Trào ngược dạ dày thực quản độ A là gì? Có nguy hiểm không? Và cách khắc phục

Trong quá trình điều trị bệnh trào ngược dạ dày, người ta đã đặt ra nhiều cách phân mức độ tổn thương của bệnh để tiện cho quá trình chẩn đoán, tiên lượng và điêu trị bệnh theo các chữ 0, A, B, C, D tương ứng.

Với khuôn khổ của bài viết này, bạn hãy cùng tìm hiểu về trào ngược dạ dày thực quản cấp độ A một cách tổng quát từ triệu chứng, chẩn đoán, mức độ nguy hiểm của bệnh ở cấp độ này kèm theo đó là các phương pháp điều trị bệnh đang được áp dụng hiện nay.

Trào ngược dạ dày là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Trào ngược dạ dày là tình trạng dịch tiêu hóa trong dạ dày bị trào ngược từ dạ dày lên thực quản.

Nếu tình trạng trào ngược xảy ra trên 2 lần một tuần thì được coi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Nguyên nhân gây bệnh:

Sự suy yếu của cơ thắt thực quản đoạn dưới: dẫn tới luôn có sự thông thương giữa dạ dày và thực quản, dịch dạ dày có thể dễ dàng trào ngược lên thực quản.

Cơ thực quản bị suy yếu có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc gây ra (ví dụ một số loại thuốc giảm đau chống viêm như aspirin, thuốc hạ sốt ibuprofen và các loại thuốc huyết áp), các thói quen dùng các chất kích thích gây nghiện (rượu, bia, thuốc lá) thường xuyên và quá nhiều, nhiễm trùng thực quản gây xơ cứng cơ vòng.

Tình trạng dư thừa axit dạ dày: gây ra bởi bệnh lí dạ dày (viêm loét dạ dày, trợt niêm mạc dạ dày, ung thư dạ dày hay hẹp môn vị dạ dày), hay do thói quen ăn uống (ăn quá no, ăn đồ ăn khó tiêu)

Một số nguyên nhân khác như: bệnh béo phì, stress, mang thai…

Bệnh trào ngược dạ dày được chia làm 5 cấp độ

Bệnh trào ngược dạ dày được chia làm 5 cấp độ 1
Các cấp độ trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày độ 0

Bạn có triệu chứng của trào ngược dạ dày nhưng khi nội soi thực quản dạ dày thì không phát hiện rõ tình trạng viêm phù nề, không phát hiện được các vết trợt loét của thực quản, có nghĩa là trào ngược dạ dày chưa gây những tổn thương thực thể tại thực quản.

Triệu chứng của giai đoạn này thường chỉ là ợ nóng, ợ chua không xuất hiện thường xuyên.

Trào ngược dạ dày độ A

Bắt đầu xuất hiện những tổn thương thực thể tại niêm mạc thực quản và được phát hiện qua nội soi. Đó là những vùng viêm, vết trượt, vết loét có chiều dài không quá 5mm.

Trào ngược dạ dày độ A 1
Hình ảnh trào ngược dạ dày độ A

Ở giai đoạn này, bệnh nhân thường có biểu hiện ở nóng, ợ chua, nóng rát sau xương ức, đắng miệng và nuốt nghẹn. Bạn có cảm nhận rõ hơn những triệu chứng của bệnh, đây cũng là giai đoạn mà bệnh trào ngược sẽ tiến triển sang những giai đoạn mà triệu chứng nặng nề hơn về sau.

Khi các triệu chứng trên xuất hiện nhiều hơn, thường trên 2 lần 1 tuần, thường có tính chu kỳ và liên quan mật thiết với bữa ăn thì bạn nên để ý và thăm khám xác định bệnh.

Trào ngược dạ dày độ B

Các tổn thương niêm mạc thực quản tiếp tục phát triển tạo thành các vết trợt loét lớn hơn 5mm, phân tán riêng lẻ. Các tổn thương bắt đầu ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của bạn, biểu hiện bằng đau khi ăn uống, vướng nghẹn do viêm nề làm lòng thực quản chít hẹp.

Trào ngược dạ dày độ B 1
Tổn thương trào ngược dạ dày độ B

Các triệu chứng ở giai đoạn trước vẫn xuất hiện, ảnh hưởng nhiều hơn tới sinh hoạt của bạn, dấu hiệu đau khi nuốt thức ăn, nuốt nước bọt.

Trào ngược dạ dày độ C

Do tình trạng trào ngược vẫn tiếp diễn, dẫn tới ngày càng nhiều vết loét được hình thành, các vết loét mật độ nhiều làm một vùng lớn niêm mạc thực quản tổn thương.

Các tế bào biểu mô tại vùng đó tăng sinh tế bào gây hiện tượng loạn sản thực quản hình thành Barrett thực quản, có thể tiến triển thành ung thư thực quản.

Trào ngược dạ dày độ C 1
Tổn thương trào ngược dạ dày độ C

Các triệu chứng có thể diễn biến nặng nề hơn: đau nhiều khi ăn uống dẫn tới chán ăn thể trạng gầy yếu.

Trào ngược dạ dày độ D

Barrett thực quản đã tiến triển nặng, các vết loét ngày càng mở rộng và sâu hơn vào thành thực quản nếu không điều trị kịp thời sẽ chuyển thành vết viêm loét sâu, quá trình quá sản tiếp diễn xâm lấn lớn hơn 75% chu vi lòng thực quản, có nguy cơ gây bít tắc lòng thực quản.

