10g, lá khôi: 15g Rửa sạch các nguyên liệu trên và cho vào nồi đun với 300ml nước. Đun sôi và vặn nhỏ lửa trong 20 phút thì tắt bếp Chắt lấy 3 phần nước uống trong ngày Mỗi ngày dùng 1 thang, uống đều đặn trong 10 ngày, nghỉ một vài ngày rồi tiếp tục thực hiện đến liệu trình thứ 2. 3.Lá khôi Hoạt chất tanin và glucosid trong lá khôi là những hoạt chất có khả năng chống viêm và làm se vết loét cực tốt. Không chỉ vậy, chúng còn làm giảm sự gia tăng dịch acid tại dạ dày, làm liền sẹo nhanh hơn cũng như hỗ trợ giảm thiểu triệu chứng mà bệnh dạ dày mang đến như: ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, giảm cơn đau,… Dùng 20 g lá khôi tươi hoặc 10g lá khôi khô Hãm nước như hãm trà hoặc cho vào nồi đun như đun trà Chắt lấy nước uống vào buổi sáng. Biện pháp chăm sóc tại nhà Chế độ ăn uống Nên ăn uống đúng giờ Không nên để bụng quá đói hoặc quá no Không nên ăn đồ ăn nhiều gia vị chua, cay, nóng, tẩm ướp quá mặn Tránh ăn đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ quá khô, cứng khó tiêu hóa Nên ăn chín uống sôi, chọn lựa thực phẩm sạch sẽ, an toàn Ăn nhiều rau củ quả để bố ung viatmin và dưỡng chất giúp mau lành vết thương Chế độ sinh hoạt Nên ngủ nghỉ có giờ giấc, không thức quá khuya Tránh sử dụng những chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, cà phê… Tạo thói quen rèn luyện thể thao tăng cường sức khỏe Chọn môn thể thao phù hợp như: Đi bộ, bơi lội, ngồi thiền hoặc yoga để giảm tránh stress gây hại cho dạ dày Xem đầy đủ hơn: Viêm loét dạ dày ăn gì? Kiêng gì? Bình vị Thái Minh- hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày mãn tính Việc lựa chọn sản phẩm chiết xuất từ thảo dược lành tính Bình Vị Thái Minh được nghiên cứu lâm sàng với chuyên gia hàng đầu đánh gia cao về tác dụng vượt trội, phát huy hỗ trợ điều trị toàn diện bệnh viêm loét dạ dày được rất nhiều người tin dùng và có phản hồi vô cùng hiệu quả. Bình vị Thái Minh được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên tốt cho dạ dày vì vậy sản phẩm mang lại sự tâm tuyệt đối cho người dùng cùng công dụng điều trị chuyên sâu bệnh về: Giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng. Tung hòa acid dịch vị và làm lành vết loét. Giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc. Chống dị ứng, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày Nên dùng liên tục theo liệu trình 2 tháng, khi cải thiện tốt có thể giảm xuống liều duy trì 2 viên/ 1 ngày Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như các bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0386034656 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất. Chia sẻ
Chia sẻ 7 món ăn tốt cho người viêm loét dạ dày
Bệnh viêm loét dạ dày là bệnh phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp song song với việc điều trị để giảm thiểu triệu chứng và cải thiện chức năng tiêu hoá và tình trạng dinh dưỡng người bệnh. Dưới đây là một số món ăn tốt cho người bệnh viêm loét dạ dày mà bạn có thể tham khảo để cải thiện và phòng ngừa bệnh. Mục lụcVai trò của chế độ ăn với bệnh viêm loét dạ dàyChế độ ăn uống tốt cho người viêm loét dạ dàyNguyên tắc xây dựng chế độ ăn uốngNhững thực phẩm khuyên dùngNhững thực phẩm nên hạn chếGợi ý một số món ăn tốt cho bệnh viêm loét dạ dày1. Cháo hạt sen2. Cháo táo đỏ3. Canh thịt nạc nấm4. Canh đu đủ nấu sườn5. Cháo hạt kê6. Dạ dày lợn nấu đậu tương7. Chè hạt sen long nhãnSử dụng Bình vị Thái Minh hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày Trước khi tìm hiểu về vai trò của chế độ ăn và các món ăn tốt cho bệnh viêm loét dạ dày, bạn có thể đọc: Các nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày Vai trò của chế độ ăn với bệnh viêm loét dạ dày Dạ dày có nhiệm vụ dự trữ thức ăn để đưa vào tiêu hóa dần. Chúng là cơ quan đảm nhiệm nghiền nát thức ăn và tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa và hấp thu thức ăn tại ruột non. Khi dạ dày bị viêm loét, chế độ ăn uống và dinh dưỡng càng quan trọng bởi thức ăn đưa vào ảnh hưởng trực tiếp tới vết viêm loét của dạ dày. Chính vì vậy, chế độ ăn uống và thực phẩm trong viêm loét dạ dày nhằm mục đích giúp giảm tiết acid, giảm tác dụng của acid dạ dày tiết ra lên niêm mạc dạ dày. Không chỉ vậy chế độ ăn, thành phần thực khi đưa vào dạ dày còn giúp hạn chế hoặc loại bỏ những kích thích có hại để dạ dày được nghỉ ngơi và các vết tổn thương viêm loét được mau lành hơn. Chế độ ăn uống tốt cho người viêm loét dạ dày Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống Thức ăn trước khi được đưa xuống dạ dày cần quá trình nhai ngiền. Quá trình này rất quan trọng cho hệ tiêu hóa và hấp thu ở ruột non. Muốn thức ăn được hấp thu tốt và quá trình tiêu hóa được diễn ra thuận lợi cần lưu ý một số điểm dưới đây: Thức ăn cần được nấu kĩ, ninh nhừ, dạng mềm giúp bao bọc niêm mạc dạ dày và giúp dạ dày không bị hoạt động quá tải Nên nhai kĩ, ăn chậm, không nên ăn no quá hay để dạ dày đói quá. Nên chia nhỏ bữa ăn giúp trung hòa acid bởi nếu đói quá hay no quá dạ dày dễ kích thích và tăng tiết aicd. Hạn chế dung nạp những loại thức ăn dễ gây tăng tiết dịch vị như: Đồ ăn chua, ngọt, chất béo, thịt nướng, thức ăn nhiều gia vị cay nóng… Không nên ăn quá nhiều canh cùng cơm. Không ăn những thực phẩm sống, tái. Không nên hút thuốc lá, bia rượu và các chất kích thích như caphe, nước chè… Làm việc điều độ, không quá sức, tránh gây căng thẳng stress Các món mềm như cháo, súp rất tốt cho dạ dày Những thực phẩm khuyên dùng