Viêm loét dạ dày uống thuốc gì ?

Viêm loét dạ dày là bệnh đường tiêu hóa phổ biến và có thể gặp phải ở bất cứ lứa tuổi nào. Bệnh này nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của bạn. Vậy viêm loét dạ dày điều trị như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để nắm được thuốc điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả nhất.

Viêm loét dạ dày là bệnh gì?

Viêm loét dạ dày là bệnh gì? 1
Viêm loét dạ dày là những tổn thương xảy ra trên lớp niêm mạc dạ dày

Viêm loét dạ dày là những tổn thương gây viêm và loét trên niêm mạc dạ dày. Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc bảo vệ cuối cùng của dạ dày bị bào mòn bởi acid và pepsin dịch vị làm cho lớp mô bên dưới bị lộ ra.

Bệnh viêm loét dạ dày hiện nay rất phổ biến và có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào nhưng chủ yếu gặp ở người già. Đây là bệnh có nguy cơ tái phát rất cao và điều này cũng gây nhiều khó khăn trong quá trình điều trị của bác sỹ. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của bạn.

Nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày, nhưng chủ yếu là do:

Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP)

Theo nghiên cứu cho thấy, có khoảng 70 – 80% người bị bệnh viêm loét dạ dày có chứa vi khuẩn HP. Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ sinh sống, phát triển tại lớp nhầy của niêm mạc dạ dày. Chúng gây thoái hóa lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc và sản xuất các men làm tổn thương niêm mạc tại chỗ.

Đồng thời chúng tiết ra chất độc làm mất khả năng chống lại acid của lớp niêm mạc. Đây cũng có thể được coi là nguyên nhân chính khiên cho viêm loét dạ dày mạn tính tiến triển thành ung thư dạ dày.

Dùng thuốc giảm đau, chống viêm kéo dài

Thuốc giảm đau, kháng viêm kéo dài sẽ làm ức chế sự đổi mới tế bào niêm mạc, ức chế sản xuất lớp chất nhầy ở dạ dày. Từ đó sẽ làm giảm lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày dẫn tới viêm và loét.

Căng thẳng kéo dài (Stress)

Stress kéo dài sẽ ảnh hưởng đến thần kinh dẫn đến mất cân bằng cho chức năng của dạ dày, ruột làm tăng tiết acid khiến môn vị co thắt, tổn thương niêm mạc dạ dày sẽ gây ra bệnh viêm loét dạ dày.

Sử dụng các chất kích thích

Việc sử dụng rượu bia, hút thuốc lá,… rất có hại cho sức khỏe, gây các bệnh về gan, tuyến tụy đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày của bạn, khiến cho các vết loét dạ dày lâu lành và có thể gây biến chứng xuất huyết tiêu hóa.

Ăn uống, sinh hoạt không hợp lý

Việc ăn không đúng, đủ bữa, thức quá khuya hoặc ăn các đồ chua, cay, nóng sẽ làm cho lượng dịch vị dạ dày tiết ra nhiều, gây tổn thương cho lớp niêm mạc dạ dày dẫn tới viêm và loét.

Dấu hiệu viêm loét dạ dày

Dấu hiệu viêm loét dạ dày 1
Dấu hiệu đặc trưng của viêm loét dạ dày tá tràng là đau bụng vùng thượng vị

Triệu chứng điển hình của viêm loét dạ dày là đau bụng vùng thượng vị (vùng trên rốn). Tuy nhiên để nhận biết chính xác được có phải bạn đang bị bệnh viêm loét dạ dày thì cần phải dựa vào một số triệu chứng kèm theo dưới đây:

  • Đau bụng vùng trên rốn: là triệu chứng thường gặp, có thể đau âm ỉ hoặc bỏng rát hoặc đau quặn. Đau thường xuất hiện lúc đói hoặc lúc nửa đêm bởi vì đây là thời điểm acid dịch vị được tiết ra nhiều. Đồng thời có kèm theo ợ hơi, ợ chua, đầy bụng.
  • Buồn nôn, nôn: do niêm mạc dạ dày bị viêm loét làm cho dạ dày phải co bóp liên tục trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Điều này sẽ khiến cho tất cả các thức ăn trong dạ dày của bệnh nhân bị nôn ra ngoài kể cả những thức ăn từ hôm qua chưa được tiêu hóa. Nếu nôn cả thức ăn lẫn máu là dấu hiệu của chảy máu dạ dày.
  • Sút cân: Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng khiến cho hệ thống tiêu hóa của dạ dày hoạt động kém và làm cho khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể giảm sút. Hơn nữa, bệnh nhân ăn không ngon, chán ăn, mệt mỏi khiến cho cơ thể thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến sút cân gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Trong những cơn đau, ấn điểm thượng vị sẽ có hiện tượng đau tức và có hiện tượng co cứng vùng thượng vị.

