Bị viêm loét dạ dày nên ăn hoa quả gì?

Các loại quả là những thực phẩm giàu viatmin, rất tốt cho hệ tiêu hóa và giúp tăng sức đề kháng đặc biệt là những người mắc bệnh tiêu hóa- viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, không phải tất cả loại quả đều có lợi và tốt cho người viêm loét dạ dày, vậy người bị viêm loét dạ dày nên ăn loại hoa quả gì? Dưới đây là một số loại trái cây mà người bệnh viêm loét dạ dày có thể lựa chọn.

Nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm loét dạ dày không thể không kể đến chế độ ăn uống, các loại thực phẩm và chế độ sinh hoạt hằng ngày, do khuẩn H. pylori… có thể từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể bạn, gây nên tình trạng viêm loét dạ dày.

Bị viêm loét dạ dày nên ăn hoa quả gì? 1

Để phòng ngừa điều trị và giảm thiểu triệu chứng viêm loét dạ dày, bênh cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cũng cần thiết lập chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt để giảm thiểu bệnh tái phát.  Các loại trái cây chứa nhiều dinh dưỡng, vitamin cần thiết cho cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng, ngoài ra nó cũng là phương thuốc hỗ trợ đắc lực cho việc điều trị bệnh. Tuy nhiên  không phải trái cây nào cũng tốt cho người bệnh viêm loét dạ dày. Dưới đây là một số loại trái cây mà người bệnh cần lựa chọn:

Những loại hoa quả tốt cho bệnh viêm loét dạ dày

Đu đủ chín

Ai cũng biết đu đủ là loại quả có nhiều vitamin tốt cho các bệnh dạ dày và đường ruột. Đã có nghiên cứu về lợi ích của quả đu đủ và chỉ ra:

  • Đu đủ giúp kích thích tiêu hóa
  • Phòng ngừa triệu chứng táo bón
  • Đu đủ giúp giảm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu của bệnh dạ dày
  • Đu đủ có chứa enzyme papain và chymopapain giúp giảm đau dạ dày và tạo môi trường axit lành mạnh.

Ngoài ra cũng lưu ý, đu đủ xanh người bệnh viêm loét dạ dày nên tránh xa vì nó có rất nhiều nhựa chúng sẽ gây bào mòn dạ dày, khiến cơn đau dạ dày hành hạ bạn và vết viêm loét sẽ trầm trọng hơn.

Quả bơ

Theo các chuyên gia, trong quả bơ có nhiều chất xơ, chất chống viêm, chống oxy hóa giúp làm dịu niêm mạc dạ dày và lành nhanh lành các vết loét. Ngoài ra chất Folate có trong quả bơ làm giảm homocysteine giúp lưu thông khí huyết, khiến cho dạ dày được thư giãn, hạn chế cơn đau do co bóp.

Người bệnh viêm loét dạ dày thường xuyên ăn bơ sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm chướng bụng, đầy hơi và hấp thu được chất dinh dưỡng dễ dàng, từ đó làm giảm tần suất các cơn đau thượng vị vào ban đêm và sáng sớm.

Ngoài ra bơ còn tác động tích cực tới quá trình nhu động ruột một cách tự nhiên. Có rất nhiều cách chế biến món ăn với bơ rất tốt cho bệnh viêm loét dạ dày mà các bạn có thể lựa chọn như:

  • Sinh tố bơ
  • Bơ dầm sữa chua
  • Salad bơ với rau củ

Quả bơ 1

Bơ dầm sữa chua tốt cho bệnh viêm loét dạ dày

Chuối chín

Chuối là loại quả hàng đầu trong danh sách có lợi cho dạ dày bởi theo nghiên cứu trong thành phần dinh dưỡng của chuối có chứa nhiều pectin giúp kích thích nhu động ruột tự nhiên, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, giảm bớt triệu chứng đầy bụng, khó tiêu và các vấn đề khó chịu của dạ dày.