Người mắc viêm loét dạ dày muốn kiểm soát tình trạng viêm loét dạ dày cũng như muốn cải thiện bệnh thì người mắc viêm loét dạ dày cẩn bổ sung những loại thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm tiết acid và tăng cường các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất thiết yếu: Thực phẩm nhiều đạm dễ tiêu hóa: Thịt nạc Cá Tôm… Là các thực phẩm giàu đạm và can xi người bệnh viêm loét dạ dày nên sử dụng nhiều những nhóm thực phẩm này bởi chúng giúp người bệnh nhanh lành vết loét. Người bệnh nên chế biến dưới dạng luộc, hấp sẽ giữ được nhiều lượng vitamin và tốt cho bệnh Các loại rau củ non, nhiều vitamin: Giá đỗ Bắp cải… Rau mầm non Đây là những loại rau củ cung cấp lượng vitamin K, U vô cùng dồi dào, hỗ trợ hiệu quả trong điều trị bệnh đau dạ dày. Ngoài ra chúng còn cung cấp lượng chất xơ dồi dào và vitamin U và K1 giúp tăng cường lưu thông máu đến dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày và kích thích hệ tiêu hóa, rất tốt cho người bị đau dạ dày. Các loại thực phẩm giàu tinh bột, ít mùi vị, dễ tiêu: Cháo Cơm Cơm nếp Khoai lang Khoai tây Bánh mì Những loại thực phẩm trên giúp giảm tiết dịch dạ dày rất tốt trong việc giảm tiết acid trong dạ dày, làm giảm cơn đau dạ dày. Thức uống có tính bảo vệ niêm mạc dạ dày Nước lọc, Sữa hộp, sữa bò, sữa đậu nành, Bơ, Mật ong, Nghệ….. Nghệ, mật ong hay các loại sữa nước có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, kiềm độ acid của dịch vị và làm lành các vết loét dạ dày. Ngoài ra mật ong còn có nhiều dưỡng chất kháng khuẩn, điều hòa nồng độ acid tại dạ dày và tránh tình trạng kích ứng dạ dày. Các loại dầu hạt như: Dầu hướng dương, óc chó, oliu… Tham khảo thêm: Viêm loét dạ dày nên ăn hoa quả gì? Viêm loét dạ dày nên ăn gì? Kiêng gì? Những thực phẩm nên hạn chế Khi bị viêm loét dạ dày – tá tràng, ngoài việc bổ sung những thực phẩm tốt cho bệnh, bạn cũng nên tránh một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng bệnh nặng nề hơn: Thực phẩm tăng aicd dạ dày: Thực phẩm muối chua, lên men: Dưa muối, cà muối, hành muối Những loại trái cây chua, tăng aicd dạ dày: Cam chua, chanh, xoài chua… Những thực phẩm chua: dấm chua, mẻ.. Những gia vị cay, chua, nóng: Dấm chua, hạt tiêu, ớt, tỏi.. Thực phẩm gây tổn thương niêm mạc dạ dày: Những thức ăn nhiều gia vị, chiên xào, cứng, dai có thể làm tăng mức độ tổn thương viêm loét dạ dày: Thịt quay, rán, nướng, thịt ướp muối, cá ướp muối và những thức ăn xào rán nhiều dầu mỡ. Các loại thịt nguội chế biến sẵn: Dăm bông, lạp xường, xúc xích, đồ đóng hộp, các loại nước sốt nhiều gia vị. Trái cây chua: Chanh, cam chua, xoài chua… Không ăn chuối tiêu, chuối xanh chưa chín kĩ, đu đủ xanh. Những loại thức ăn cứng như xương băm nhỏ, sụn, tôm , cua nguyên con Các loại đồ uống: Chè, cà phê đặc, bỏ hẳn rượu và thuốc lá. Thực phẩm gây chướng bụng, đầy hơi: Các loại nước ngọt có ga, nước trái cây có ga Những loại rau, gia vị như: hành, hẹ, cần tây, giá đỗ Gợi ý một số món ăn tốt cho bệnh viêm loét dạ dày Cháo sen 1. Cháo hạt sen Cháo hạt sen có tác dụng giúp hệ tiêu hóa hấp thu chất dinh dưỡng, giảm áp lực dạ dày. Ngoài ra, cháo hạt sen còn có tác dụng an thần, giúp người bệnh có giấc ngủ ngon hơn. Nguyên liệu: Hạt sen: 20gr Gạo tẻ: 30gr Khiếm thực: 30gr Đường trắng:1 muỗng canh Cách thực hiện: Gạo tẻ vo sơ cho hết bụi bẩn và ngâm trong nước khoảng 20 phút Hạt sen bỏ tim hoặc nếu có thể ăn thì để nguyên tim cũng rất tốt, ngâm hạt sen trong nước 1 tiếng rồi vớt ra Khiếm thực rửa qua nước Bỏ hạt sen và khiếm thực và gạo vào nồi ninh thành cháo Khuấy đều và cho thêm đường vừa ngọt Sử dụng cháo hạt sen khi còn ấm nóng, có thể ăn như bữa chính hằng ngày hoặc bữa xế Sử dụng kiên trì sẽ thấy tăng cường sức khỏe và dấu hiệu bệnh thuyên giảm 2. Cháo táo đỏ Cháo táo đỏ rất tốt cho bệnh về tiêu hóa và tốt nhất cho bệnh viêm loét dạ dày. Cách thực hiện đơn giản, dễ làm. Nguyên liệu: Táo đỏ: 10gr Gạo nếp: 50gr Đường trắng. Cách thực hiện: Táo đỏ rửa qua nước Gạo nếp vo sơ qua cho hết bụi Cho táo đỏ và gạo nếp đã chuẩn bị vào nồi đun đến khi gạo nở bung Ninh nhừ thành cháo sánh lại và nêm đường ngọt vừa Sử dụng hằng ngày. 3. Canh thịt nạc nấm Canh thịt nạc hầm nấm là món ăn dễ làm, có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp dạ dày khỏe hơn và tốt cho thận. Nguyên liệu: Thịt lợn nạc: 100gr Nấm rơm:100gr Gia vị vừa đủ. Cách thực hiện: Thịt lợn rửa sạch thái miếng vừa ăn Nấm rửa sạch Cho thịt lợn và nấm vào nồi đun hầm chín mềm Khi thịt và nấm đã mềm ăn gia giảm gia vị cho vừa miệng. 4. Canh đu đủ nấu sườn Canh đu đủ nấu sườn rất tốt cho các bệnh về tiêu hóa đặc biệt là giúp giảm các triệu chứng của các bệnh tiêu hóa như: viêm loét dạ dày, viêm trực tràng… Nguyên liệu: Đu đủ: 1 quả Lạc: 150g Táo tàu: 9 quả Sườn: 500gr Gia vị Cách thực hiện: Đu đủ gọt vỏ, rửa sạch và bỏ hết ruột, thái thành miếng vừa miệng Lạc ngâm 3 phút Sườn rửa sạch Táo tàu cắt bỏ hột Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi và đun to lửa cho sôi Khi sôi vặn lửa nhỏ ninh cho nhừ vừa ăn sau đó nêm vừa miệng. 