Để xác định được chính xác bạn có đang bị viêm loét tạ dạ dày hay không, ngoài việc dựa vào các dấu hiệu cơ bản trên thì bạn cần đến gặp bác sỹ để được nội soi dạ dày thực quản. Đây là xét nghiệm có tác dụng chấn đoán viêm loét dạ dày hiệu quả nhất.

Thuốc điều trị viêm loét dạ dày

Bệnh viêm loét sau khi đã được bác sỹ chẩn đoán bằng các xét nghiệm như: công thức máu, xét nghiệm phân, nội soi dạ dày – thực quản,… sẽ được đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp với từng vị trí đau, từng nguyên nhân gây bệnh cũng như cơ địa của bệnh nhân.

1. Thuốc ức chế bơm proton

Thuốc ức chế bơm proton có tác dụng giảm bài tiết acid và pepsin dịch vị ở dạ dày. Bơm proton( H⁺ – K⁺ ATPase) là bơm có tác dụng vẫn chuyển ion H⁺ vào tác dụng với ion Cl⁻ ở thành tế bào của dạ dày để tạo nên acid hydrochloric. Khi bơm này bị ức chế sẽ làm giảm lượng H⁺ đi vào trong dạ dày giảm, từ đó sẽ làm giảm lượng acid trong dạ dày.

Đây là nhóm thuốc được coi là có tác dụng ức chế bài tiết acid nhanh và mạnh nhất.

1. Thuốc ức chế bơm proton 1
Nhóm thuốc giảm bài tiết acid nhanh và mạnh nhất

Các thuốc ở trong nhóm này thường dùng là: Omeprazol, Esomeprazol, Lansoprazol và Pantoprazol. Bởi vì các thuốc này được bào chế dưới dạng viên bao tan trong ruột nên khi sử dụng các thuốc này bạn cần lưu ý là không được làm vỡ viên thuốc (bẻ viên, nhai, nghiền,…) mà phải nuốt nguyên viên với một cốc nước đầy.

Thời gian sử dụng thuốc thích hợp là uống xa bữa ăn (trước khi ăn sáng hoặc vào buổi tối trước khi đi ngủ).

2. Thuốc kháng histamine H₂

Nhóm thuốc này cũng có tác dụng làm giảm bài tiết acid và pepsin dịch vị nhưng cơ chế của nhóm thuốc này khác với nhóm thuộc ức chế bơm proton. Các thuốc kháng histamine H₂ có tác dụng cản trở sự gắn của histamine lên thụ thể H₂ nên kìm hãm sự tạo thành HCl, từ đó cũng làm giảm lượng acid trong dạ dày.

2. Thuốc kháng histamine H₂ 1
Thuốc kháng histamine H₂

Các thuốc ở trong nhóm này gồm có: Cimetidin, Famotidin, Ranitidin, Nizatidin. Khi sử dụng các thuốc này bạn cần phải lưu ý một số tác dụng phụ thường gặp: rối loạn tiêu hóa, ỉa chảy, đau đầu, chóng mặt. Đặc biệt, hiện nay cimetidine không còn được sử dụng nữa vì nó có thể gây chứng vú to và thiểu năng tình dục ở nam giới.

3. Thuốc trung hòa acid dịch vị (antacid)

Niêm mạc dạ dày bình thường sẽ được tái tạo lại ở pH gần bằng 4. Các thuốc trung hòa acid dịch vị có tác dụng đưa Ph dạ dày về gần 4 tạo điều kiện cho việc tái tạo niêm mạc dạ dày, tăng khả năng chống lại acid dịch vị.

Thông thường thuốc trung hòa acid dịch vị được dùng dưới dạng muối và hydroxyd của alumini và magnesi, bởi vì không hấp thu vào máu nên không có tác dụng toàn thân mà chỉ gây tác dụng tại chỗ. Thuốc có tác dụng nhanh nhưng ngắn nên chỉ được dùng để cắt cơn đau và giảm nhanh các triệu chứng.

3. Thuốc trung hòa acid dịch vị (antacid) 1
Phosphalugel là thuốc kháng acid đang được sử dụng phổ biến hiện nay

Hiện nay trên thị trường thường dùng các thuốc này với biệt dược là Gastropulgit và Phosphalugel. Nên sử dụng các thuốc này sau bữa ăn 1 – 3 giờ hoặc dùng trước khi đi ngủ để tác dụng của thuốc được kéo dài hơn.

4. Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, băng bó ổ loét

Các thuốc bảo vệ niêm mạc và băng bó ổ loét có tác dụng kích thích, tăng bài tiết chất nhầy, cải thiện chất lượng của chất nhầy giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của acid và pepsin dịch vị.

Đồng thời, thuốc băng bó ổ loét có thể tạo thành một lớp màng bao lấy ổ loét và niêm mạc dạ dày giúp cho các ổ loét nhanh chóng hồi phục và không tạo thêm các ổ loét mới.

4. Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, băng bó ổ loét 1
Sucralfat với tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng

Thuốc thường dùng trong nhóm này là Sucralfat. Nó là phức hợp của nhôm hydroxyd và sulfat sucrose, phức hợp này khi gặp acid sẽ chuyển thành một lớp dính quánh bao lấy niêm mạc và ổ loét. Khi sử dụng sucralfat cần lưu ý dùng trước bữa ăn và trước khi đi ngủ, nó có thể làm giảm hấp thu 1 số thuốc khi dùng cùng do đó phải uống các thuốc này trước sucralfat 2 giờ.

5. Kháng sinh diệt Helicobacter Pylori (HP)

Hiện nay, vi khuẩn HP là nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày ở rất nhiều người. Chúng sinh sống và phát triển trong niêm mạc dạ dày gây tổn thương dẫn đến viêm và loét. Có 3 nhóm kháng sinh đang được ưu tiên sử dụng để điều trị viêm loét dạ dày có nhiễm HP:

  • Amoxicilin: thuộc nhóm beta – lactam, thuốc này rất nhạy cảm với HP. Hoạt tính của thuốc phụ thuộc vào pH dịch vị.
  • Metronidazol: thuộc nhóm imidazole, kháng sinh này có khả năng tập trung nhiều ở niêm mạc dạ dày, có nồng độ cao trong chất nhày và không bị ảnh hưởng bởi pH.  Ngoài metronidazole thì còn có thể sử dụng các kháng sinh khác thuộc nhóm này: tinidazol và ornidazol.
  • Clarithromycin: là kháng sinh thuộc nhóm Macrolid, có phổ tác dụng rộng. Thuốc dễ hấp thu và có tác dụng tốt với vi khuẩn HP, có khả năng lan tỏa và thấm tốt vào niêm mạc dạ dày và đặc biệt không chịu ảnh hưởng của pH dịch vị.
5. Kháng sinh diệt Helicobacter Pylori (HP) 1
Kháng sinh điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có nhiễm HP

Trong điều trị viêm loét dạ dày có nhiễm HP, thông thường bác sỹ kê đơn sẽ phối hợp 2 kháng sinh với nhau và phối hợp thêm với một thuốc ức chế bơm proton để cho hiệu quả điều trị cao nhất. Tuy nhiên, khi sử dụng kháng sinh thì cần lưu ý dùng đủ 7 – 10 ngày, nếu không thì hậu quả vi khuẩn kháng thuốc rất cao.

Tất cả các thuốc trên có thể đem lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng làm ngăn chặn và cải thiện các triệu chứng của viêm loét dạ dày gây nên. Từ đó sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, thoải mái. Tuy nhiên, một số thuốc có thể gây ra những phản ứng phụ như chóng mặt, buồn nôn, phát ban.

Việc sử dụng các thuốc tốt nhất là nên tuân theo đúng chỉ dẫn của chuyên gia hoặc các bác sỹ. Ví dụ cụ thể: Bạn bị viêm loét dạ dày nguyên nhân do giảm tiết dịch dày mà lại sử dụng thuốc kháng vi khuẩn HP thì hầu như không có tác dụng điều trị

Lưu ý khi sử dụng thuốc

  • Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, khi sử dụng thuốc bạn cần chú ý một vài điều sau:
  • Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sỹ về thời gian dùng thuốc, số lượng thuốc dùng trong ngày.
  • Không được bỏ dở thuốc. Đặc biệt khi sử dụng kháng sinh thì cần lưu ý dùng đủ 7 – 10 ngày, nếu không thì hậu quả vi khuẩn kháng thuốc rất cao.

Biện pháp cho bệnh nhanh khỏi và ngăn ngừa tái phát

Bên cạnh việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh viêm loét dạ dày thì bạn cũng cần có một chế độ ăn uống khoa học và nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý nhằm giúp cho các triệu chứng của bạn nhanh chóng thuyên giảm và hạn chế viêm loét dạ dày tái phát.

