Tổng hợp các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày tốt nhất hiện nay
Viêm loét dạ dày là một bệnh khá phổ biến, với chừng 5-10% dân số có viêm loét dạ dày trong suốt cuộc đời mình và nam giới hay gặp gấp 4 lần nữ giới. Bệnh có những đợt tiến triển xen kẽ với những thời kỳ ổn định mà chu kỳ thay đổi tùy người gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Vậy điều trị căn bệnh này sao cho hiệu quả? Cùng chúng tôi tìm hiểu tổng hợp các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày cụ thể và chi tiết nhất qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Tổng quan về bệnh viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là gì?
Bệnh viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh thường gặp và gây ra các triệu chứng đường tiêu hóa trên như đau bụng, nóng rát vùng thượng vị, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua…
Nguyên nhân gây bệnh
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng, trong đó các nguyên nhân thường gặp đó là:
Loét do Helicobacter pylori: vi khuẩn HP được coi là là nguyên nhân chủ yếu gây loét dạ dày tá tràng. Hiện nay có rất nhiều phác đồ điều trị vi khuẩn này tuy nhiên do mức độ lây nhiễm của vi khuẩn cũng như cơ chế của nó khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
Các kháng viêm, giảm đau NSAID, Aspirin: hiện là một trong những nhóm thuốc dùng hết sức phổ biến. Đặc biệt thường gặp ở bệnh nhân dùng các thuốc này để điều trị các bệnh lý về xương khớp trong một thời gian dài.
Loét do stress: thường gặp ở các bệnh nhân nằm cấp cứu như: thở máy, bỏng, chấn thương sọ não, nhiễm trùng huyết, viêm tụy cấp, suy gan, suy thận… với tỷ lệ từ 50 – 100%. Những bệnh nhân như vậy có tỷ lệ xuất huyết tiêu hóa đại thể dao động từ 10 — 20% và những biến chứng này làm nặng thêm bệnh chính, làm tăng thêm tỷ lệ tử vong.
Dấu hiệu thường gặp của bệnh viêm loét dạ dày
Đau bụng chủ yếu ở vùng thượng vị: Bệnh nhân thường đau âm ỉ, kéo dài và triệu chứng giảm nhanh khi dùng các thuốc antacid. Loét dạ dày cơn đau có thể khác nhau tùy thuộc vào bệnh nhân bị loét ở vị trí nào của dạ dày.
Trong loét dạ dày bệnh nhân thường bị đau sau khi ăn. Vì vậy, bác sĩ có thể hỏi tiền sử cơn đau của bệnh nhân một cách kỹ càng, điều này rất có giá trị trong chẩn đoán.
Có thể có các triệu chứng: buồn nôn, nôn, chán ăn, cảm giác nóng rát, đầy bụng, sụt cân, ợ hơi, ợ chua.
Biến chứng của bệnh
- Xuất huyết tiêu hóa trên: là hiện tượng chảy máu tiêu hóa đây là biến chứng hay gặp nhất của bệnh nhân viêm loét dạ dày.
- Thủng hoặc dò ổ loét: Tình trạng này gây gây viêm phúc mạc toàn bộ hoặc cục bộ.
- Ung thư hóa: Biến chứng này ít gặp hơn, thường gặp ở bệnh nhân bị loét môn vị, bờ cong nhỏ. Được chẩn đoán xác định qua sinh thiết niêm mạc dạ dày.
- Hẹp môn vị: là tình trạng hay gặp ở bệnh nhân có các ổ loét hành tá tràng.
Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Bệnh viêm loét dạ dày là bệnh có tỷ lệ tái đi tái lại khá nhiều, chính vì vậy việc điều trị cần phải thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Tái lập cân bằng giữa các yếu tố gây phá hủy niêm mạc dạ dày và các yếu tố tăng cường bảo vệ bảo vệ dạ dày bằng cách dùng thuốc ức chế HCl.
- Tăng cường độ che phủ vết loét bằng các thuốc tạo màng che phủ.
- Trong viêm loét dạ dày có nhiễm vi khuẩn HP, dùng các thuốc kháng sinh theo phác đồ của Bộ Y Tế để diệt trừ.
- Điều chỉnh lại chế độ ăn uống sinh hoạt giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tái phát.
Tổng hợp các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị viêm loét dạ dày như: dùng thuốc tây, dùng các vị thảo dược tự nhiên, điều trị bằng phẫu thuật ngoại khoa, thay đổi lối sống…Tùy vào tình trạng từng bệnh nhân mà hướng điều trị là khác nhau. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày phổ biến hiện nay nhé.
Điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc tây
Trong những thập kỷ qua việc chẩn đoán chính xác bệnh viêm loét dạ nhờ nội soi cùng các nghiên cứu chứng minh vai trò của HP trong bệnh viêm loét dạ dày đã làm cho cơ chế bệnh sinh loét sáng tỏ hơn cũng như việc điều trị bằng các thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn giúp cho việc điều trị viêm loét dạ dày được hiệu quả và trúng đích hơn.
Sự ra đời của các thuốc ức chế mạnh bài tiết acid làm thay đổi hẳn quan điểm trước đây chủ yếu điều trị bằng phương pháp cắt đoạn dạ dày. Ngày nay việc điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc là chủ yếu cho kết quả rất trong việc làm lành ổ loét.
Bác sĩ thường căn cứ vào tình trạng bệnh nhân có nhiễm vi khuẩn HP hay không nhiễm HP để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là phác đồ điều trị cho từng trường hợp.
Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng thông thường
Viêm loét dạ dày tá tràng thông thường là bệnh nhân bị tổn thương niêm mạc dạ dày, tá tràng không do vi khuẩn HP. Các thuốc thường dùng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng thông thường như:
Nhóm thuốc kháng acid: Là các thuốc có tác dụng trung hòa acid trong dạ dày, giúp giảm nhanh các cơn đau, rát, khó chịu. Tuy nhiên các thuốc này thường gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón chính vì vậy không nên dùng dài ngày.
Một số thuốc thường dùng: Actapulgite, Maalox,…
Nhóm kháng thụ thể H2 (Anti H2): Thuốc có tác dụng giúp giảm tiết acid dạ dày bằng cách ức chế tác động của Histamin tại thụ thể Histamin H2 của tế bào viền dạ dày.
Một số thuốc thường dùng: Ranitidin, Cimetidin…
Nhóm thuốc này hiện nay ít dùng hơn nhóm PPI do tác dụng phụ nếu dùng dài ngày như gây hội chứng vú to ở nam giới.
Nhóm ức chế bơm Proton (PPI): Ức chế mọi nguyên nhân gây tăng tiết acid dạ dày bằng cách ức chế bơm Proton H+. Đây là thuốc giúp làm giảm tiết acid mạnh nhất và được dùng phổ biến nhất hiện nay. Thường dùng trước khi ăn khoảng 30p đến 1h vì thuốc bị giảm hấp thu khi dùng cùng thức ăn.
Một số thuốc thường dùng: Esomeprazole, Omeprazole, Rabeprazole, Pantoprazole…
Thuốc tăng cường hệ thống bảo vệ niêm mạc: Thuốc có tác dụng giúp tạo một lớp màng phủ vết loét, ngăn không cho acid tấn công niêm mạc dạ dày.
Một số thuốc thường dùng: Sucralfate, …
Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có nhiễm vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày tá tràng. 80-90% bệnh nhân viêm loét dạ dày có nhiễm vi khuẩn HP. Hiện nay có rất nhiều phác đồ điều trị vi khuẩn HP.
Phác đồ 3 thuốc điều trị viêm dạ dày tá tràng của Bộ Y Tế ban hành
Các thuốc sử dụng:
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): 2 lần mỗi ngày, trước bữa ăn 30 phút.
- Amoxicillin 500mg: 4 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn.
- Clarithromycin 500mg: 2 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn.
Phác đồ 3 thuốc có levofloxacin điều trị viêm dạ dày tá tràng do Hp
Các thuốc sử dụng:
- Thuốc ức chế tiết acid qua bơm proton (PPI): 2 lần/ngày, uống trước ăn 30 phút.
- Amoxicillin 500mg: 4 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn.
- Levofloxacin 500mg: 2 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn.
Phác đồ nối tiếp điều trị viêm dạ dày tá tràng do vi khuẩn Hp
Trong phác đồ điều trị viêm dạ dày tá tràng này, người bệnh dùng thuốc trong 2 giai đoạn nối tiếp nhau.
Các thuốc sử dụng trong giai đoạn 1 (5 ngày đầu):
- Thuốc ức chế tiết acid qua bơm proton (PPI) : 2 lần mỗi ngày, trước bữa ăn 30 phút.
- Amoxicillin 500mg: 4 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn.
Các thuốc sử dụng trong giai đoạn 2 (5 ngày tiếp theo):
- Thuốc ức chế tiết acid qua bơm proton (PPI): 2 lần mỗi ngày, trước bữa ăn 30 phút.
- Clarithromycin 500mg: 2 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn.
