Chia sẻ 7 món ăn tốt cho người viêm loét dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày là bệnh phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp song song với việc điều trị để giảm thiểu triệu chứng và cải thiện chức năng tiêu hoá và tình trạng dinh dưỡng người bệnh. Dưới đây là một số món ăn tốt cho người bệnh viêm loét dạ dày mà bạn có thể tham khảo để cải thiện và phòng ngừa bệnh.

Chia sẻ 7 món ăn tốt cho người viêm loét dạ dày 1

Trước khi tìm hiểu về vai trò của chế độ ăn và các món ăn tốt cho bệnh viêm loét dạ dày, bạn có thể đọc: Các nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày

Vai trò của chế độ ăn với bệnh viêm loét dạ dày

Dạ dày có nhiệm vụ dự trữ thức ăn để đưa vào tiêu hóa dần. Chúng là cơ quan đảm nhiệm nghiền nát thức ăn và tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa và hấp thu thức ăn tại ruột non.

Khi dạ dày bị viêm loét, chế độ ăn uống và dinh dưỡng càng quan trọng bởi thức ăn đưa vào ảnh hưởng trực tiếp tới vết viêm loét của dạ dày. Chính vì vậy, chế độ ăn uống và thực phẩm trong viêm loét dạ dày nhằm mục đích giúp giảm tiết acid, giảm tác dụng của acid dạ dày tiết ra lên niêm mạc dạ dày. Không chỉ vậy chế độ ăn, thành phần thực khi đưa vào dạ dày còn giúp hạn chế hoặc loại bỏ những kích thích có hại để dạ dày được nghỉ ngơi và các vết tổn thương viêm loét được mau lành hơn.

Chế độ ăn uống tốt cho người viêm loét dạ dày

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống

Thức ăn trước khi được đưa xuống dạ dày cần quá trình nhai ngiền. Quá trình này rất quan trọng cho hệ tiêu hóa và hấp thu ở ruột non. Muốn thức ăn được hấp thu tốt và quá trình tiêu hóa được diễn ra thuận lợi cần lưu ý một số điểm dưới đây:

  • Thức ăn cần được nấu kĩ, ninh nhừ, dạng mềm giúp bao bọc niêm mạc dạ dày và giúp dạ dày không bị hoạt động quá tải
  • Nên nhai kĩ, ăn chậm, không nên ăn no quá hay để dạ dày đói quá. Nên chia nhỏ bữa ăn giúp trung hòa acid bởi nếu đói quá hay no quá dạ dày dễ kích thích và tăng tiết aicd.
  • Hạn chế dung nạp những loại thức ăn dễ gây tăng tiết dịch vị như: Đồ ăn chua, ngọt, chất béo, thịt nướng, thức ăn nhiều gia vị cay nóng…
  • Không nên ăn quá nhiều canh cùng cơm.
  • Không ăn những thực phẩm sống, tái.
  • Không nên hút thuốc lá, bia rượu và các chất kích thích như caphe, nước chè…
  • Làm việc điều độ, không quá sức, tránh gây căng thẳng stress

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống 1

Các món mềm như cháo, súp rất tốt cho dạ dày

Những thực phẩm khuyên dùng

Người mắc viêm loét dạ dày muốn kiểm soát tình trạng viêm loét dạ dày cũng như muốn cải thiện bệnh thì người mắc viêm loét dạ dày cẩn bổ sung những loại thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm tiết acid và tăng cường các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất thiết yếu:

Thực phẩm nhiều đạm dễ tiêu hóa:

  • Thịt nạc
  • Tôm…

Là các thực phẩm giàu đạm và can xi người bệnh viêm loét dạ dày nên sử dụng nhiều những nhóm thực phẩm này bởi chúng giúp người bệnh nhanh lành vết loét. Người bệnh nên chế biến dưới dạng luộc, hấp sẽ giữ được nhiều lượng vitamin và tốt cho bệnh

Các loại rau củ non, nhiều vitamin:

  • Giá đỗ
  • Bắp cải…
  • Rau mầm non

Đây là những loại rau củ cung cấp lượng vitamin K, U vô cùng dồi dào, hỗ trợ hiệu quả trong điều trị bệnh đau dạ dày. Ngoài ra chúng còn cung cấp lượng chất xơ dồi dào và vitamin U và K1 giúp tăng cường lưu thông máu đến dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày và kích thích hệ tiêu hóa, rất tốt cho người bị đau dạ dày.