5. Cháo hạt kê Cháo hạt kê là món ăn dễ làm, dễ ăn và có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Đặc biệt cháo hạt kê còn giúp giảm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày như: Buồn nôn, đầy bụng, đau bụng. Nguyên liệu: Hạt kê: 50gr Lạc: 50gr Đậu đỏ: 30gr Đường phèn. Cách thực hiện: Ngâm lạc, hạt kê, đậu đỏ vào bát nước để qua đêm Sáng hôm sau cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi ninh hầm đến khi chín nhừ Khi đã nhừ bỏ thêm đường phèn, khuấy đều đến khi tan, nêm vừa miệng và tắt bếp Ăn cháo khi còn ấm, ăn hết trong ngày không nên để qua đêm. 6. Dạ dày lợn nấu đậu tương Tác dụng của món dạ dày nấu đậu tương giúp bồi bổ sức khỏe và tốt cho người mắc viêm loét dạ dày Nguyên liệu: Dạ dày lợn: 1 cái khoảng 200gr- 300gr Đậu tương 100gr Gia vị vừa đủ Cách thực hiện: Dạ dày lợn sơ chế rửa bóp muối, rửa thật sạch, thái dạ dày thành những miếng nhỏ lát dài Cho dạ dày lợn và đậu tương vào nồi ninh đến khi nhừ Nêm gia vị vừa miệng Ăn chung với cơm như ăn các món chính Tuần thực hiện 1-2 bữa các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày sẽ thuyên giảm rõ rệt. 7. Chè hạt sen long nhãn Như trên đã nói về tác dụng của hạt sen giúp an thần, ngủ ngon và giảm áp lực dạ dày, tốt cho bệnh viêm loét dạ dày Nguyên liệu: Hạt sen tươi: 300gr nếu có/ hoặc hạt sen khô: 150gr Nhãn lồng tươi: 1 kg / hoặc nhãn khô: 200gr Đường phèn. Cách thực hiện: Hạt sen tươi nên rửa sạch, bỏ tim, nếu ăn được ngăm đắng thì để tim cũng rất tốt. nếu dùng sen khô thì ngâm nước cho nở Nhãn tươi bóc vỏ, bỏ hạt, nhớ không để cho hần cùi không rách, nếu long nhãn khô thì ngâm nước cho nở Cho sen vào nồi ninh cho mềm. Khi sen mềm cho đường phèn nêm nước vừa ăn, ninh tiếp 5-10 phút cho sen ngẫm đường phèn rồi tắt bêos Dùng thìa nhỏ vớt sen lồng vào phần cùi nhãn rồi thả vào nước vừa ninh sen đun thêm cho sôi rồi tắt bếp. Múc chè ra bát để nguội ăn rất tốt. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm một số món ăn trong tuần tốt cho người viêm loét dạ dày tại: Thực đơn cho người viêm loét dạ dày. Sử dụng Bình vị Thái Minh hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày Trên đây là những món ăn ngon, bổ dưỡng và rất tốt cho dạ dày. Bạn có thể tham khảo và đưa chúng vào thực đơn hàng ngày của mình, giúp hỗ trợ điều trị đau dạ dày rất hiệu quả. Bên cạnh đó để ngăn ngừa bệnh viêm loét dạ dày tái phát cũng như hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả, bạn có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Bình vị Thái Minh, sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng với chuyên gia hàng đầu đánh gia cao về tác dụng vượt trội. Bình vị Thái Minh được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên tốt cho dạ dày vì vậy sản phẩm mang lại sự tâm tuyệt đối cho người dùng cùng công dụng điều trị chuyên sâu bệnh về: Giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng. Tung hòa acid dịch vị và làm lành vết loét. Giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc. Chống dị ứng, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày Nên dùng liên tục theo liệu trình 2 tháng, khi cải thiện tốt có thể giảm xuống liều duy trì 2 viên/ 1 ngày Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như các bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0386034656 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất. Nguồn tham khảo: https://suckhoedoisong.vn/mon-an-thuc-pham-tot-cho-nguoi-benh-da-day-n172278.html Chia sẻ
Bí quyết chữa viêm loét dạ dày tại nhà
Mục lụcThực hiện chế độ ăn uống lành mạnhHạn chế sử dụng thuốc không kê đơnKiểm soát căng thẳngMassage bụngChườm nóngXoa dầu gióBấm huyệtMẹo chữa viêm loét dạ dày bằng bài thuốc đơn giản1. Chữa viêm loét dạ dày bằng cây dạ cẩm2. Chữa viêm loét dạ dày bằng cam thảo3. Chữa viêm loét dạ dày từ húng quế4. Chữa viêm loét dạ dày từ quế5. Dùng hạt bưởi chữa viêm loét dạ dàyLưu ý khi sử dụng mẹo chữa viêm loét dạ dàyBình vị Thái Minh giúp hỗtrợ, điều trị viêm loét dạ dày Bệnh viêm loét dạ dày là bệnh về tiêu hóa, nếu không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn tới những biến chứng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người bệnh. Việc chọn lựa những bài mẹo chữa viêm loét tại nhà là biện pháp được nhiều người lựa chọn bởi cách thực hiện đơn giản. Chỉ cần người bệnh kiên trì thực hiện các bài mẹo chữa viêm loét dạ dày và tuân thủ chế độ sinh hoạt ăn uống là có kết quả điều trị tiến triển. Trước khi tìm hiểu các bài mẹo chữa viêm loét dạ dày tại nhà, mời bạn tìm hiểu thông tin: Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh Chế độ ăn uống rất quan trọng với bệnh viêm loét dạ dày, khi dạ dày bị viêm loét, nếu dạ dày tiếp tục dung nạp những thực phẩm không tốt hoặc có chế độ ăn không khoa học có thể khiến dạ dày bị viêm càng trầm trọng hơn. Bệnh dễ dẫn tới nguy cơ rò rỉ ruột và thiếu hụt chất dinh dưỡng khiến tình trạng viêm loét dạ dày dẫn tới xảy ra các biến chứng nguy hại cho sức khỏe. Vậy để giúp bạn kiểm soát bệnh viêm loét dạ dày, bạn nên thực hiện một số quy định sau đây: Nên: Tiêu thụ những thực phẩm có lợi cho đường tiêu hóa, những loại thực phẩm chống oxy hóa và giúp bổ sung axit chất béo omega-3, men vi sinh, các loại vitamin: Hành tây, tỏi, bí, ớt chuông, các loại hạt đậu, ngũ cốc, thịt gia cầm… Tiêu thụ đầy đủ nước mỗi ngày để giúp hệ tiêu hóa khỏe hơn: 1 ngày nên sử dụng 2-2,5 lít nước. Nên ăn những món ăn, những thực phẩm ít gia vị cay nóng Sử dụng những thực phẩm tươi sống, ít chất bảo quản đặc biệt là rau xanh và trái cây hữu cơ Nên chia nhỏ bữa ăn, không nên ăn no quá cũng như để bụng quá đói Ăn đủ bữa, sáng – trưa- tối và cố gắng ăn bữa cuối cách giờ đi ngủ: 3 tiếng. Kiểm soát cân nặng để tránh thừa cân hoặc béo phì vì nó có thể làm tăng nguy cơ viêm dạ dày, loét dạ dày và các vấn đề tiêu hóa khác. Không nên: Không