Chuối có khả năng trung hòa acid dư thừa trong dạ dày và chống sưng, giảm viêm đau, giúp bôi trơn hệ tiêu hóa. Ngoài ra trong chuối còn chứa các viatmin, kali bảo vệ niêm mạc và ngăn sự xâm nhập của vi khuẩn Hp. Tuy nhiên không phải loại chuối nào cũng có có tác dụng với bệnh viêm loét dạ dày, người bệnh nên chú ý khi sử dụng chuối như sau:

  • Chỉ sử dụng chuối chín, chuối xanh vẫn còn nhựa sẽ làm triệu chứng bệnh dạ dày trở nên trầm trọng hơn
  • Không nên ăn chuối khi bụng quá đói, nên ăn chuối sau bữa ăn khoảng 2 phút
  • Không nên ăn quá nhiều chuối một ngày
  • Không nên ăn chuối khi bị đau thượng vị

Nước dừa

Theo các chuyên gia, trong nước dừa có chứa acidlauric, khi hoạt chất này đi vào cơ thể chúng biến đổi thành monolaurin giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP và phòng tránh viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của nấm và vi khuẩn. Ngoài ra nước dừa đặc biệt giàu viatmin và khoáng chất, ít béo và ít calo, sử dụng nước dừa thường xuyên giúp tăng đề kháng, khỏe cơ bắp và tim mạch, giúp hệ tiêu hóa hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và cân bằng các chất lỏng trong cơ thể.

Người bệnh viêm loét dạ dày nên sử dụng nước dừa mỗi ngày còn giúp giảm thiểu triệu chứng táo bón của bệnh.

Nước dừa 1

Táo

Táo rất giàu chất xơ, enzym và pectin có ích cho bệnh viêm loét dạ dày. Hoạt chất pectin trong táo giúp thúc đẩy hoạt động ở dạ dày, đường ruột, kích thích tiêu hóa. Chính vì vậy dạ dày được nghỉ ngơi nhiều hơn, không bị kích thích mạnh sẽ giảm được các cơn đau dạ dày dai dẳng, tránh được triệu chứng chướng bụng, đầy hơi. Theo các chuyên gia, bác sĩ bổ sung táo hằng ngày rất có lợi cho sức khỏe nói chung và người bệnh viêm loét dạ dày nói riêng, chúng giúp hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất mà không ảnh hưởng đến dạ dày.

Việt Quất

Theo các chuyên gia nghiên cứu trong qủa việt quất có chứa hoạt chất proanthocyanidins flavonoid có khả năng chống vi khuẩn, ngăn ngừa sự kết dính của chúng trong dạ dày, giảm nhanh các cơn đau âm ỉ bên trong bụng, làm cho người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Đây là loại quả chứa hàm lượng chất xơ và khoáng chất, vitamin rất lớn chúng có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch trong cơ thể, hạn chế sự nguy hại của gốc tự do, tránh cho dạ dày bị nhiễm trùng do viêm loét.

 Lựu

Các nhà khoa học tại Nga đã nghiên cứu và chỉ ra trong quả lựu có nhiều khoáng chất, vitamin có thể giúp giảm nhanh các cơn đau và nóng rát ở vùng thượng vị, giúp người bệnh tiêu hóa tốt và ăn ngon miệng hơn. Nếu bổ sung lượng lựu vừa đủ sẽ giảm nhanh các triệu chứng đau của viêm loét dạ dày trong thời gian ngắn.

Ngoài ra, quả lựu còn có tác dụng tốt trong việc chống oxy hóa, giảm lượng đường huyết, giảm cholestrol và phòng tránh được khá nhiều bệnh.

 Lựu 1

Cherry

Trong quả chery có chứa hoạt chất chống oxy hóa flavonoid chúng giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn hp- loại vi khauanr gây viêm loét dạ dày. Ngoài ra đây là loại quả giàu dinh dưỡng, giúp nâng cao sức đề kháng, cải thiện chức năng đường ruột, ngăn ngừa nhiễm trùng, viêm loét…

Những loại quả cần tránh khi bị viêm loét dạ dày

Bên cạnh những loại trái cây giàu dinh dưỡng tốt cho bệnh viêm loét dạ dày thì cũng có một số loại trái cây khiến bệnh viêm loét dạ dày ngày một trầm trong hơn có thể kể đến như:

