Viêm dạ dày có được uống sữa không?

Những người mắc viêm loét dạ dày  thường băn khoăn lo lắng về vấn đề ăn uống hằng ngày, không biết ăn món này được không? Có ảnh hưởng gì không? Với thực phẩm sữa cũng vậy, dù sữa có nhiều dinh dưỡng nhưng nhiều người mắc viêm loét dạ dày băn khoăn không biết có uống được sữa không?

Viêm dạ dày có được uống sữa không? 1

Thông tin về bệnh viêm loét dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày là tình trạng hình thành vết viêm loét ở niêm mạc hoặc tá tràng- phần đầu ruột non. Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc bảo vệ cuối cùng của dạ dày bị bào mòn làm cho lớp mô bên dưới bị lộ ra. Bệnh viêm loét dạ dày có thể gây ra tình trạng xuất huyết tiêu hóa nếu ổ loét lớn, chảy máu nếu bệnh không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm loét dạ dày:

  • Do nhiễm trùng vi khuẩn Hp- H. pylori, Helicobacter pylori.
  • Lạm dụng thuốc chống viêm không Steroid như Aspirin, Ibuprofen hoặc Naproxen.
  • Do một số bệnh lý gây hình thành khối u ở hệ tiêu hóa làm tăng nồng độ axit trong dạ dày  -> gây tổn thương niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng
  • Dung nạp nhiều thực phẩm không tốt cho dạ dày, làm gia tăng các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày khiến tình trạng viêm loét trở nên tồi tệ và khó điều trị hơn.
Xem đầy đủ thông tin về: Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày để biết thêm chi tiết

Viêm loét dạ dày có uống sữa được không?

Trong sữa luôn có các chất béo, canxi và protein, các vitamin, khoáng chất dồi vào và cần thiết cho quá trình phát triển ở mọi độ tuổi. Với bệnh viêm loét dạ dày, sữa cũng có những tác dụng nhất định, tuy nó không thể làm lành các vết loét nhưng một số lợi ích của sữa đối với người viêm loét dạ dày có thể kể đến như:

Tăng miễn dịch

Sữa giúp bổ sung chất béo, canxi và các khoáng chất, vitamin  giúp tăng cường sức đề kháng, phục hồi hệ miễn dịch chống lại các vi khuẩn gây viêm nhiễm tại niêm mạc dạ dày. Ngoài ra theo nghiên cứu trong sữa có một lượng axit latic – đây là một chất giúp  kích thích hoạt động tiêu hóa và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori).

Bổ sung Probiotic

Hầu hết các trường hợp mắc viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra. Chính vì vậy, người bệnh nên bổ sung sữa để bổ sung những lợi khuẩn có ích cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra các sản phẩm lên men từ sữa có thể chứa vi khuẩn có lợi rất tốt cho hệ tiêu hóa. Người bệnh tăng cường bổ sung các vi khuẩn tự nhiên hoặc men vi sinh có thể cân bằng hệ thống vi sinh vật ở đường tiêu hóa và làm giảm nguy cơ nhiễm trùng vi khuẩn Hp.

Viêm loét dạ dày có uống sữa được không? 1

Tốt cho tiêu hóa

  • Trong sữa có chứa hàm lượng vitamina, B, D… và các khoáng chất thiết yếu rất tốt cho tế bào trong cơ thể bạn. Các loại vitamin này giúp cơ thể thúc đẩy tiêu hóa, kích thích vị giác giúp ăn ngon miệng. Không chỉ vậy, vitamin A còn giúp cải thiện thị lực của bạn, hỗ trợ não bộ và nhiều cơ quan khác.
  • Những khoáng chất trong sữa như: Canxi, magie, sắt, phosphorous, sodium, potassium,… là những khoáng chất có nhiều trong thành phần của sữa bò tươi. Những nhóm khoáng chất thiết yếu này giúp cho quá trình chuyển hóa năng lượng, giảm gánh nặng cho dạ dày.

Làm lành niêm mạc

Tỉ lệ Protein và calories (cal) trong sữa tuy không thể chữa lành các vết loét nhưng chúng có thể thúc đẩy cho quá trình làm lành niêm mạc dạ dày được diễn ra nhanh hơn và làm giảm bớt một số triệu chứng và cải thiện cơn đau.