nên uống- ăn nhiều đồ có đường Tránh uống- ăn những thực phẩm gây kích ứng: Bia, rượu, thuốc lá, cà phê bởi chúng có thể làm tăng kich sứng niêm mạc dạ dày Tránh sử dụng những thức ăn nhanh đường phố, đồ chiên rán nhiều gia vị Tránh xa những thực phẩm đóng gói, chế biến có nhiều thành phần tổng hợp và hóa chất. Đồ ăn chiên rán, nhiều gia vị cay nóng không tốt cho bệnh viêm loét dạ dày Xem kĩ hơn: Bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì? Kiêng gì? Hạn chế sử dụng thuốc không kê đơn Theo nghiên cứu và thống kê đã chỉ ra, có tới 20% những người sử dụng thuốc kháng sinh, chống viêm không steroid (NSAID) mãn tính phát triển các vấn đề về dạ dày do thay đổi axit dạ dày. Những người thường xuyên dùng thuốc kháng sinh, giảm đau bao gồm aspirin, ibuprofen…có thể khiến tăng nguy cơ viêm loét dạ dày. Khi phải dùng bất cứ một loại thuốc nào, hãy qua thăm khám và nghe tư vấn của bác sĩ về các thành phần của thuốc và những tác dụng phụ có thể xảy ra để được bác sĩ kê những loại thuốc phù hợp, không ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày và tăng nguy cơ viêm loét dạ dày. Kiểm soát căng thẳng tâm lý không ổn định, hay lo lâu, stress cũng có thể khiến tăng axit dạ dày, các triệu chứng viêm loét dạ dày hành hạ bạn hơn gây tổn hơn cho các cơ quan tiêu hóa. Theo thống kê, những người thường xuyên đối mặt với lo âu, căng thẳng thì chức năng miễn dịch kém hơn. Thường xuyên vận động là phương pháp hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hữu hiệu vì nó giúp tăng cường chức năng miễn dịch, duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và cân bằng hormone cảm xúc, kiểm soát căng thẳng. Có nghiên cứu đã chỉ ra các cách trị đau dạ dày tại nhà bao gồm: Yoga, châm cứu, thái cuuwjc quyền, thiền có thể hữu ích trong việc kiểm soát các vấn đề tiêu hóa, bao gồm cả chữa viêm loét dạ dày. Massage bụng Massage bụng giảm đau do viêm loét dạ dày là phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả của nó đem lại cũng khá hữu hiệu. Chúng giúp giãn các cơ, giảm tình trạng co thắt và thúc đẩy tiêu hóa, giảm đau bụng một cách tự nhiên. Bạn có thể thực hiện massage bụng hằng ngày theo cách đơn giản sau đây: Mở lòng bàn tay, dùng 4 ngón tay massage lên vùng thượng vị, sau đó tới phần bụng trên, lần lượt xung quanh rốn theo chuyển động tròn. Chú ý trong quá trình thực hiện massage không nên lấy tay đè quá mạnh lên bụng. Chú ý động tác hít thở sâu cũng giúp giảm triệu chứng đầy bụng, chướng bụng đầy hơi và giảm trào ngược dạ dày. Chườm nóng Mẹo chườm nóng giúp giảm đau dạ dày do viêm loét một cách nhanh chóng bởi nhiệt nóng khi ta chườm cải thiện và tăng cường lưu thông máu tới vùng bụng và giảm đau hiệu quả. Người bệnh có thể thực hiện hằng ngày theo 2 cách như sau: Cách 1: Sử dụng nước nóng Dùng nước nóng cho vào túi chườm hoặc vài chai thủy tinh chườm trực tiếp lên vụng bụng đang đau Dùng khăn nhúng nước nóng nóng già và vắt ráo nước chườm lên vùng bụng đau. Cách 2: Chườm nóng bằng muối rang Rang muối cho nóng già và đổ ra khăn bọc lại, sau đó chườm, xoa trực tiếp lên vùng bụng đang đau. Xoa dầu gió Xoa dầu gió xung quanh khu vực đau cũng là giải pháp tức thời làm giảm cơn đau và giúp bụng được dễ chịu hơn bởi trong dầu gió có các nguyên liệu như: Quế, đinh hương, khuynh diệp… Chúng giúp kháng viêm và giảm đau hiệu quả. Chính vì vậy, khi xuất hiện cơn đau bạn có thể xoa 1 ít dầu gió vào vùng bụng đau, dùng tay massage quanh khu vực bụng tầm 3-5 phút bán sẽ thấy cơn đau giảm đi rõ rệt. Bấm huyệt Cách bấm huyệt tam nhãn là cách chữa đau do viêm loét dạ dày cực hiệu quả. Theo sách Đồng thị cơ huyệt châm cứu học (Viện YHCT Trung Quốc) có ghi chép lại như sau: “Huyệt tam nhãn là điểm kết nối với hệ tiêu hóa, khi bấm sẽ giúp điều hòa âm dương nhờ đó khí huyết trong toàn cơ thể được lưu thông thuận lợi”. Chính vì vậy, bạn có thể bấm huyệt tam nhãn theo cách dưới đây: Dùng ngón tay cái của bàn tay này ấn vào huyệt tam nhãn của bàn tay kia. Mỗi lần ấn bấm nên giữ khoảng 10 phút. Tiếp sau đó đổi tay làm lại với tay kia như vậy Nên thực hiện kiên trì hằng ngày từ 15-30 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Mẹo chữa viêm loét dạ dày bằng bài thuốc đơn giản 1. Chữa viêm loét dạ dày bằng cây dạ cẩm Nhắc đến những bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày thì không thể nhắc đến cây dạ cẩm. Bởi cây dạ cẩm là cây thuốc chứa nhiều thành phần tự nhiên như: Alcaloid, Tannin, Saponin, Anthraglycosid…có tác dụng trung hòa axit, giảm các triệu chứng ợ chua, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày rất tốt. Có thể thực hiện bài thuốc từ cây dạ cẩm theo cách dưới đây Cách 1: Làm cao dạ cẩm 7kg dạ cẩm khô Đường: 2kg Mật ong: 1 kg/ 1 lít Đem dạ cẩm bỏ vào nồi cùng nước đun cho thành cao sền sệt và thêm 2 kg đường khuấy cho tan đều và cô lại Cho thêm 1 kg mật ong khuấy đều và bỏ vào hũ thùy tinh Mỗi lần uống 1 thìa con hòa vào 1 cốc nước ấm, uống trước khi ăn. Mỗi ngày uống 2-3 cốc. Cách 2: Sắc thuốc dạ cẩm Dạ cẩm: 30-35gr Rửa sạch cho vào nồi nước đun sủi sau đó vặn lửa nhỏ liu riu 15-20 phút Chắt ra uống, nếu khó uống có thể thêm chút mật ong Chia làm 3 lần uống trong ngày Nên uống trước khi ăn 30 phút và khi có cơn đau. 2. Chữa viêm loét dạ dày bằng cam thảo Trong cam thảo có chứa nhiều acid glycyrrhizic có khả năng chống viêm, cải thiện hệ miễn dịch, ức chế vi khuẩn Hp gây đau dạ dày, viêm loét dạ dày. Có thể sử dụng bài thuốc đơn giản từ cam thảo