Các loại thực phẩm giàu tinh bột, ít mùi vị, dễ tiêu:

  • Cháo
  • Cơm
  • Cơm nếp
  • Khoai lang
  • Khoai tây
  • Bánh mì

Những loại thực phẩm trên giúp giảm tiết dịch dạ dày rất tốt trong việc giảm tiết acid trong dạ dày, làm giảm cơn đau dạ dày.

Thức uống có tính bảo vệ niêm mạc dạ dày

  • Nước lọc,
  • Sữa hộp, sữa bò, sữa đậu nành,
  • Bơ,
  • Mật ong,
  • Nghệ…..

Nghệ, mật ong hay các loại sữa nước có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, kiềm độ acid của dịch vị và làm lành các vết loét dạ dày. Ngoài ra mật ong còn có nhiều dưỡng chất kháng khuẩn, điều hòa nồng độ acid tại dạ dày và tránh tình trạng kích ứng dạ dày.

Các loại dầu hạt như:

Dầu hướng dương, óc chó, oliu…

Những thực phẩm nên hạn chế

Khi bị viêm loét dạ dày – tá tràng, ngoài việc bổ sung những thực phẩm tốt cho bệnh, bạn cũng nên tránh một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng bệnh nặng nề hơn:

Thực phẩm tăng aicd dạ dày:

  • Thực phẩm muối chua, lên men: Dưa muối, cà muối, hành muối
  • Những loại trái cây chua, tăng aicd dạ dày: Cam chua, chanh, xoài chua…
  • Những thực phẩm chua: dấm chua, mẻ..
  • Những gia vị cay, chua, nóng: Dấm chua, hạt tiêu, ớt, tỏi..

Những thực phẩm nên hạn chế 1

Thực phẩm gây tổn thương niêm mạc dạ dày:

  • Những thức ăn nhiều gia vị, chiên xào, cứng, dai có thể làm tăng mức độ tổn thương viêm loét dạ dày: Thịt quay, rán, nướng, thịt ướp muối, cá ướp muối và những thức ăn xào rán nhiều dầu mỡ.
  • Các loại thịt nguội chế biến sẵn: Dăm bông, lạp xường, xúc xích, đồ đóng hộp, các loại nước sốt nhiều gia vị.
  • Trái cây chua: Chanh, cam chua, xoài chua…
  • Không ăn chuối tiêu, chuối xanh chưa chín kĩ, đu đủ xanh.
  • Những loại thức ăn cứng như xương băm nhỏ, sụn, tôm , cua nguyên con
  • Các loại đồ uống: Chè, cà phê đặc, bỏ hẳn rượu và thuốc lá.

Thực phẩm gây chướng bụng, đầy hơi:

  • Các loại nước ngọt có ga, nước trái cây có ga
  • Những loại rau, gia vị như: hành, hẹ, cần tây, giá đỗ

Gợi ý một số món ăn tốt cho bệnh viêm loét dạ dày

Gợi ý một số món ăn tốt cho bệnh viêm loét dạ dày 1

Cháo sen

1. Cháo hạt sen

Cháo hạt sen có tác dụng giúp hệ tiêu hóa hấp thu chất dinh dưỡng, giảm áp lực dạ dày. Ngoài ra, cháo hạt sen còn có tác dụng an thần, giúp người bệnh có giấc ngủ ngon hơn.