Tóm lại:

Sữa mang lại rất nhiều lợi ích và chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngay cả những người mắc bệnh viêm loét dạ dày vẫn có thể nhận được rất nhiều lợi ích từ sữa. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo người bệnh nên tìm hiểu và lựa chọn những loại sữa nào có thể sử dụng vì không phải sữa nào cũng có thể sử dụng được cho bệnh viêm loét dạ dày. Ttrước khi sử dụng sữa, nên xem kĩ bảng thành phần và định lượng dùng từ nhà sản xuất

Các loại sữa tốt cho người viêm loét dạ dày

Các chế phẩm từ sữa

Các chuyên gia về sức khỏe và dinh dưỡng cho rằng những chế phẩm từ sữa như: Cream, bơ, phô mai, sữa chua… đều có nguồn gốc từ sữa động vật hoàn toàn có lợi cho sức khỏe dạ dày đặc biệt là sữa chua. Bởi sữa chua được lên men từ lợi khuẩn đặc biệt. Lactose trong sữa chua sau khi lên men sẽ chuyển hóa thành các phân tử đường đơn bao gồm glucose và galactose, cuối cùng nó chuyển thành axit lactic. Axit lactic tác dụng với một thành phần khác là canxi cazeinat có trong sữa, tạo ra axit cazeinic và canxi lactat dễ tiêu hóa.

Ngoài ra, các lợi khuẩn lên men trong sữa chua còn tạo nên enzym proteaza, có tác dụng thủy phân protein thành các axit amin tự do dễ hấp thụ. Mặt khác, axit của sữa chua còn kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn gây thối rữa trong ruột.

Sữa hạt

Sữa hạt 1

Sữa hạt có thành phần tự nhiên được kết hợp với sữa tươi đã qua tinh luyện. Đặc biệt trong sữa hạt có lượng omega-3 dồi dào và rất giàu chất xơ rất tốt cho tim mạch và an toàn và dạ dày.

Người bệnh viêm loét dạ dày có thể uống các loại sữa hạt như: Sữa óc chó, hạnh nhân, bí ngô, hạt sen, hạt điều, sữa ngô…đều có hương vị thơm ngon với hương vị đặc trưng từ các hạt thực vật đều mang lại hiệu quả tốt với bệnh viêm loét dạ dày. Nhất là nhóm người cao tuổi muốn tốt cho bệnh viêm loét dạ dày nên uống thức uống sữa hạt bởi nó còn bổ sung nguồn dinh dưỡng dồi dào tốt cho sức khỏe toàn diện.

Sữa tươi

Sữa tươi là nguồn dinh dưỡng phổ biến dễ dùng và được mọi người ưa chuộng vì thành phần dinh dưỡng và rất có lợi cho hệ tiêu hóa bởi:

  • Sữa tươi có lượng đạm, khoáng chất, vitamin dồi dào giúp thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, giúp cơ thể dễ hấp thu
  • Lượng chất báo dòi dào trong sữa tươi giúp trung hòa lượng axit trong dịch vị
  • Sữa tươi ấm giúp hỗ trợ giảm đau, giảm đầy bụng đầy hơi hiệu quả
  • Sữa tươi vừa bổ sung dinh dưỡng, giúp làm lành niêm mạc dạ dày bị tổn thương và củng cố lại lượng axit lactic thiếu hụt.

Lưu ý:

  • Uống sữa tươi hằng ngày rất tốt cho bệnh viêm loét dạ dày nếu bạn sử dụng sữa tươi phù hợp và đúng cách, tránh uống khi đói sẽ khiến bạn cồn ruột và khó chịu.
  • Không nên uống lượng sữa tươi quá nhiều bởi chúng sẽ gây phản tác dụng, axit trong dịch vị dạ dày sẽ tiết ra nhiều hơn và kích thích các vết loét trong niêm mạc khiến cho cơn đau trầm trọng hơn.

Sữa tươi 1

Sữa đặc

Sữa đặc là nhóm sữa có thành phần dinh dưỡng khá cao bởi chủ yếu là chất béo và protein. Hàm lượng protein trong sữa chua có thể bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, bao bọc vết loét giúp chúng không trở lên trầm trọng hơn và giảm sự tiếp xúc với axit, giúp người bệnh giảm đau khá tốt.