như sau: Dùng 1 năm rễ cam thảo rửa sạch và cho vào bình Đun sối nước đổ trực tiếp vào bình đậy kín 15-20 phút Chắt ra uống bình thường Nếu hết có thể đổ thêm 1-2 lần nước và hãm uống tiếp. 3. Chữa viêm loét dạ dày từ húng quế Ai cũng biết húng quế là gia vị trong một số món ăn, ngoài ra trong húng quế còn có thành phần: eugenol và axit linoleic còn có giúp giảm lượng axit dư thừa, giảm chướng bụng, đầy hơi, giãn cơ trơn hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả. Cách thực hiện: 1 nhúm lá húng quế rửa sạch Cho vào nồi, thêm 1-1,5 lít nước và đun sôi Chắt lấy nước cho thêm 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất Nhâm nhi như uống trà trong ngày. 4. Chữa viêm loét dạ dày từ quế Trong quế gồm các hoạt chất: Eugenol, cinnamaldehyd, linalool có tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ngoài ra trong húng quế còn có một số chất giúp trung hòa axit dạ dày, giảm triệu chứng chướng bụng- đầy hơi khiến dạ dày lên cơn đau. Chọn thanh quế đem về phơi khô và tán mịn Duồng 1 muỗng cà phê bột quế pha với 1 cốc nước sôi, khuấy đều và uống Mỗi ngày 2-3 cốc. 5. Dùng hạt bưởi chữa viêm loét dạ dày Theo kinh nghiệm dân gian, hạt bưởi chữa viêm loét dạ dày rất tốt. Cách dùng hạt bưởi chữa viêm loét dạ dày đã được nhiều người áp dụng hiệu quả và cách làm khá đơn giản như sau: 100g hạt bưởi tươi rửa sạch cho vào hũ thủy tinh Đổ thêm 200ml nước sôi và đậy kín nắp hũ thủy tinh lại Đậy kín và để 2-3 tiếng đến khi quan sát thấy chất nhầy từ hạt bưởi tan ra trong nước Chắt lấy nước trong hũ thủy tinh ngâm hạt bưởi Uống hằng ngày sau bữa ăn khoảng 2 tiếng Mỗi ngày uống 1 cốc như vậy. Đọc thêm thông tin: Mẹo chữa viêm loét dạ dày đơn giản từ nghệ Cách chữa viêm loét dạ dày bằng mật ong. Lưu ý khi sử dụng mẹo chữa viêm loét dạ dày Việc sử dụng những mẹo nhỏ chữa viêm loét dạ dày nói riêng hay dùng mẹo chữa bất cứ bệnh nào, để việc chữa bệnh được tốt nhất, người bệnh cần lưu ý những điểm sau đây: Người dùng mẹo chữa viêm loét dạ dày nên kiên trì bởi những phương pháp này không mang lại hiệu quả nhanh chóng Những mẹo chữa viêm loét dạ dày chỉ nên điều trị riêng lẻ khi bệnh viêm loét dạ dày ở mức độ nhẹ. Hoặc có thể tham khảo bác sĩ sử dụng song song với các phương pháp điều trị khác Khi sử dụng trong 1 khoảng thời gian dài thấy bệnh tình không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí là có chiều hướng nặng thêm. Người bệnh viêm loét dạ dày nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để tìm biện pháp điều trị phù hợp. Nên có kế hoạch đi khám và tái khám thường xuyên để biết rõ tình hình bệnh. Bình vị Thái Minh giúp hỗtrợ, điều trị viêm loét dạ dày Bệnh viêm loét dạ dày cần được điều trị kịp thời và tận gốc bởi bệnh rất dễ tái phát và biến chứng khó lường. Để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa sự phát triển viêm loét dạ dày, trong đó sản phẩm Bình Vị Thái Minh đã được nghiên cứu lâm sàng với chuyên gia hàng đầu đánh gia cao về tác dụng vượt trội. Bình vị Thái Minh được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên tốt cho dạ dày vì vậy sản phẩm mang lại sự tâm tuyệt đối cho người dùng cùng công dụng điều trị chuyên sâu bệnh về: Giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng. Tung hòa acid dịch vị và làm lành vết loét. Giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc. Chống dị ứng, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày Nên dùng liên tục theo liệu trình 2 tháng, khi cải thiện tốt có thể giảm xuống liều duy trì 2 viên/ 1 ngày Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như các bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0386034656 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất. Chia sẻ
Tổng hợp các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày tốt nhất hiện nay
Viêm loét dạ dày là một bệnh khá phổ biến, với chừng 5-10% dân số có viêm loét dạ dày trong suốt cuộc đời mình và nam giới hay gặp gấp 4 lần nữ giới. Bệnh có những đợt tiến triển xen kẽ với những thời kỳ ổn định mà chu kỳ thay đổi tùy người gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy điều trị căn bệnh này sao cho hiệu quả? Cùng chúng tôi tìm hiểu tổng hợp các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày cụ thể và chi tiết nhất qua bài viết dưới đây nhé. Mục lụcTổng quan về bệnh viêm loét dạ dày Viêm loét dạ dày là gì?Nguyên nhân gây bệnhDấu hiệu thường gặp của bệnh viêm loét dạ dàyBiến chứng của bệnhNguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràngTổng hợp các phương pháp điều trị viêm loét dạ dàyĐiều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc tâyPhác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có nhiễm vi khuẩn HPĐiều trị viêm loét dạ dày bằng các bài thuốc, vị thảo dược tự nhiênĐiều trị ngoại khoaChế độ ăn uống sinh hoạt trong điều trịSử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dàyChuyên gia tư vấn hướng điều trị viêm loét dạ dày tá tràng Tổng quan về bệnh viêm loét dạ dày Viêm loét dạ dày là gì? Bệnh viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh thường gặp và gây ra các triệu chứng đường tiêu hóa trên như đau bụng, nóng rát vùng thượng vị, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua… Nguyên nhân gây bệnh Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng, trong đó các nguyên nhân thường gặp đó là: Loét do Helicobacter pylori: vi khuẩn HP được coi là là nguyên nhân chủ yếu gây loét dạ dày tá tràng. Hiện nay có rất