- Tinidazol 500mg: 2 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn.
Phác đồ 4 thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng do Hp
Các phác đồ loại này thường được chia làm 2 loại là phác đồ có Bismuth và phác đồ không có Bismuth.
Các thuốc sử dụng trong phác đồ có Bismuth:
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): 2 lần mỗi ngày, trước bữa ăn 30 phút.
- Tetracyclin 500mg: 2 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn.
- Metronidazole 500mg: 2 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn.
- Bismuth 240mg: 4 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn.
Các thuốc sử dụng trong phác đồ không có Bismuth:
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): 2 lần mỗi ngày, trước bữa ăn 30 phút.
- Amoxicillin 500mg: 4 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn.
- Clarithromycin 500mg: 2 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn.
- Metronidazole 500mg: 2 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn. Hoặc Tinidazol 500mg: 2 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn.
Trên đây là phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có nhiễm vi khuẩn HP và không nhiễm vi khuẩn HP, bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân để kê đơn phù hợp với từng cá thể bệnh nhân, tuyệt đối không được tự ý phối hợp thuốc mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Điều trị viêm loét dạ dày bằng các bài thuốc, vị thảo dược tự nhiên
Hiện nay ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, điều trị viêm loét dạ dày bằng các thảo dược tự nhiên hoặc các bài thuốc dân gian cũng là xu thế bởi sự an toàn, lành tính và hiệu quả bền vững.
Một số loại dược liệu hay dùng để điều trị viêm loét dạ dày như: lá khôi, hoàng liên, gừng, nghệ, chè dây, cải bắp…
Dưới đây là những bài thuốc, vị thuốc hay dùng, dễ kiếm bệnh nhân có thể áp dụng:
Cam thảo
Theo cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi: cam thảo có tác dụng giảm vị toan của dạ dày, do đó cam thảo được dùng làm thuốc chữa loét, viêm dạ dày và ruột.
Cách dùng: Ngày uống 3-4g chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống luôn 7-14 ngày sau đó nghỉ để tránh hiện tượng phù nề, nặng mặt.
Nghệ
Nghệ có chứa curcumin có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, giúp tăng tái tạo niêm mạc, làm lành vết loét. Đồng thời nghệ cũng có tác dụng hỗ trợ diệt vi khuẩn Hp. Bệnh nhân hoàn toàn có thể dùng nghệ dưới dạng nghệ tươi hoặc tinh bột nghệ kết hợp với các thuốc đang điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ để nhanh chóng chấm dứt tình trạng viêm loét dạ dày.
Cách làm: Lấy khoảng 2 thìa cà phê tinh bột nghệ, cho vào 100ml nước ấm, có thể thêm mật ong hoặc không thêm. Dùng đũa khuấy tan hỗn hợp, dùng ngày 3 lần, trước mỗi bữa ăn.
Sử dụng các vị thảo dược tự nhiên có tác dụng điều trị nguyên nhân gây ra bệnh, an toàn, hầu như không gây tác dụng phụ, và tiết kiệm chi phí cho người bệnh. Tuy nhiên người bệnh cần phải thực hiện phương pháp này trong một thời gian dài, yêu cầu người bệnh có tính kiên trì cao, nếu nhanh nản thì hiệu quả đem lại sẽ không cao.
Điều trị ngoại khoa
Với sự tiến bộ của khoa học, và trong nghiên cứu các thuốc điều trị, hiện nay hướng điều trị nội khoa vẫn là ưu tiên hàng đầu trong điều trị viêm loét dạ dày.
Điều trị nội khoa phải đúng cách và thật đầy đủ, khi không có kết quả, khi có những biến chứng nặng hoặc khi nghi ngờ ác tính mới phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.
Chỉ định điều trị ngoại khoa được chia làm 2 loại: Chỉ định điều trị tương đối và chỉ định điều trị tuyệt đối.
- Chỉ định điều trị tuyệt đối: Trong trường hợp viêm loét dạ dày có biến chứng nặng như thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, hẹp môn vị và ung thư hoá.
- Chỉ định điều trị tương đối: Bao gồm những trường hợp còn lại, với chỉ định này đôi khi rất khó xác định, chính vì vậy cần cân nhắc các yếu tố nguy cơ vì phẫu thuật đôi khi không phải là phương án tốt nhất cho bệnh nhân.
