Viêm loét dạ dày là căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày rất đa dạng tùy thuộc vào giai đoạn bệnh của từng bệnh nhân. Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về những triệu chứng viêm loét dạ dày thường gặp để phòng tránh và việc điều trị bệnh của bạn được hiệu quả hơn nhé. Mục lụcViêm loét dạ dày là gì?Yếu tố gây loétYếu tố bảo vệTriệu chứng viêm loét dạ dày thường gặpĐau bụng, khó chịu vùng thượng vịỢ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vịRối loạn dinh dưỡng ở dạ dàyGiảm cân đột ngộtĂn không ngon miệng, chán ănRối loạn tiêu hóaHơi thở có mùi hôi và có cảm giác đắng miệngĐầy hơi, chướng bụng, khó tiêuPhương pháp chẩn đoán xác định viêm loét dạ dàyCách phòng ngừa viêm loét dạ dày hiệu quả Viêm loét dạ dày là gì? Viêm loét (ulcer) dạ dày là các tổn thương viêm và loét ở lớp niêm mạc dạ dày sâu vượt quá lớp cơ niêm và đến lớp dưới niêm mạc. Bệnh khá phổ biến ở cả thế giới và Việt Nam. Ở Việt Nam hiện chưa có số liệu nghiên cứu trên cộng đồng, tuy nhiên số liệu nghiên cứu dựa trên các trường hợp có triệu chứng tiêu hóa trên, chưa từng được điều trị cho thấy tỷ lệ loét DD –TT là 11%. Tỷ lệ nam:nữ = 2:1, ở độ tuổi 30 – 50. Các vị trí dễ bị viêm loét trong dạ dày tá tràng Ngày nay người ta cho rằng viêm loét dạ dày là do tình trạng mất cân bằng giữa 2 nhóm yếu tố: Yếu tố gây loét và yếu tố bảo vệ: Yếu tố gây loét Acid Clohydric và pepsin dịch vị Vai trò gây bệnh của vi khuẩn Helicobacter pylori Chất chống viêm không steroid và steroid Vai trò của rượu và thuốc lá Yếu tố bảo vệ Vai trò kháng acid của muối kiềm bicarbonat Vai trò của chất nhầy mucin để bảo vệ niêm mạc Mạng lưới mao mạch của niêm mạc dạ dày Sự toàn vẹn và tái tạo tế bào biểu mô và niêm mạc dạ dày Khi có sự mất cân bằng giữa các yếu tố gây loét với các yếu tố bảo vệ niêm mạc mà yếu tố gây loét lại trội hơn thì sẽ gây ra tình trạng viêm loét dạ dày. Triệu chứng viêm loét dạ dày thường gặp Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày rất đa dạng tùy thuộc vào giai đoạn bệnh lý của từng bệnh nhân: đợt cấp hay thuyên giảm, tình trạng viêm hay loét. Khi đang có đợt cấp các triệu chứng lâm sáng rầm rộ hơn. Viêm loét dạ dày không khó nhận biết vì chúng có triệu chứng khá rõ ràng như: Đau bụng, khó chịu vùng thượng vị Bệnh nhân có các cơn đau xoắn vặn, nóng rát thượng vị (ngay dưới mũi xương ức), không lan, xuất hiện đều đặn vào một giờ nhất định sau bữa ăn (1-3 giờ sau ăn với loét dạ dày; 3-5 giờ sau ăn với loét tá tràng). Đau giảm khi uống sữa hay dùng thuốc antacid, tăng với các thức ăn chua, nhiều acid (dứa, chanh…). Đau thường tái phát theo chu kỳ, thường vào mùa lạnh. Khi bạn ăn quá no hoặc để bụng đói đều sẽ gặp triệu chứng này Ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị Do axit trong dạ dày tăng bất thường. Bệnh nhân có cảm giác nóng rát ở họng, ngực và dạ dày khi uống nước vào thì đỡ hơn. Ợ hơi, ợ chua ra thức ăn, dịch dạ dày lẫn thức ăn màu trắng đục. Có thể kèm theo buôn nôn. Khi bị ợ chua, nôn trớ thì bạn nên uống ngay 1 cốc nước để tránh axit dịch vị theo chất nôn gây loét thực quản. Ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị Rối loạn dinh dưỡng ở dạ dày Nôn, nấc, buồn nôn: Nôn ra thức ăn là biểu hiện thường gặp. Viêm loét dạ dày làm mất cân bằng tiêu hóa gây nên triệu chứng buồn nôn. Nôn ra thức ăn cũ ứ đọng cần kiểm tra xem có hẹp môn vị không, cảm giác đầy nặng vùng thượng vị nhất là sau khi ăn. Giảm cân đột ngột Khi dạ dày hay tá tràng bị viêm loét, mỗi khi thức ăn xuống dạ dày sẽ được nhào trộn dịch vị qua hoạt động co bóp. Tuy nhiên, quá trình này lại gây ra sự đau đớn do chạm phải ổ loét, nên thức ăn sẽ không được thấm đều dịch vị, còn nguyên khối, viên lớn. Từ đó, khi vào ruột non các chất dinh dưỡng sẽ bị hấp thu ít đi, người bệnh giảm cân nặng, lâu dần sẽ gầy yếu mà suy nhược cơ thể. Ăn không ngon miệng, chán ăn Đau bụng sau khi ăn cũng là triệu chứng thường gặp của viêm dạ dày, điều này khiến người bệnh mất cảm giác ngon miệng, ăn không ngon. Rối loạn tiêu hóa Do lớp niêm mạc dạ dày bị viêm loét giống như các vết thương hở nên quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn tại dạ dày của người bệnh bị gián đoạn. Trong đó, triệu chứng chủ yếu đó là rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện: táo bón, tiêu chảy hay phân sống. Hơi thở có mùi hôi và có cảm giác đắng miệng Một số bệnh nhân gặp phải triệu chứng này do khi dạ dày bị tổn thương, cơ tâm vị không đóng kín, dịch dạ dày có thể bị trào ngược lên vùng hầu họng tạo ra cảm giác đắng miệng và hơi thở có mùi. Hơi thở có mùi hôi Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu Đây là triệu chứng thường gặp trong bệnh viêm loét dạ dày. người bệnh lúc nào cũng có cảm giác đầy bụng, khó tiêu, thường xuyên có cảm giác no dẫn đến mất cảm giác muốn ăn. Bụng đầy chướng, mặc dù ăn rất ít vẫn có cảm giác khó chịu. Phương pháp chẩn đoán xác định viêm loét dạ dày Lâm sàng: Các bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bệnh dựa trên các triệu chứng đã nêu ở phần trước. Chủ yếu là cơn đau dạ dày xuất hiện có chu kỳ liên quan mật thiết với bữa ăn. Bạn phải mô tả lại những dấu hiệu bạn đã gặp phải trong thời gian gần đây khiến bạn phải đi khám: Mô tả lại cơn đau diễn ra như thế nào: Tính chất cơn đau, thời gian, bạn đã làm gì để giảm thiểu cơn đâu, đau bụng có xảy ra hằng ngày không… Đem theo các loại thuốc bạn đang sử dụng: Đặc biệt là các thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng sinh… Nếu là phụ nữ bạn cũng cần phải quan tâm đến các dấu hiệu bạn đang có hoặc không có thai. Cận lâm sàng: Nội soi ống mềm đường tiêu hóa trên được coi là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất. có nhiều ưu điểm hơn so với X-quang dạ dày: Ống soi được gắn camera sẽ được đưa qua mũi-hầu họng vào đến dạ dày, thông qua hình ảnh thu thập được các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán, tiên lượng về tình trạng bạn đang mắc phải, việc chẩn đoán sẽ dễ dàng hơn. Mô tả hình ảnh ổ đa loét Cũng với dụng cụ nội soi: Bạn sẽ được lấy mẫu bệnh phẩm tại vị trí viêm loét để làm sinh thiết H.pylori: test urease, qua mô bệnh học. Điều này góp phần phát hiện và chẩn đoán sớm ung thư dạ dày. Xét nghiệm máu, xét nghiệm phân: Trong trường hợp bạn có triệu chứng nôn ra máu, đi ngoài phân đen thì sẽ được chỉ định thêm những xét nghiệm này. Mục đích là để xem bạn có bị mất máu qua chất nôn, mất máu qua phân hay không? Mô phỏng quá trình nội soi dạ dày Nôn ra máu, đi ngoài phân đen, mùi khắm là những triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa (hay gặp xuất huyết ở dạ dày và thực quản) là một trong những cấp cứu nội khoa rất hay gặp. Chính vì thế bạn cần phải được thăm khám và điều trị kịp thời nếu có những dấu hiệu trên. Cách phòng ngừa viêm