nhiều phác đồ điều trị vi khuẩn này tuy nhiên do mức độ lây nhiễm của vi khuẩn cũng như cơ chế của nó khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Các kháng viêm, giảm đau NSAID, Aspirin: hiện là một trong những nhóm thuốc dùng hết sức phổ biến. Đặc biệt thường gặp ở bệnh nhân dùng các thuốc này để điều trị các bệnh lý về xương khớp trong một thời gian dài. Loét do stress: thường gặp ở các bệnh nhân nằm cấp cứu như: thở máy, bỏng, chấn thương sọ não, nhiễm trùng huyết, viêm tụy cấp, suy gan, suy thận… với tỷ lệ từ 50 – 100%. Những bệnh nhân như vậy có tỷ lệ xuất huyết tiêu hóa đại thể dao động từ 10 — 20% và những biến chứng này làm nặng thêm bệnh chính, làm tăng thêm tỷ lệ tử vong. Dấu hiệu thường gặp của bệnh viêm loét dạ dày Đau bụng chủ yếu ở vùng thượng vị: Bệnh nhân thường đau âm ỉ, kéo dài và triệu chứng giảm nhanh khi dùng các thuốc antacid. Loét dạ dày cơn đau có thể khác nhau tùy thuộc vào bệnh nhân bị loét ở vị trí nào của dạ dày. Trong loét dạ dày bệnh nhân thường bị đau sau khi ăn. Vì vậy, bác sĩ có thể hỏi tiền sử cơn đau của bệnh nhân một cách kỹ càng, điều này rất có giá trị trong chẩn đoán. Có thể có các triệu chứng: buồn nôn, nôn, chán ăn, cảm giác nóng rát, đầy bụng, sụt cân, ợ hơi, ợ chua. Biến chứng của bệnh Xuất huyết tiêu hóa trên: là hiện tượng chảy máu tiêu hóa đây là biến chứng hay gặp nhất của bệnh nhân viêm loét dạ dày. Thủng hoặc dò ổ loét: Tình trạng này gây gây viêm phúc mạc toàn bộ hoặc cục bộ. Ung thư hóa: Biến chứng này ít gặp hơn, thường gặp ở bệnh nhân bị loét môn vị, bờ cong nhỏ. Được chẩn đoán xác định qua sinh thiết niêm mạc dạ dày. Hẹp môn vị: là tình trạng hay gặp ở bệnh nhân có các ổ loét hành tá tràng. Xuất huyết dạ dày – biến chứng của viêm loét dạ dày Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng Bệnh viêm loét dạ dày là bệnh có tỷ lệ tái đi tái lại khá nhiều, chính vì vậy việc điều trị cần phải thực hiện theo các nguyên tắc sau: Tái lập cân bằng giữa các yếu tố gây phá hủy niêm mạc dạ dày và các yếu tố tăng cường bảo vệ bảo vệ dạ dày bằng cách dùng thuốc ức chế HCl. Tăng cường độ che phủ vết loét bằng các thuốc tạo màng che phủ. Trong viêm loét dạ dày có nhiễm vi khuẩn HP, dùng các thuốc kháng sinh theo phác đồ của Bộ Y Tế để diệt trừ. Điều chỉnh lại chế độ ăn uống sinh hoạt giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tái phát. Tổng hợp các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị viêm loét dạ dày như: dùng thuốc tây, dùng các vị thảo dược tự nhiên, điều trị bằng phẫu thuật ngoại khoa, thay đổi lối sống…Tùy vào tình trạng từng bệnh nhân mà hướng điều trị là khác nhau. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày phổ biến hiện nay nhé. Điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc tây Trong những thập kỷ qua việc chẩn đoán chính xác bệnh viêm loét dạ nhờ nội soi cùng các nghiên cứu chứng minh vai trò của HP trong bệnh viêm loét dạ dày đã làm cho cơ chế bệnh sinh loét sáng tỏ hơn cũng như việc điều trị bằng các thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn giúp cho việc điều trị viêm loét dạ dày được hiệu quả và trúng đích hơn. Sự ra đời của các thuốc ức chế mạnh bài tiết acid làm thay đổi hẳn quan điểm trước đây chủ yếu điều trị bằng phương pháp cắt đoạn dạ dày. Ngày nay việc điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc là chủ yếu cho kết quả rất trong việc làm lành ổ loét. Bác sĩ thường căn cứ vào tình trạng bệnh nhân có nhiễm vi khuẩn HP hay không nhiễm HP để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là phác đồ điều trị cho từng trường hợp. Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng thông thường Viêm loét dạ dày tá tràng thông thường là bệnh nhân bị tổn thương niêm mạc dạ dày, tá tràng không do vi khuẩn HP. Các thuốc thường dùng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng thông thường như: Nhóm thuốc kháng acid: Là các thuốc có tác dụng trung hòa acid trong dạ dày, giúp giảm nhanh các cơn đau, rát, khó chịu. Tuy nhiên các thuốc này thường gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón chính vì vậy không nên dùng dài ngày. Một số thuốc thường dùng: Actapulgite, Maalox,… Nhóm kháng thụ thể H2 (Anti H2): Thuốc có tác dụng giúp giảm tiết acid dạ dày bằng cách ức chế tác động của Histamin tại thụ thể Histamin H2 của tế bào viền dạ dày. Một số thuốc thường dùng: Ranitidin, Cimetidin… Nhóm thuốc này hiện nay ít dùng hơn nhóm PPI do tác dụng phụ nếu dùng dài ngày như gây hội chứng vú to ở nam giới. Nhóm ức chế bơm Proton (PPI): Ức chế mọi nguyên nhân gây tăng tiết acid dạ dày bằng cách ức chế bơm Proton H+. Đây là thuốc giúp làm giảm tiết acid mạnh nhất và được dùng phổ biến nhất hiện nay. Thường dùng trước khi ăn khoảng 30p đến 1h vì thuốc bị giảm hấp thu khi dùng cùng thức ăn. Một số thuốc thường dùng: Esomeprazole, Omeprazole, Rabeprazole, Pantoprazole… Thuốc tăng cường hệ thống bảo vệ niêm mạc: Thuốc có tác dụng giúp tạo một lớp màng phủ vết loét, ngăn không cho acid tấn công niêm mạc dạ dày. Một số thuốc thường dùng: Sucralfate, … Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có nhiễm vi khuẩn HP Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày tá tràng. 