Căn cứ vào một số yếu tố sau đây để quyết định điều trị ngoại khoa hay không: Đau, tính chất ổ loét, vị trí ổ loét, mức độ biến chứng ổ loét, thời gian bị bệnh…
Một số phương pháp điều trị như: Cắt đoạn dạ dày, phương pháp nối với ruột, nối trước hoặc nối sau đại tràng ngang, đóng mỏm tá tràng…
Một số tai biến gặp phải sau khi điều trị bằng phẫu thuật mổ dạ dày tá tràng: Thương tổn ống mật chủ, tổn thương ống tụy, vỡ lách, tắc miệng nối, chảy máu miệng nối, viêm miệng nối, rối loạn hấp thu…
Điều trị viêm loét dạ dày bằng phẫu thuật ngoại khoa đem lại nhiều lợi ích, nhưng cũng có nhiều nguy cơ. Bác sĩ điều trị cần căn cứ vào nhiều yếu tố để quyết định cho từng trường hợp, chỉ định mổ chỉ nên được thực hiện khi cái lợi chiếm ưu thế.
Chế độ ăn uống sinh hoạt trong điều trị
Trong điều trị viêm loét dạ dày chế độ ăn uống sinh hoạt đóng vai trò quan trọng, quyết định tần xuất tái phát của bệnh nhân. Chính vì vậy bệnh nhân cần có những lưu ý sau:
Chế độ ăn uống:
- Ăn nhiều rau củ quả xanh, hạn chế các thực phẩm gây kích thích và tăng tiết acid dạ dày như đồ chua, cay, nóng, món ăn nhiều gia vị, …
- Tránh ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ vì những đồ ăn này gây khó tiêu và làm tăng áp lực cho dạ dày.
- Kiêng bia, rượu, café, đồ nước giải khát, đồ uống có cồn. Đây là thức uống gây kích thích, tăng tiết acid dạ dày, làm dạ dày bị tổn thương nhanh chóng nếu sử dụng liên tục trong một thời gian dài. Đặc biệt rượu khi tới dạ dày, dưới tác động của enzym được thủy phân thành acetaldehyde, đây là chất gây độc cho dạ dày và làm tăng tiết acid HCl mạnh, tăng khả năng gây loét niêm mạc dạ dày,
- Không nên ăn ngay trước khi chuẩn bị đi ngủ đặc biệt là các thực phẩm khó tiêu nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh…gây tăng áp lực cho hệ thống tiêu hóa, dạ dày phải làm việc nhiều hơn.
Chế độ sinh hoạt:
- Không nên hút thuốc lá. Thuốc lá không chỉ gây hại cho tim, phổi, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến dạ dày, Nicotin trong thuốc lá gây kích thích tăng tiết niêm mạc dạ dày, gây tổn thương nghiêm trọng đến niêm mạc dạ dày.
- Không để bụng quá no hoặc quá đói, nên ăn đúng giờ vì khi bụng quá no hoặc quá đói, dạ dày đều tăng tiết acid làm tăng nguy cơ gây loét dạ dày.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe.
- Tránh căng thẳng, stress kéo dài, giữ tinh thần thoải mái. Stress là nguyên nhân hàng đầu gây tái phát viêm loét dạ dày do làm tăng tiết acid dạ dày và làm giảm lưu lượng máu đến hệ tiêu hóa..
- Ngủ đủ giấc, trung bình 7-8 giờ mỗi ngày. Tránh thức quá khuya. Buổi tối là thời gian acid HCl trong dạ dày tiết nhiều nhất, việc thực quá khuya làm cho dạ dày tiết càng nhiều, gây viêm loét.
Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày
Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày bằng các vị thảo dược tự nhiên rất tốt, lại tiết kiệm chi phí cho người bệnh, tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là người bệnh phải thật sự kiên trì, tìm hiểu thật kỹ trong các vị thuốc đó, thân cành hay hoa, lá có tác dụng.
Đồng thời việc thực hiện rất cầu kỳ, nếu không đúng vừa làm mất thời gian của người bệnh lại vừa không đạt được hiệu quả như mong muốn.
Còn sử dụng thuốc tây có ưu điểm là tác dụng nhanh chóng, thuốc dạng viên, gói rất dễ dàng sử dụng. Tuy nhiên, hiện nay do việc sử dụng không đúng theo chỉ định của bác sĩ cũng như việc lạm dụng thuốc tây khiến cho người bệnh gặp vô số tác dụng phụ, vừa tốn kém lại thêm bệnh vào người.
Khắc phục những nhược điểm của phương pháp sử dụng thảo dược tự nhiên và thuốc tây, bệnh nhân có thể tham khảo các dòng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, vừa an toàn, lành tính, tiện dụng, lại có sự nghiên cứu tỉ mỉ về thành phần công thức sản phẩm.
