Bí quyết ngăn loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc nhờ cây Núc Nác

Viêm loét dạ dày là bệnh lý phổ biến gây nhiều khó chịu ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Không chỉ vậy, viêm loét dạ dày kéo dài có thể gây ung thư, thủng dạ dày nếu không có biện pháp bảo vệ niêm mạc. Trong kho tàng cây thuốc vô cùng phong phú của thuốc Nam, có một vị thuốc được Hải thượng lãn ông mô tả trong bộ sách “Hải thượng y tông tâm lĩnh” với công hiệu ngăn loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc rất hiệu quả, đó là Hoàng bá nam, hay còn gọi là cây Núc nác.

Bí quyết ngăn loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc nhờ cây Núc Nác 1

Núc nác – loại cây có sức sống mãnh liệt

Theo Bách khoa toàn thư của ngành dược liệu, sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, Núc nác (Oroxylum indicum) là cây gỗ, cao từ 8-10 mét, phân bố ở vùng núi. Vỏ cây màu xám tro, cụm hoa lớn. Quả có thể dài tới gần 1 mét, bao bọc hoàn hảo rất nhiều hạt cứng quý giá bên trong. Mặc dù mọc những vùng có độ cao trên 1300m, không khí trong lành, mát mẻ, núc nác lại có sức sống mãnh liệt dẻo dai. Khi bị cháy rừng, trong khi các cây khác bị thiêu rụi, núc nác vẫn có thể tồn tại do có lớp vỏ thân dày và hệ thống rễ phát triển.

Núc nác – loại cây có sức sống mãnh liệt 1

Hình 1: Cây Núc nác với chùm quả lớn

Vị thuốc cổ truyền “chuyên trị” lở loét và viêm loét dạ dày

Theo đông y, Núc nác có vị đắng, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng. Vỏ và hạt núc nác đều dùng chữa viêm họng, ho khàn tiếng, dị ứng mẩn ngứa. Hạt Núc nác còn được dùng để chữa lở loét. Đặc biệt, cả vỏ thân và hạt được dùng nhiều để chữa đau dạ dày.

Trong y học cổ truyền Ấn Độ, rễ, vỏ cây, thân và lá được sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày, ợ hơi, ợ chua, tiêu chảy, khó tiêu. Ở một số vùng của Ấn Độ, vỏ cây, quả và lá Núc nác được sử dụng làm thành dạng trà uống trị rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày. Vỏ cây Núc nác được đun sôi trong nước và cô đặc cho đến khi màu không thay đổi, rồi thêm đường cho dễ uống, được dùng thay trà hàng ngày. Ở nhiều nước ở Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan, Núc nác cũng được sử dụng với công dụng tương tự.

Vị thuốc cổ truyền “chuyên trị” lở loét và viêm loét dạ dày 1

Hình 2: Cây núc nác trong mô tả của Ayurveda Ấn Độ

Theo nguyên lý y học cổ truyền Ayurveda 4000 năm của vùng Nam Á và Tây Nam Á, vỏ rễ núc nác được gọi là Dasamoola, là một chất làm se vết loét, chống viêm, kháng khuẩn. Vỏ thân Núc nác cũng được sử dụng trong các phương thuốc Ayurveda khác như Amartarista dùng để chữa viêm loét dạ dày.

Y học hiện đại “vén bức màn” phía sau tác dụng của Núc nác

Với sự tiến bộ của khoa học, viêm loét dạ dày được xác định gây ra bởi nhiều nguyên nhân như dư thừa acid dạ dày, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), rượu hay các chất oxi hóa.

Theo nghiên cứu của tác giả Maitreyi Zaveri và Sunita Jain được đăng trên tạp chí Journal of Natural Remedies (tạp chí thuộc hệ thống ISI chuẩn Quốc tế), Núc nác được chiết tách phân đoạn và thử tác dụng chống viêm loét dạ dày gây ra bởi hóa chất và rượu. Thông số được theo dõi bao gồm chỉ số vết loét dạ dày, chỉ số xuất huyết dạ dày và khả năng chống oxi hóa. Sau nhiều lần thử nghiệm để đảm bảo tính chính xác khoa học, các nhà khoa học đã rất vui mừng khi chiết Núc nác bằng n-butanol có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày lên đến 99% và 99,58% các tổn thương viêm loét dạ dày gây ra bởi rượu ở các mức liều 300mg/kg và 100 mg/kg, kết quả này vượt trội so với khi dùng thuốc điều trị Omeprazol chỉ cải thiện 87,9% vết tổn thương. Kết quả được thể hiện như sau (chú thích: Ulcer index: chỉ số viêm loét; % Protecion: % bảo vệ)

Y học hiện đại “vén bức màn” phía sau tác dụng của Núc nác 1

Hình 3: Tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác động của ethanol của dịch chiết núc nác (99% và 99,58%) vượt trội so với Omeprazole (87,9%)

Một nghiên cứu khác độc lập với nghiên cứu trên của nhóm tác giả tại học viện Khoa học và Y dược Quốc Gia Bangladesh (được coi là quê hương thứ hai của cây Núc nác) cho kết quả tương tự. Bằng các phương pháp phân tích hiện đại, các nhà khoa học xác định được trong hạt và vỏ cây Núc nác có chứa ít nhất 5 loại flavonoid, chất đắng kết tinh Oroxylin, baicalein và chrysin có hoạt tính chống dị ứng, giảm tiết acid dạ dày, giảm tổn thương viêm loét dạ dày. Nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ vỏ cây Núc nác có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tổn thương do rượu gây ra với hiệu quả rất cao lên tới 98,7%.

Sự kết hợp giữa y học phương Đông và phương Tây tạo sản phẩm ngăn ngừa viêm loét dạ dày, thực quản hiệu quả

Với hoạt tính ngăn ngừa viêm loét dạ dày, Núc nác có thể kết hợp với các thành phần khác giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày toàn diện.

Sự kết hợp giữa y học phương Đông và phương Tây tạo sản phẩm ngăn ngừa viêm loét dạ dày, thực quản hiệ 1

Qua thời gian dày công tìm tòi nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc nhà máy công nghệ cao Thái Minh đã phối hợp thành công vị thuốc Núc nác với hoạt chất GIGANOSIN từ Dạ cẩm, lá khôi và đặc biệt là MUCOSAVE – FG HIA, nhập khẩu từ Italy, cho ra đời sản phẩm Bình Vị Thái Minh. Sản phẩm Bình Vị Thái Minh là sự kết hợp giữa y học cổ truyền phương Đông và thành tựu khoa học phương Tây, giúp hỗ trợ giảm acid dịch vị, giảm viêm loét dạ dày, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ cải thiện và giảm thiểu các biểu hiện của viêm loét dạ dày.

Cập nhật lúc: 03/02/2024
bac-si-duong-xuan-phuong.jpg

Bài viết mới nhất

Video nổi bật

Ngày 5/10/2019, Nhà máy Công nghệ cao Thái Minh đã chính thức đi vào hoạt động. Đây là một trong

Ngày 5/10/2019, Nhà máy Công nghệ cao Thái Minh đã

Loading...