  • Những loại trái cây có tính axit cao: Chanh, cà chua, quýt chua, dứa… Là những loại quả  có tính axit cao, mà lượng acid trong các loại trái cây này dễ gây bào mòn, đồng thời nó còn làm tăng lượng acid trong dạ dày và làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh.
  • Trái gây gây đầy bụng, chướng bụng khó tiêu: Lê, đào, hồng và mận… Những loại trái cây này  gây đầy hơi chướng bụng, cồn cào bụng  khiến triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày càng nặng hơn. Ngoài ra chúng dễ gây rối loạn tiêu hóa, khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn.
  • Trái cây mang tính nóng: Nhãn, vải, sầu riêng…Đây là những loại trái cây mà người bệnh viêm loét dạ dày nên tránh bởi đây là những loại trái cây nhiều chất béo, gây nóng, ợ hơi, khó tiêu.
  • Trái cây đóng hộp: Những loại trái cây đóng hộp thường chứa nhiều chất bảo quản, phụ gia và lượng đường cao. Chính vì vậy khi người bệnh nạp vào cơ thể, chúng sẽ khiến dạ dày làm việc hết công suất để chuyển đổi năng lượng, dạ dày co cóp nhiều gây tổn thương niêm mạc dạ dày, khiến vết viêm loét ngày càng nặng hơn.
Tìm hiểu thêm thông tin:

Lưu ý cho người bệnh viêm loét dạ dày khi ăn trái cây

Mặc dù ăn trái cây rất tốt cho bệnh viêm loét dạ dày, tuy nhiên người bệnh cũng nên lưu ý để bệnh viêm loét dạ dày không tái phát và trở nên nặng hơn:

  • Thời gian tốt nhất để ăn trái cây là ăn sau bữa chính 30 phút- 1 tiếng. Ngoài ra không nên ăn trái cây trước khi đi ngủ bởi nó có thể ảnh hưởng đến chức năng thận và có hại cho dạ dày khi co bóp tiêu hóa
  • Không nên ăn hoa quả khi bụng quá đói vì nó sẽ làm tăng lượng axit trong dạ dày, dễ gây bào mòn dạ dày và xuất hiện triệu chứng đầy hơi, khó tiêu
  • Nên ăn trái cây rõ nguồn gốc xuất xứ, nên chọn lựa những loại trái cây sạch, an toàn
  • Nên sử dụng hoa quả tươi chứ không ăn những loại đã để qua slaau trong tủ lạnh bởi nếu để lâu trong tủ lạnh lượng dưỡng chất bị mất đi hoặc hoa quả chín đã bị biến đổi chất dễ gây kích ứng và rối loạn tiêu hóa.

Bình vị Thái Minh- Phòng ngừa điều trị viêm loét dạ dày

Chế độ dinh dưỡng, trái cây mà người bệnh viêm loét dạ dày dung nạp vào cơ thể rất quan trọng. Chính vì vậy, người bệnh cần chú ý phòng ngừa để bệnh viêm loét dạ dày không có cơ hội tái phát. Hiểu được bệnh viêm loét dạ dày có nguy cơ tái phát rất cao, các nhà khoa học thuộc nhà máy công nghệ cao Thái Minh đã tiến hành nghiên cứu và bào chế thành công thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bình vị Thái Minh với các thành phần thảo dược viên nén tiện dùng và hiệu quả.

Bình vị Thái Minh- Phòng ngừa điều trị viêm loét dạ dày 1

Thành phần trong 1 viên nén Bình Vị Thái Minh bao gồm các thảo dược:

  • Mucosave FG HIA (Chiết xuất từ Xương rồng Nopal và Lá Oliu) có tác dụng tạo màng sinh học bao phủ lên lớp niêm mạc dạ dày, thực quản, tạo khoảng trống để các tổn thương tự phục hồi. Đồng thời các polyphenol trong Mucosave có tác dụng giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.
  • Giganosin được chiết xuất từ Dạ cẩm và là Khôi tác dụng trung hòa acid dịch vị, giảm đau, chống viêm và làm lành vết loét
  • Thương truật làm giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc
  • Núc nác có chứa 5 loại flavonoid, chất đắng kết tinh Oroxylin, baicalein và chrysin có hoạt tính chống dị ứng, giảm tiết acid dạ dày, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày

Nếu bạn cần giải đáp bất kỳ thắc mặc nào liên quan tới bệnh lý viêm loét dạ dày xin vui lòng gọi về tổng đài tư vấn 1800.6397 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn giải đáp những thắc mắc nhé.

Cập nhật lúc: 03/02/2024
bac-si-duong-xuan-phuong.jpg

Bài viết mới nhất

Video nổi bật

Ngày 5/10/2019, Nhà máy Công nghệ cao Thái Minh đã chính thức đi vào hoạt động. Đây là một trong

Ngày 5/10/2019, Nhà máy Công nghệ cao Thái Minh đã

Loading...