Viêm loét dạ dày mạn tính là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Viêm loét dạ dày mạn tính là bệnh tiêu hóa ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Nếu người bệnh không có biện pháp điều trị viêm loét dạ dày kịp thời và  hiệu quả, viêm dạ dày mãn tính xuất hiện có thể đi chung với dị sản hoặc loạn sản. Vậy để hiểu rõ hơn về viêm loét dạ dày mạn tính cùng dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả, bạn có thể tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.

Viêm loét dạ dày mạn tính là gì? Dấu hiệu và cách điều trị 1

Thế nào là viêm loét dạ dày mãn tính

Bệnh viêm loét dạ dày mãn tính (hay còn được gọi là viêm loét dạ dày mạn tính) xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày bị viêm loét, tổn thương và viêm nhiễm xảy ra trong nhiều năm. Bệnh viêm loét dạ dày tiến triển chậm, vết tổn thương lan tỏa hoặc chỉ khu trú tại một vùng nhất định trong niêm mạc dạ dày.

Viêm loét dạ dày mạn tính thường được chia làm 2 loại:

  • Viêm dạ dày mạn tính vùng thân vị
  • Viêm loét dạ dày mạn tính vùng hang vị

Viêm dạ dày mạn tính thường thứ phát sau một số rối loạn tiêu hoá kéo dài hoặc rối loạn các chức năng tiêu hoá. Ngoài ra một số yếu tố dưới đây cũng là yếu tố gây lên viêm loét dạ dày mạn tính:

Do bệnh lý

  • Viêm loét dạ dày cấp tính nếu không được điều trị kịp thời và triệt để thì có thể phát triển thành viêm loét dạ dày mãn tính
  • Một số bệnh lý: viêm khoang miệng, viêm khoang mũi có thể khiến vi khuẩn hoặc động tố ở những bộ phận này trôi vào dạ dày gây lên viêm loét dạ dày
  • Một số bệnh về hệ thống trung ương thần kinh, tiểu đường, chức năng tuyến giáp bất thường hay suy yếu cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày

Chế độ ăn uống, sinh hoạt

  • Ăn nhiều thức ăn cay nóng, lạnh quá hay cứng quá khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương lâu dần dẫn đến viêm loét dạ dày
  • Chế độ dinh dưỡng không đủ, thiếu vitamin và protein thiết yếu khiến sức đề kháng của niêm mạc dạ dày suy giảm, dễ tổn thương và gây viêm.
  • Chế độ sinh hoạt, lối sống cũng ảnh hưởng khá nhiều đến bệnh viêm loét dạ dày: Thức khuya, sử dụng quá nhiều chất kích thích, cà phê, rượu, chất gây nghiện đều có tính kích thích dạ dày

Vi khuẩn

Theo nghiên cứu, vi khuẩn xoắn là vi khuẩn gây viêm loét dạ dày cấp tính hoặc mãn tính. Vi khuẩn này tác động mạnh đến niêm mạc dạ dày, rất dễ khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương viêm loét.

Theo nghiên cứu, vi khuẩn Hp cũng được xem là nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm loét dạ dày mãn tính. Thống kê cho thấy có tới 70% nguyên nhân gây viêm loét dạ dày là do vi khuẩn Hp gây ra

Tâm lí

Stress, rối loạn lo âu trong thời gian dài khiến các chức năng điều tiết thần kinh trong cơ thể bị rối loạn thải ra quá nhiều phenol amin, đồng thời làm cho chức năng tuyến thượng thận hoạt động quá mức bình thường. Những bất thường này khiến cho mạch máu trong niêm mạc dạ dày thu hẹp lại, axit tiết ra quá nhiều gây tổn thương niêm mạc dạ dày dẫn tới viêm loét dạ dày.

Thế nào là viêm loét dạ dày mãn tính 1

Món ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày

Các triệu chứng của viêm loét dạ dày mãn tính

Bệnh viêm loét dạ dày mãn tính có diễn biến chậm, bình thường bệnh không có triệu chứng gì bất thường hoặc triệu chứng điển hình. Triệu chứng viêm loét dạ dày mãn tính ở mỗi bệnh nhân khác nhau, có người thì không có hoặc có rất ít triệu chứng khiến người bệnh không để ý và nhận biết được:

  • Ợ hơi khó chịu
  • Đầy bụng chán ăn

Tuy nhiên những triệu chứng này rất dễ nhầm với một số triệu chứng về tiêu hóa, có thể ít xuất hiện hoặc tồn tại trong thời gian dài. Chính vì vậy, một số triệu chứng mà bạn có thể quan sát được liệt kê dưới đây:

Đau bụng vùng thượng vị:

Đau bụng vùng thượng vị là triệu chứng chính của bệnh, cơn đau bụng âm ỉ kéo dài, có thể cơn đau thành từng cơn đi kèm với cảm giác nóng, bỏng rát vùng bụng thường kéo dài âm ỉ hoặc kéo dài từng cơn đi kèm cảm giác bỏng rát. Cơn đau thường xuất hiện khi dạ dày tiêu hóa hết thức ăn- lúc bụng đói hoặc vào ban đêm, nó có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.