Bình Vị Thái Minh là một trong những dòng sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả, giúp người bệnh cải thiện triệu chứng sau 1-2 lần sử dụng.
Sản phẩm đã được nghiên cứu và chứng minh lâm sàng trong điều trị viêm loét dạ dày, đây là sự kết hợp giữa thành phần MUCOSAVE và các vị dược liệu quý của Việt Nam như: Dạ cẩm, lá khôi, Thương truật, giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản.
Chuyên gia tư vấn hướng điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Lời kết
Trên đây là tổng hợp các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày khá cụ thể, hy vọng rằng với những kiến thức mà chúng tôi cung cấp, bạn đã trả lời được câu hỏi làm sao để điều trị bệnh viêm loét dạ dày của mình cho đúng và có cách nào để phòng ngừa tái phát. Tuy nhiên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, nếu bạn đang bị bệnh, hãy đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán điều trị sớm bạn nhé. Chúc bạn mau khỏe!
Câu hỏi thường gặp
- Giá bán của Bình Vị Thái Minh:
Hộp 20 viên: 170.000 VNĐ. Mua 4 hộp 20 viên sẽ có giá 170.000 x 4 hộp = 680.000 VNĐ. - Lọ 80 viên: 595.000 VNĐ
Như vậy, chi phí tiết kiệm được là 680.000 – 595.000 = 85.000 VNĐ.
- Với liều sử dụng 4 viên/ngày thì:
1 hộp 20 viên dùng được trong 5 ngày. - 1 lọ 80 viên dùng được trong 20 ngày
Thông thường sau 3 tuần sử dụng, Quý khách đã có thể thấy các triệu chứng được cải thiện. Tuy nhiên tùy vào tình trạng bệnh, thời gian mắc lâu hay mới của từng người mà mức độ cải thiện có thể khác nhau.
Vì sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược nên quá trình phát huy tác dụng sẽ lâu hơn, tuy nhiên hiệu quả mang lại rất bền vững. Thêm nữa, các bệnh lý dạ dày rất dễ tái phát nên người bệnh nên dùng đủ liệu trình 3-6 tháng để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái đi tái lại.
Bình Vị Thái Minh đã được Đại học Y Hà Nội nghiên cứu và chứng minh hiệu quả, giúp:
- Giảm 91.8% trào ngược dạ dày thực quản
- Cải thiện chỉ số loét và diện tích ổ loét ở niêm mạc dạ dày
- Giảm đau dạ dày hiệu quả
Đặc biệt, tháng 2/2022, Bệnh viện Quân Y 103 và Học viện Quân Y nghiên cứu đánh giá hiệu quả cho thấy Bình Vị Thái Minh có tác dụng:
Ức chế rõ ràng sự phát triển của vi khuẩn HP trong dạ dày (Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây nên viêm loét, đau dạ dày và làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày)
Bình Vị Thái Minh được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên nên rất an toàn và lành tính.
Vì nguồn gốc thảo dược nên quý khách có thể sử dụng Bình Vị Thái Minh cùng các thuốc khác. Quý khách nên uống cách thuốc tây khoảng 30 phút – 1 tiếng để đảm bảo hiệu quả điều trị.
Bình Vị Thái Minh đang có chương trình tích điểm Mua 6 tặng 1.
Trên mỗi hộp /lọ Bình Vị Thái Minh đều có 1 tem tích điểm.
- 1 hộp 20 viên tích được 1 điểm
- 1 lọ 80 viên tích được 4 điểm
Khi mua sản phẩm về, Quý khách nhớ cào tem, nhận mã số và tích điểm theo hướng dẫn. Khi tích được 6 điểm thì Quý khách sẽ được gửi tặng miễn phí 1 hộp Bình Vị Thái Minh 20 viên trị giá 170.000đ. Số điểm còn dư sẽ được tính sang lần tiếp theo. Phần quà này sẽ được gửi về tận nhà mà Quý khách không mất thêm bất cứ chi phí nào.
Bình Vị Thái Minh đã được bán tại hơn 20.000 nhà thuốc trên toàn quốc. Để tìm nhà thuốc gần nhất bán sản phẩm, quý khách BẤM VÀO ĐÂY
Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà TẠI ĐÂY
Quý khách cũng có thể liên hệ đến tổng đài miễn cước 1800.6397 để đặt hàng và được các dược sĩ tư vấn cụ thể
Ngày 5/10/2019, Nhà máy Công nghệ cao Thái Minh đã chính thức đi vào hoạt động. Đây là một trong
Ngày 5/10/2019, Nhà máy Công nghệ cao Thái Minh đã