Nguyên liệu:

  • Hạt sen: 20gr
  • Gạo tẻ: 30gr
  • Khiếm thực: 30gr
  • Đường trắng:1 muỗng canh

Cách thực hiện:

  • Gạo tẻ vo sơ cho hết bụi bẩn và ngâm trong nước khoảng 20 phút
  • Hạt sen bỏ tim hoặc nếu có thể ăn thì để nguyên tim cũng rất tốt, ngâm hạt sen trong nước 1 tiếng rồi vớt ra
  • Khiếm thực rửa qua nước
  • Bỏ hạt sen và khiếm thực và gạo vào nồi ninh thành cháo
  • Khuấy đều và cho thêm đường vừa ngọt
  • Sử dụng cháo hạt sen khi còn ấm nóng, có thể ăn như bữa chính hằng ngày hoặc bữa xế
  • Sử dụng kiên trì sẽ thấy tăng cường sức khỏe và dấu hiệu bệnh thuyên giảm

2. Cháo táo đỏ

2. Cháo táo đỏ 1

Cháo táo đỏ rất tốt cho bệnh về tiêu hóa và tốt nhất cho bệnh viêm loét dạ dày. Cách thực hiện đơn giản, dễ làm.

Nguyên liệu:

  • Táo đỏ: 10gr
  • Gạo nếp: 50gr
  • Đường trắng.

Cách thực hiện:

  • Táo đỏ rửa qua nước
  • Gạo nếp vo sơ qua cho hết bụi
  • Cho táo đỏ và gạo nếp đã chuẩn bị vào nồi đun đến khi gạo nở bung
  • Ninh nhừ thành cháo sánh lại và nêm đường ngọt vừa
  • Sử dụng hằng ngày.

3. Canh thịt nạc nấm

Canh thịt nạc hầm nấm là món ăn dễ làm, có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp dạ dày khỏe hơn và tốt cho thận.

Nguyên liệu: 

  • Thịt lợn nạc: 100gr
  • Nấm rơm:100gr
  • Gia vị vừa đủ.

Cách thực hiện:

  • Thịt lợn rửa sạch thái miếng vừa ăn
  • Nấm rửa sạch
  • Cho thịt lợn và nấm vào nồi đun hầm chín mềm
  • Khi thịt và nấm đã mềm ăn gia giảm gia vị cho vừa miệng.

4. Canh đu đủ nấu sườn

4. Canh đu đủ nấu sườn 1

Canh đu đủ nấu sườn rất tốt cho các bệnh về tiêu hóa đặc biệt là giúp giảm các triệu chứng của các bệnh tiêu hóa như: viêm loét dạ dày, viêm trực tràng…

Nguyên liệu:

  • Đu đủ: 1 quả
  • Lạc: 150g
  • Táo tàu: 9 quả
  • Sườn: 500gr
  • Gia vị

Cách thực hiện:

  • Đu đủ gọt vỏ, rửa sạch và bỏ hết ruột, thái thành miếng vừa miệng
  • Lạc ngâm 3 phút
  • Sườn rửa sạch
  • Táo tàu cắt bỏ hột
  • Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi và đun to lửa cho sôi
  • Khi sôi vặn lửa nhỏ ninh cho nhừ  vừa ăn sau đó nêm vừa miệng.

5. Cháo hạt kê

Cháo hạt kê là món ăn dễ làm, dễ ăn và có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Đặc biệt cháo hạt kê còn giúp giảm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày như: Buồn nôn, đầy bụng, đau bụng.

Nguyên liệu:

  • Hạt kê: 50gr
  • Lạc: 50gr
  • Đậu đỏ: 30gr
  • Đường phèn.

Cách thực hiện:

  • Ngâm lạc, hạt kê, đậu đỏ vào bát nước để qua đêm
  • Sáng hôm sau cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi ninh hầm đến khi chín nhừ
  • Khi đã nhừ bỏ thêm đường phèn, khuấy đều đến khi tan, nêm vừa miệng và tắt bếp
  • Ăn cháo khi còn ấm, ăn hết trong ngày không nên để qua đêm.