80-90% bệnh nhân viêm loét dạ dày có nhiễm vi khuẩn HP. Hiện nay có rất nhiều phác đồ điều trị vi khuẩn HP. Phác đồ 3 thuốc điều trị viêm dạ dày tá tràng của Bộ Y Tế ban hành Các thuốc sử dụng: Thuốc ức chế bơm proton (PPI): 2 lần mỗi ngày, trước bữa ăn 30 phút. Amoxicillin 500mg: 4 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn. Clarithromycin 500mg: 2 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn. Phác đồ 3 thuốc có levofloxacin điều trị viêm dạ dày tá tràng do Hp Các thuốc sử dụng: Thuốc ức chế tiết acid qua bơm proton (PPI): 2 lần/ngày, uống trước ăn 30 phút. Amoxicillin 500mg: 4 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn. Levofloxacin 500mg: 2 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn. Phác đồ nối tiếp điều trị viêm dạ dày tá tràng do vi khuẩn Hp Trong phác đồ điều trị viêm dạ dày tá tràng này, người bệnh dùng thuốc trong 2 giai đoạn nối tiếp nhau. Các thuốc sử dụng trong giai đoạn 1 (5 ngày đầu): Thuốc ức chế tiết acid qua bơm proton (PPI) : 2 lần mỗi ngày, trước bữa ăn 30 phút. Amoxicillin 500mg: 4 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn. Các thuốc sử dụng trong giai đoạn 2 (5 ngày tiếp theo): Thuốc ức chế tiết acid qua bơm proton (PPI): 2 lần mỗi ngày, trước bữa ăn 30 phút. Clarithromycin 500mg: 2 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn. Tinidazol 500mg: 2 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn. Phác đồ 4 thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng do Hp Các phác đồ loại này thường được chia làm 2 loại là phác đồ có Bismuth và phác đồ không có Bismuth. Các thuốc sử dụng trong phác đồ có Bismuth: Thuốc ức chế bơm proton (PPI): 2 lần mỗi ngày, trước bữa ăn 30 phút. Tetracyclin 500mg: 2 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn. Metronidazole 500mg: 2 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn. Bismuth 240mg: 4 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn. Các thuốc sử dụng trong phác đồ không có Bismuth: Thuốc ức chế bơm proton (PPI): 2 lần mỗi ngày, trước bữa ăn 30 phút. Amoxicillin 500mg: 4 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn. Clarithromycin 500mg: 2 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn. Metronidazole 500mg: 2 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn. Hoặc Tinidazol 500mg: 2 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn. Trên đây là phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có nhiễm vi khuẩn HP và không nhiễm vi khuẩn HP, bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân để kê đơn phù hợp với từng cá thể bệnh nhân, tuyệt đối không được tự ý phối hợp thuốc mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Điều trị viêm loét dạ dày bằng các bài thuốc, vị thảo dược tự nhiên Hiện nay ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, điều trị viêm loét dạ dày bằng các thảo dược tự nhiên hoặc các bài thuốc dân gian cũng là xu thế bởi sự an toàn, lành tính và hiệu quả bền vững. Một số loại dược liệu hay dùng để điều trị viêm loét dạ dày như: lá khôi, hoàng liên, gừng, nghệ, chè dây, cải bắp… Dưới đây là những bài thuốc, vị thuốc hay dùng, dễ kiếm bệnh nhân có thể áp dụng: Cam thảo Theo cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi: cam thảo có tác dụng giảm vị toan của dạ dày, do đó cam thảo được dùng làm thuốc chữa loét, viêm dạ dày và ruột. Cách dùng: Ngày uống 3-4g chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống luôn 7-14 ngày sau đó nghỉ để tránh hiện tượng phù nề, nặng mặt. Cam thảo Nghệ Nghệ có chứa curcumin có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, giúp tăng tái tạo niêm mạc, làm lành vết loét. Đồng thời nghệ cũng có tác dụng hỗ trợ diệt vi khuẩn Hp. Bệnh nhân hoàn toàn có thể dùng nghệ dưới dạng nghệ tươi hoặc tinh bột nghệ kết hợp với các thuốc đang điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ để nhanh chóng chấm dứt tình trạng viêm loét dạ dày. Cách làm: Lấy khoảng 2 thìa cà phê tinh bột nghệ, cho vào 100ml nước ấm, có thể thêm mật ong hoặc không thêm. Dùng đũa khuấy tan hỗn hợp, dùng ngày 3 lần, trước mỗi bữa ăn. Nghệ – vị thảo dược tự nhiên chữa viêm loét dạ dày hiệu quả Sử dụng các vị thảo dược tự nhiên có tác dụng điều trị nguyên nhân gây ra bệnh, an toàn, hầu như không gây tác dụng phụ, và tiết kiệm chi phí cho người bệnh. Tuy nhiên người bệnh cần phải thực hiện phương pháp này trong một thời gian dài, yêu cầu người bệnh có tính kiên trì cao, nếu nhanh nản thì hiệu quả đem lại sẽ không cao. Điều trị ngoại khoa Với sự tiến bộ của khoa học, và trong nghiên cứu các thuốc điều trị, hiện nay hướng điều trị nội khoa vẫn là ưu tiên hàng đầu trong điều trị viêm loét dạ dày. Điều trị nội khoa phải đúng cách và thật đầy đủ, khi không có kết quả, khi có những biến chứng nặng hoặc khi nghi ngờ ác tính mới phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Chỉ định điều trị ngoại khoa được chia làm 2 loại: Chỉ định điều trị tương đối và chỉ định điều trị tuyệt đối. Chỉ định điều trị tuyệt đối: Trong trường hợp viêm loét dạ dày có biến chứng nặng như thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, hẹp môn vị và ung thư hoá. Chỉ định điều trị tương đối: Bao gồm những trường hợp còn lại, với chỉ định này đôi khi rất khó xác định, chính vì vậy cần cân nhắc các yếu tố nguy cơ vì phẫu thuật đôi khi không phải là phương án tốt nhất cho bệnh nhân. Căn cứ vào một số yếu tố sau đây để quyết định điều trị ngoại khoa hay không: Đau, tính chất ổ loét, vị trí ổ loét, mức độ biến chứng ổ loét, thời gian bị bệnh… Một số phương pháp điều trị như: Cắt đoạn dạ dày, phương pháp nối với ruột, nối trước hoặc nối sau đại tràng ngang, đóng mỏm tá tràng… Mô phỏng một số phương