Đầy hơi chướng bụng, buồn nôn:

Người bệnh có thể có những triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, cảm giác hơi thở nóng, nóng bụng, ợ chua, ợ rát, buồn nôn và những cảm giác khó chịu ở dạ dày.

Rối loạn tiêu hóa:

Người bệnh có thể gặp phải tình trạng tiêu hóa ko ổn định: Ỉa chảy, táo bón do việc tiêu hóa không ổn định. Ngoài ra quan sát màu sắc phân màu sẫm, có thể phân lẫn máu.

Ngoài ra, để ý quan sát người bệnh viêm loét dạ dày mãn tính, còn có thể nhận thấy một số dấu hiệu dưới đây:

  • Người bệnh không cảm thấy thèm ăn, muốn ăn bởi cơ thể tiêu hóa kém, người gầy yếu xanh xao
  • Những người viêm loét dạ dày mãn tính lâu lắm thường suy nhược cơ thể bởi cơ thể ăn uống không hấp thụ thiếu sắt
  • Lưỡi đỏ, có rêu vàng nhớt và dày
  • Miệng khô, đắng, khuôn mặt nhợt nhạt trắng bệnh
  • Người bệnh khó ngủ, ngủ không ngon giấc bởi triệu chứng khó chịu của bệnh nên tâm lý không ổn định, hay cáu gắt.

Các triệu chứng của viêm loét dạ dày mãn tính 1

Điều trị viêm loét dạ dày

Cho tới nay, chưa có loại thuốc nào có thể điều trị viêm loét dạ dày triệt để, nên bệnh có nguy cơ tái phát bất cứ lúc nào. Điều trị viêm loét dạ dày mãn tính chỉ có thể giảm đau và giảm các triệu chứng do bệnh gây ra để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh. Tùy vào nguyên nhân cũng như thể trạng người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị hiệu quả và phù hợp nhất:

Dùng thuốc Tây điều trị viêm loét dạ dày mãn tính

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày:

  • Sucralfate,
  • Bismuth subcitrat,
  • Misoprostol,
  • Cytotec

Nhóm thuốc này có tác dụng bảo vệ dạ dày khỏi tác hại ăn mòn của axit hoặc các vi khuẩn gây hại trong đường ruột

Thuốc trung hòa axit dạ dày:

  • Rolaids,
  • Tums,
  • Mylanta,
  • Maalox,

Nhóm thuốc này có tác dụng trung hòa axit dịch vị và được sử dụng để làm giảm các triệu chứng ợ nóng, khó tiêu, hoặc đau dạ dày.

Thuốc chống H2:

  • Cimetidin,
  • Famotidine,
  • Ranitidine,
  • Nizatidine

Những loại thuốc này giúp ngăn chặn histamine, một chất hóa học trong cơ thể giúp  báo hiệu khi nào axit trong dạ dày được tiết ra.

Thuốc ức chế bơm proton:

  • Rabeprazole (AcipHex),
  • Esomeprazole (Nexium),
  • Omeprazole (Prilosec, Zegerid),
  • Dexlansoprazole (Dexilant),
  • Lansoprazole (Prevacid),
  • Pantoprazole (Protonix)

Những loại này giúp làm giảm axit và bảo vệ niêm mạc dạ dày, thuốc không có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP.

Kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn HP:

  • Tindamax, Flagyl,
  • Tetracycline HCL,
  • Levaquin…

Giúp tiêu diệt những vi khuẩn Hp, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày

Các loại thuốc NSAIDs cần lưu ý :

  • Aspirin,
  • Diclofenac,
  • Ibuprofen,
  • Meloxicam,
  • Naproxen,
  • Ketoprofen…

Nếu các loại thuốc kháng viêm không chứa steroil (NSAIDs) là nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày thì bệnh nhân sẽ được chỉ định ngưng dùng thuốc hoặc chuyển sang một loại thuốc khác phù hợp hơn.

Dùng thuốc Tây điều trị viêm loét dạ dày mãn tính 1

Điều trị viêm loét dạ dày mãn tính bằng phương pháp dân gian

1.Nghệ

Bởi vì thành phần chính của nghệ là curcumin – đây là một trong những hoạt chất có khả năng ức chế vi khuẩn HP trong dạ dày cũng như giảm tiết dịch vị. Chính vì vậy nghệ có tác dụng rất tốt với bệnh viêm loét dạ dày, chúng giúp phục hồi những thương tổn ở dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa sự xuất hiện của khối u.