Chế độ ăn uống khoa học

Một chế độ ăn uống khoa học ảnh hưởng lớn tới việc điều trị viêm loét dạ dày, chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp đẩy lùi nguy cơ bệnh viêm loét dạ dày tái phát cũng như hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn:

  • Cần bổ sung các loại thực phẩm tốt cho dạ dày như: nghệ, mật ong, chuối, cá hồi…Các loại thực phẩm này giúp cho cơ thể dễ hấp thu bởi vì chúng chứa các chất kháng khuẩn, kháng viêm giúp nhanh chóng làm lành vết thương.
  • Ăn chậm, nhai kỹ, không nên ăn quá no hoặc để bụng của bạn quá đói.
  • Ăn những thực phẩm mềm, dễ nuốt để làm giảm sự co bóp của dạ dày và tiết ra các acid dịch vị.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như: thuốc lá, rượu, bia, các thức ăn có nhiều gia vị cay nóng bởi vì chúng sẽ kích thích dạ dày tăng tiết acid dịch vị làm cho ổ loét bị tổn thương nhiều hơn.

Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý

Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý có thể giúp hỗ trợ điều trị chứng viêm loét dạ dày đồng thời phòng tránh căn bệnh này tái phát như:

  • Tham gia các hoạt động thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe, làm tăng sức đề kháng để phòng tránh các bệnh tật.
  • Không thức quá khuya, ngủ đúng giờ giấc, mỗi đêm nên ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng
  • Ăn đủ 3 bữa trong một ngày, đặc biệt không nên bỏ bữa sáng và tránh để tình trạng quá đói.
  • Tránh stress, tích cực tham gia các hoạt động giúp cho tinh thần thoải mái.

Bình vị Thái Minh – hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả

Bình vị Thái Minh – hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả 1
Bình vị Thái Minh – sản phẩm hỗ trợ viêm loét dạ dày hiệu quả

Bình vị Thái Minh là một sản phẩm dạng viên nén hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có hiệu quả bởi vì trong thành phần của nó có chứa:

      • Mucosave FG HIA – chất được chiết xuất từ xương rồng Nopal và lá Oliu có tác dụng tạo nên một lớp màng bao phủ bề mặt niêm mạc dạ dày thực quản giúp cho các tổn thương tự hồi phục. Đồng thời nó có tác dụng giảm đau, chống viêm một cách nhanh chóng.
      • Giganosin – chiết xuất từ cây Dạ cẩm và lá Khôi có tác dụng làm lành các vết thương, vết loét trên niêm mạc.
      • Thương truật là dược liệu có tác dụng làm lành vết thương, vết loét trên niêm mạc và làm giảm bài tiết acid dịch vị.
      • Núc nác là một loại cây rất quen thuộc với mọi người dân. Núc nác có chứa 5 loại flavonoid, chất đắng kết tinh Oroxylin, baicalein và chrysin, các chất này có tác dụng chống dị ứng, giảm tiết acid dạ dày và giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Với ưu điểm nổi bật là mang đến cơ chế tác động toàn diện: Vừa trung hòa acid dịch vị, vừa giảm viêm, bao vết loét, đồng thời cải thiện hiệu quả các triệu chứng, khi sử dụng sản phẩm Bình vị Thái Minh người bệnh không cần phải dùng phối hợp nhiều loại sản phẩm khác nhau mà vẫn có được hiệu quả điều trị tốt.

Lời kết

Tuy hiện nay tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày rất là cao và dễ tái phát nhưng không phải là không có phương pháp để điều trị dứt điểm. Để có được hiệu quả điều trị tốt nhất, việc tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ và chuyên gia là rất quan trọng. Đồng thời bạn cũng cần có các chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý để giảm thiểu tối đa nguy cơ gây viêm loét dạ dày.

Tài liệu tham khảo

  1. https://www.healthline.com/health/gastritis
  2. https://www.healthline.com/health/gastric-and-duodenal-ulcers
  3. Bệnh học nội khoa tập 1, tập 2 – Đại học y Hà Nội

Cập nhật lúc: 03/02/2024
bac-si-duong-xuan-phuong.jpg

Bài viết mới nhất

Video nổi bật

Ngày 5/10/2019, Nhà máy Công nghệ cao Thái Minh đã chính thức đi vào hoạt động. Đây là một trong

Ngày 5/10/2019, Nhà máy Công nghệ cao Thái Minh đã

Loading...