pháp can thiệp ngoại khoa cắt dạ dày Một số tai biến gặp phải sau khi điều trị bằng phẫu thuật mổ dạ dày tá tràng: Thương tổn ống mật chủ, tổn thương ống tụy, vỡ lách, tắc miệng nối, chảy máu miệng nối, viêm miệng nối, rối loạn hấp thu… Điều trị viêm loét dạ dày bằng phẫu thuật ngoại khoa đem lại nhiều lợi ích, nhưng cũng có nhiều nguy cơ. Bác sĩ điều trị cần căn cứ vào nhiều yếu tố để quyết định cho từng trường hợp, chỉ định mổ chỉ nên được thực hiện khi cái lợi chiếm ưu thế. Việc phòng tránh, điều trị sớm bệnh viêm loét dạ dày góp phần quan trọng ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm (trong đó có ung thư dạ dày), từ đó giảm thiểu can thiệp ngoại khoa ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn Chế độ ăn uống sinh hoạt trong điều trị Trong điều trị viêm loét dạ dày chế độ ăn uống sinh hoạt đóng vai trò quan trọng, quyết định tần xuất tái phát của bệnh nhân. Chính vì vậy bệnh nhân cần có những lưu ý sau: Chế độ ăn uống: Ăn nhiều rau củ quả xanh, hạn chế các thực phẩm gây kích thích và tăng tiết acid dạ dày như đồ chua, cay, nóng, món ăn nhiều gia vị, … Tránh ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ vì những đồ ăn này gây khó tiêu và làm tăng áp lực cho dạ dày. Kiêng bia, rượu, café, đồ nước giải khát, đồ uống có cồn. Đây là thức uống gây kích thích, tăng tiết acid dạ dày, làm dạ dày bị tổn thương nhanh chóng nếu sử dụng liên tục trong một thời gian dài. Đặc biệt rượu khi tới dạ dày, dưới tác động của enzym được thủy phân thành acetaldehyde, đây là chất gây độc cho dạ dày và làm tăng tiết acid HCl mạnh, tăng khả năng gây loét niêm mạc dạ dày, Không nên ăn ngay trước khi chuẩn bị đi ngủ đặc biệt là các thực phẩm khó tiêu nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh…gây tăng áp lực cho hệ thống tiêu hóa, dạ dày phải làm việc nhiều hơn. Chế độ ăn uống khoa học giúp dạ dày khỏe Chế độ sinh hoạt: Không nên hút thuốc lá. Thuốc lá không chỉ gây hại cho tim, phổi, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến dạ dày, Nicotin trong thuốc lá gây kích thích tăng tiết niêm mạc dạ dày, gây tổn thương nghiêm trọng đến niêm mạc dạ dày. Không để bụng quá no hoặc quá đói, nên ăn đúng giờ vì khi bụng quá no hoặc quá đói, dạ dày đều tăng tiết acid làm tăng nguy cơ gây loét dạ dày. Tập thể dục thể thao thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe. Tránh căng thẳng, stress kéo dài, giữ tinh thần thoải mái. Stress là nguyên nhân hàng đầu gây tái phát viêm loét dạ dày do làm tăng tiết acid dạ dày và làm giảm lưu lượng máu đến hệ tiêu hóa.. Ngủ đủ giấc, trung bình 7-8 giờ mỗi ngày. Tránh thức quá khuya. Buổi tối là thời gian acid HCl trong dạ dày tiết nhiều nhất, việc thực quá khuya làm cho dạ dày tiết càng nhiều, gây viêm loét. Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày bằng các vị thảo dược tự nhiên rất tốt, lại tiết kiệm chi phí cho người bệnh, tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là người bệnh phải thật sự kiên trì, tìm hiểu thật kỹ trong các vị thuốc đó, thân cành hay hoa, lá có tác dụng. Đồng thời việc thực hiện rất cầu kỳ, nếu không đúng vừa làm mất thời gian của người bệnh lại vừa không đạt được hiệu quả như mong muốn. Còn sử dụng thuốc tây có ưu điểm là tác dụng nhanh chóng, thuốc dạng viên, gói rất dễ dàng sử dụng. Tuy nhiên, hiện nay do việc sử dụng không đúng theo chỉ định của bác sĩ cũng như việc lạm dụng thuốc tây khiến cho người bệnh gặp vô số tác dụng phụ, vừa tốn kém lại thêm bệnh vào người. Khắc phục những nhược điểm của phương pháp sử dụng thảo dược tự nhiên và thuốc tây, bệnh nhân có thể tham khảo các dòng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, vừa an toàn, lành tính, tiện dụng, lại có sự nghiên cứu tỉ mỉ về thành phần công thức sản phẩm. Bình vị Thái Minh – sản phẩm hỗ trợ viêm loét dạ dày hiệu quả Bình Vị Thái Minh là một trong những dòng sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả, giúp người bệnh cải thiện triệu chứng sau 1-2 lần sử dụng. Sản phẩm đã được nghiên cứu và chứng minh lâm sàng trong điều trị viêm loét dạ dày, đây là sự kết hợp giữa thành phần MUCOSAVE và các vị dược liệu quý của Việt Nam như: Dạ cẩm, lá khôi, Thương truật, giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản. Chuyên gia tư vấn hướng điều trị viêm loét dạ dày tá tràng Lời kết Trên đây là tổng hợp các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày khá cụ thể, hy vọng rằng với những kiến thức mà chúng tôi cung cấp, bạn đã trả lời được câu hỏi làm sao để điều trị bệnh viêm loét dạ dày của mình cho đúng và có cách nào để phòng ngừa tái phát. Tuy nhiên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, nếu bạn đang bị bệnh, hãy đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán điều trị sớm bạn nhé. Chúc bạn mau khỏe! Chia sẻ
Từng khổ sở vì viêm loét dạ dày, thậm chí còn suýt “đoản mệnh” – May mắn tìm được cách
Từng khổ sở vì viêm loét dạ dày, thậm chí
Ông bà ta vẫn thường nói “Có gì cũng được, trừ có bệnh. Thiếu gì cũng được trừ thiếu sức
Ông bà ta vẫn thường nói “Có gì cũng được,
Là 1 người lính từng có 30 năm vào sinh ra tử trên khắp chiến trường Nam Bắc, chú Bùi
Là 1 người lính từng có 30 năm vào sinh
“Cái cảm giác bị ợ hơi, chua miệng rồi nóng rát từ ngực lên tận cổ, như có lửa đốt
“Cái cảm giác bị ợ hơi, chua miệng rồi nóng
“Trào ngược mà cứ ngỡ trời hành. Nửa đêm cũng bị ợ ngược lên, ngực nóng rát như phải bỏng”
“Trào ngược mà cứ ngỡ trời hành. Nửa đêm cũng