Nghệ tươi

  • 15gr nghệ tươi kết hợp với 1 thìa mật ong
  • Khuấy đều để hòa tan trong nước ấm và uống trước bữa ăn

Tinh bột nghệ

  • Trộn theo tỉ lệ 2 phần nghệ, 1 phần mật ong
  • Nhào đều và vê thành viên nhỏ khoảng 5gr/ viên
  • Uống 9 viên/ ngày chia 3 lần
  • Dùng liên tục khoảng 40 ngày với người viêm loét dạ dày mãn tính có triệu chứng nặng, nếu triệu chứng nhẹ dùng khoảng 5-10 ngày.

Lưu ý, các viên hoàn nghệ và mật ong nên bảo quản trong lọ thủy tinh, tránh dùng khi ẩm mốc

2.Bồ Công Anh

Trong bồ công anh có chứa nhiều hoạt chất kháng sinh như: xanthophyl, lecithin, violaxanthin, taraxanthin,… cùng vitamin, khoáng chất có tác dụng kháng viêm, giảm đau mà còn giảm vết loét và giảm tổn thương do bệnh đau dạ dày gây.

  • Bồ công anh khô: 20g, lá khổ sâm: 10g, lá khôi: 15g
  • Rửa sạch các nguyên liệu trên và cho vào nồi đun với 300ml nước. Đun sôi và vặn nhỏ lửa trong 20 phút thì tắt bếp
  • Chắt lấy 3 phần nước uống trong ngày
  • Mỗi ngày dùng 1 thang, uống đều đặn trong 10 ngày, nghỉ một vài ngày rồi tiếp tục thực hiện đến liệu trình thứ 2.

3.Lá khôi 

Hoạt chất tanin và glucosid  trong lá khôi là những hoạt chất có khả năng chống viêm và làm se vết loét cực tốt. Không chỉ vậy, chúng còn làm giảm sự gia tăng dịch acid tại dạ dày, làm liền sẹo nhanh hơn cũng như hỗ trợ giảm thiểu triệu chứng mà bệnh dạ dày mang đến như: ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, giảm cơn đau,…

  • Dùng 20 g lá khôi tươi hoặc 10g lá khôi khô
  • Hãm nước như hãm trà hoặc cho vào nồi đun như đun trà
  • Chắt lấy nước uống vào buổi sáng.

Điều trị viêm loét dạ dày mãn tính bằng phương pháp dân gian 1

Biện pháp chăm sóc tại nhà

Chế độ ăn uống

  • Nên ăn uống đúng giờ
  • Không nên để bụng quá đói hoặc quá no
  • Không nên ăn đồ ăn nhiều gia vị chua, cay, nóng, tẩm ướp quá mặn
  • Tránh ăn đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ quá khô, cứng khó tiêu hóa
  • Nên ăn chín uống sôi, chọn lựa thực phẩm sạch sẽ, an toàn
  • Ăn nhiều rau củ quả để bố ung viatmin và dưỡng chất giúp mau lành vết thương

Chế độ sinh hoạt

  • Nên ngủ nghỉ có giờ giấc, không thức quá khuya
  • Tránh sử dụng những chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, cà phê…
  • Tạo thói quen rèn luyện thể thao tăng cường sức khỏe
  • Chọn môn thể thao phù hợp như: Đi bộ, bơi lội, ngồi thiền hoặc yoga để giảm tránh stress gây hại cho dạ dày

Xem đầy đủ hơn: Viêm loét dạ dày ăn gì? Kiêng gì?

Bình vị Thái Minh- hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày mãn tính

Việc lựa chọn sản phẩm chiết xuất từ thảo dược lành tính Bình Vị Thái Minh được nghiên cứu lâm sàng với chuyên gia hàng đầu đánh gia cao về tác dụng vượt trội, phát huy hỗ trợ điều trị toàn diện bệnh viêm loét dạ dày được rất nhiều người tin dùng và có phản hồi vô cùng hiệu quả.

Bình vị Thái Minh- hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày mãn tính 1

Bình vị Thái Minh được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên tốt cho dạ dày vì vậy sản phẩm mang lại sự tâm tuyệt đối cho người dùng cùng công dụng điều trị chuyên sâu bệnh về:

  • Giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.
  • Tung hòa acid dịch vị và làm lành vết loét.
  • Giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc.
  • Chống dị ứng, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày

Nên dùng liên tục theo liệu trình 2 tháng, khi cải thiện tốt có thể giảm xuống liều duy trì 2 viên/ 1 ngày

Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như các bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0386034656 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.

Cập nhật lúc: 03/02/2024
bac-si-duong-xuan-phuong.jpg

Bài viết mới nhất

Video nổi bật

Ngày 5/10/2019, Nhà máy Công nghệ cao Thái Minh đã chính thức đi vào hoạt động. Đây là một trong

Ngày 5/10/2019, Nhà máy Công nghệ cao Thái Minh đã

Loading...