loét dạ dày hiệu quả Bệnh viêm loét dạ dày nếu không được điều trị kịp thời sẽ chuyển thành mạn tính và rất khó điều trị dứt điểm. Hiện nay tỷ lệ bị lại bệnh ngày càng tăng, nguyên nhân chủ yếu là do căng thẳng quá mức, mất ngủ hay thực hiện chế độ ăn uống sinh hoạt không điều độ. Chính vì vậy, để ngăn ngừa tái phát, ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh nhân cần thực hiện tốt các chú ý sau: ➤Hạn chế các loại thức ăn gây kích thích hay tổn thương niêm mạc dạ dày, tá tràng như: Rượu bia, thuốc lá, thức ăn có nhiều gia vị chua cay. ➤Hạn chế ăn các đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ, do chúng gây hoạt hóa acid mật và tạo gánh nặng cho dạ dày. ➤Nên ăn nhiều bữa trong ngày, tránh ăn quá no, hoặc để bụng quá đói, vì khi ở 2 trạng thái này, dạ dày đều tăng tiết acid dịch vị. Nên ăn nhẹ, ăn lỏng, bữa ăn cuối cách giờ đi ngủ từ 3-4 giờ, không ăn quá khuya. ➤Ăn các món tốt cho tiêu hóa như sữa chua, nước cháo, sữa đậu nành, bột ngó sen, đậu phụ, bí xanh, khoai tây, thịt nạc, cá …. ➤Nên ăn nhiều đồ luộc, hấp, thức ăn khi chế biến có thể thái nhỏ, ninh nhừ, giúp dạ dày tiêu hóa dễ dàng hơn. ➤Nước ngọt có gas hay cafein gây kích thích và tăng tiết acid dạ dày, nên hạn chế dùng. ➤Trong khi ăn nên thực hiện nhai kỹ, ăn chậm dãi. Sau khi ăn xong không nên nằm ngay lập tức hay làm việc quá nặng, không tập thể dục ngay sau khi ăn. ➤Tránh vừa ăn vừa làm việc. ➤Nên hạn chế tối đa căng thẳng, stress ➤Tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không bỏ thuốc giữa chừng, nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra khi đang dùng thuốc, cần liên hệ với bác sĩ điều trị để được tư vấn cụ thể. Chế độ dinh dưỡng hợp lý Lời kết Trên đây chúng tôi đã cung cấp thông tin chi tiết về bệnh viêm loét dạ dày và những triệu chứng viêm loét dạ dày thường gặp, hy vọng nó sẽ giúp bạn nhận biết được những biểu hiện đơn giản của bệnh. Nếu có những dấu hiệu trên, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời bạn nhé. Chúc bạn mau khỏi bệnh! Tài liệu tham khảo: Bài giảng Bệnh học Nội khoa tập 2 –Đại học Y Hà Nội. Nhà xuất bản Y Học – 2004.: https://drive.google.com/file/d/185U-hCwuhLAGluvWWiaNPhe4VwILSHvM/view Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa 2018- Bộ Y Tế – Bệnh viện Bạch Mai: https://www.thaythuoccuaban.com/phanmem-sach-ebook-dongy/ebook/huong-dan-chan-doan-va-dieu-tri-benh-noi-khoa_BV-Bach-Mai.pdf Phác đồ điều trị tiêu hóa – Bệnh viện Nguyễn Tri Phương: https://drive.google.com/drive/folders/1DgBH27hRbFd98RX1OUmzHo4yPKJBqHZF https://soyte.hanoi.gov.vn/kham-chua-benh-pho-bien-kien-thuc-y-hoc/-/asset_publisher/4IVkx5Jltnbg/content/viem-loet-da-day-co-lay-khong-?_101_INSTANCE_4IVkx5Jltnbg_viewMode=view Chia sẻ
Từng khổ sở vì viêm loét dạ dày, thậm chí còn suýt “đoản mệnh” – May mắn tìm được cách
Từng khổ sở vì viêm loét dạ dày, thậm chí
Ông bà ta vẫn thường nói “Có gì cũng được, trừ có bệnh. Thiếu gì cũng được trừ thiếu sức
Ông bà ta vẫn thường nói “Có gì cũng được,
Là 1 người lính từng có 30 năm vào sinh ra tử trên khắp chiến trường Nam Bắc, chú Bùi
Là 1 người lính từng có 30 năm vào sinh
“Cái cảm giác bị ợ hơi, chua miệng rồi nóng rát từ ngực lên tận cổ, như có lửa đốt
“Cái cảm giác bị ợ hơi, chua miệng rồi nóng
“Trào ngược mà cứ ngỡ trời hành. Nửa đêm cũng bị ợ ngược lên, ngực nóng rát như phải bỏng”
“Trào ngược mà cứ ngỡ trời hành. Nửa đêm cũng