5. Cháo hạt kê 1

6. Dạ dày lợn nấu đậu tương

Tác dụng của món dạ dày nấu đậu tương giúp bồi bổ sức khỏe và tốt cho người mắc viêm loét dạ dày

Nguyên liệu:

  • Dạ dày lợn: 1 cái khoảng 200gr- 300gr
  • Đậu tương 100gr
  • Gia vị vừa đủ

Cách thực hiện: 

  • Dạ dày lợn sơ chế rửa bóp muối, rửa thật sạch, thái dạ dày thành những miếng nhỏ lát dài
  • Cho dạ dày lợn và đậu tương vào nồi ninh đến khi nhừ
  • Nêm gia vị vừa miệng
  • Ăn chung với cơm như ăn các món chính
  • Tuần thực hiện 1-2 bữa các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày sẽ thuyên giảm rõ rệt.

7. Chè hạt sen long nhãn

Như trên đã nói về tác dụng của hạt sen giúp an thần, ngủ ngon và giảm áp lực dạ dày, tốt cho bệnh viêm loét dạ dày

Nguyên liệu:

  • Hạt sen tươi: 300gr nếu có/ hoặc hạt sen khô: 150gr
  • Nhãn lồng tươi: 1 kg / hoặc nhãn khô: 200gr
  • Đường phèn.

Cách thực hiện:

  • Hạt sen tươi nên rửa sạch, bỏ tim, nếu ăn được ngăm đắng thì để tim cũng rất tốt. nếu dùng sen khô thì ngâm nước cho nở
  • Nhãn tươi bóc vỏ, bỏ hạt, nhớ không để cho hần cùi không rách, nếu long nhãn khô thì ngâm nước cho nở
  • Cho sen vào nồi ninh cho mềm. Khi sen mềm cho đường phèn nêm nước vừa ăn, ninh tiếp 5-10 phút cho sen ngẫm đường phèn rồi tắt bêos
  • Dùng thìa nhỏ vớt sen lồng vào phần cùi nhãn rồi thả vào nước vừa ninh sen đun thêm cho sôi rồi tắt bếp.
  • Múc chè ra bát để nguội ăn rất tốt.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm một số món ăn trong tuần tốt cho người viêm loét dạ dày tại: Thực đơn cho người viêm loét dạ dày.

Sử dụng Bình vị Thái Minh hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày

Trên đây là những món ăn ngon, bổ dưỡng và rất tốt cho dạ dày. Bạn có thể tham khảo và đưa chúng vào thực đơn hàng ngày của mình, giúp hỗ trợ điều trị đau dạ dày rất hiệu quả. Bên cạnh đó để ngăn ngừa bệnh viêm loét dạ dày tái phát cũng như hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả, bạn có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Bình vị Thái Minh, sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng với chuyên gia hàng đầu đánh gia cao về tác dụng vượt trội.

Sử dụng Bình vị Thái Minh hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày 1

Bình vị Thái Minh được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên tốt cho dạ dày vì vậy sản phẩm mang lại sự tâm tuyệt đối cho người dùng cùng công dụng điều trị chuyên sâu bệnh về:

  • Giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.
  • Tung hòa acid dịch vị và làm lành vết loét.
  • Giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc.
  • Chống dị ứng, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày

Nên dùng liên tục theo liệu trình 2 tháng, khi cải thiện tốt có thể giảm xuống liều duy trì 2 viên/ 1 ngày

Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như các bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0386034656 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.

Nguồn tham khảo:

https://suckhoedoisong.vn/mon-an-thuc-pham-tot-cho-nguoi-benh-da-day-n172278.html

Cập nhật lúc: 03/02/2024
bac-si-duong-xuan-phuong.jpg

Bài viết mới nhất

Video nổi bật

Ngày 5/10/2019, Nhà máy Công nghệ cao Thái Minh đã chính thức đi vào hoạt động. Đây là một trong

Ngày 5/10/2019, Nhà máy Công nghệ cao Thái Minh đã

Loading...