Lưu ý khi uống sữa để hạn chế cơn đau do viêm loét dạ dày

Sữa hay những chế phẩm khác từ sữa đều là những thực phẩm mà người mắc viêm loét dạ dày có thể sử dụng được vì nó cũng có lợi cho bệnh viêm loét dạ dày. Tất nhiên khi sử dụng, người bệnh cũng cần tìm hiểu cách sử dụng cũng như liều lượng dùng vừa phải vì nếu không sử dụng đúng cách chúng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Với những bệnh nhân viêm loét dạ dày, việc uống sữa cần chú ý để tránh bệnh viêm loét dạ dày bị kích thích và trở lên trầm trọng hơn, do vậy người bệnh cần chú ý một số điều sau:

  • Người bệnh viêm loét dạ dày chỉ nên uống không quá 500ml sữa/ ngày
  • Nên uống sữa ấm thay vì sữa lạnh để tránh lạnh bụng và gặp các vấn đề về tiêu hóa.
  • Thời điểm uống sữa tốt nhất trong ngày là sau bữa cơm 1-2 tiếng và không nên uống sữa khi bụng quá đói và cũng không nên uống sữa để giải khát để tránh đau vùng thượng vị và kiểm soát hoạt động tiết dịch vị ở dạ dày.
  • Không nên uống sữa, hay kết hợp ăn sữa chua với uống sữa tươi cùng một số thực phẩm đông lạnh chế biễn sẵn như xúc xích, pate, thịt xông khói, thực phẩm nhiều dầu mỡ vì chúng có thể sẽ gây dạ dày, táo bón và rối loạn tiêu hóa.
  • Tránh ăn trái cây hoặc uống nước trái cây sau khi uống sữa hoặc ăn sữa chua
  • Sửa dụng sữa chua điều độ vừa phải, tránh ăn quá nhiều bởi sữa chua có thể sẽ gây tăng axit trong dạ dày của bạn từ đó gây kích ứng niêm mạc dạ dày, gây ra ợ chua hoặc đau bụng.

Bệnh cạnh việc lưu ý để dùng sữa để tăng chất dinh dưỡng bồi bổ cơ thể thì những người bị viêm loét dạ dày cần:

  • Cân bằng chế độ nghỉ ngơi và làm việc, tránh stress, căng thẳng
  • Rèn luyện thể dục thể thao đều đặn giúp tăng sức đề kháng, tăng độ bền, sự dẻo dai của cơ thể
  • Nên biết chọn lựa loại sữa cũng như thực phẩm phù hợp với bệnh viêm loét dạ dày
  • Xây dựng thực đơn ăn uống cân bằng dinh dưỡng sẽ giúp người bệnh tăng khả năng phục hồi.

Bình vị Thái minh – hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả

Bệnh viêm loét dạ dày rất dễ tái phát nếu người bệnh không tuân thủ chế độ sinh hoạt hay ăn uống khoa học. Để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa sự phát triển viêm loét dạ dày, trong đó sản phẩm Bình Vị Thái Minh đã được nghiên cứu lâm sàng với chuyên gia hàng đầu đánh gia cao về tác dụng vượt trội.

Bình vị Thái minh - hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả 1

 

 

Được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên tốt cho dạ dày vì vậy sản phẩm mang lại sự tâm tuyệt đối cho người dùng cùng công dụng điều trị chuyên sâu bệnh về:

  • Giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.
  • Tung hòa acid dịch vị và làm lành vết loét.
  • Giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc.
  • Chống dị ứng, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày

Nên dùng liên tục theo liệu trình 2 tháng, khi cải thiện tốt có thể giảm xuống liều duy trì 2 viên/ 1 ngày

Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như các bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0386034656 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.

Cập nhật lúc: 03/02/2024
bac-si-duong-xuan-phuong.jpg

Bài viết mới nhất

Video nổi bật

Ngày 5/10/2019, Nhà máy Công nghệ cao Thái Minh đã chính thức đi vào hoạt động. Đây là một trong

Ngày 5/10/2019, Nhà máy Công nghệ cao Thái Minh đã

Loading...