Trong 5 cấp độ thì đa số người bị trào ngược dạ dày phát hiện bệnh tại giai đoạn trào ngược dạ dày độ A. Đây là giai đoạn khởi phát của bệnh, bắt đầu gây các tổn thương tại thực quản gây ảnh hưởng tới sinh hoạt. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về trào ngược dạ dày độ A.

Trào ngược dạ dày độ D 1
Hình ảnh trào ngược dạ dày độ D

Bệnh nhân biểu hiện bằng tình trạng nuốt nghẹn nặng, đau rất nhiều khi ăn, khiến bệnh nhân càng chán ăn thể trạng càng suy yếu.

Trào ngược dạ dày độ A là gì?

Trào ngược dạ dày độ A là giai đoạn mới khởi phát, niêm mạc thực quản bắt đầu có dấu hiệu bị tổn thương gây ra bởi axit dịch vị thể hiện bằng những vết trợt loét, viêm nhẹ có chiều dài không quá 5mm được thấy thông qua nội soi thực quản.

Trào ngược dạ dày độ A là gì? 1
Viêm thực quản do trào ngược dạ dày

Triệu chứng của trào ngược dạ dày độ A

  • Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua: đây là triệu chứng xảy ra khi dịch vị chứa axit bị đẩy từ dạ dày lên thực quản gây ra hiện tượng ợ, và do có chứa axit nên bạn sẽ cảm thấy luồng hơi nóng và có vị chua.
  • Đắng miệng: khi dịch tiêu hóa bị đẩy từ dạ dày tá tràng lên thực quản có dịch mật, bạn thường xuất hiện cảm giác đắng miệng.
  • Nuốt nghẹn: đây cũng là triệu chứng bạn hay gặp khi mắc trào ngược dạ dày độ A. do niêm mạc thực quản bắt đầu có dấu hiệu tổn thương trợt loét, viêm phù nề làm lòng thực quản hẹp lại ảnh hưởng tới sự lưu thông của thức ăn khi nuốt, gây nên hiện tượng nuốt nghẹn.
  • Nóng rát sau xương ức: đó là do tình trạng viêm của thực quản làm kích thích các cơn đau âm ỉ, nóng rát sau xương ức.
Triệu chứng của trào ngược dạ dày độ A 1
Nóng rát sau xương ức thường gặp ở người bệnh trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày độ A có nguy hiểm không?

Đây có lẽ là câu hỏi bạn luôn đặt ra khi phát hiện mình bắt đầu có các triệu chứng của trào ngược dạ dày độ A.

Như đã nói trên trào ngược dạ dày độ A là giai đoạn khởi đầu của quá trình tổn thương thực quản nên nếu bạn đang có triệu chứng của trào ngược dạ dày độ A thì cũng không cần quá lo lắng, chỉ cần bạn đi khám sớm tại các cơ sở y tế và được điều trị đúng kịp thời, bệnh có thể khỏi hoàn toàn.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh nhân chủ quan do vẫn có thể chịu đựng được các triệu chứng của bệnh làm bệnh tiến triển nặng thêm gây ra một số biến chứng nguy hiểm và phức tạp hơn. Điển hình là các biến chứng:

Loét thực quản

Khi tình trạng viêm kéo dài không được điều trị, các vết trợt loét nông ban đầu có thể tiến triển trở thành vết loét rộng hơn và sâu hơn trên thành thực quản.

Cùng với đó là tình trạng trào ngược vẫn tiếp diễn làm axit dịch vị vẫn tiếp tục gây tổn thương niêm mạc thực quản, hình thành ngày càng nhiều vết loét ở niêm mạc thực quản.

Barrett thực quản

Quá trình viêm niêm mạc càng kéo dài có thể sẽ kích thích quá trình sản sinh tế bào niêm mạc thực quản bất hợp lí tại vùng đó hình thành nên barrett thực quản, 5% số trường hợp Barrett thực quản có thể tiến triển thành ung thư thực quản.

Ung thư thực quản

Nếu tình trạng quá sản bất hợp lí tiếp tục xảy ra kết hợp với các yếu tố thuận lợi bệnh có thể tiến triển thành ung thư thực quản, đặc biệt với người lớn tuổi.

Ung thư thực quản 1
Hình ảnh thực quản bình thường và Barrett thực quản

Điều trị mỗi biến chứng đều rất phức tạp, tốn kém và khả năng điều trị khỏi hoàn toàn là không cao. Nên giải pháp tốt nhất cho bạn là hãy đến khám tại các cơ sở uy tín ngay để được điều trị đúng và kịp thời.

Khám xác định trào ngược dạ dày độ A

Thăm khám, hỏi bệnh

Bác sĩ sẽ hỏi bệnh để biết các triệu chứng mà bạn đang gặp phải, thời gian xuất hiện và mức độ biểu hiện triệu chứng. Khi có các biểu hiện: ở hơi, ợ nóng, ợ chua, nóng rát sau xương ức, đắng miệng và nuốt nghẹn thì có thể chẩn đoán sơ bộ là bạn đang bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Sau khi đã chẩn đoán sơ bộ, bác sĩ sẽ chỉ định các cận lâm sàng cần thiết để chẩn đoán xác định bệnh, và mức độ của bệnh.

Nội soi thực quản, dạ dày

Đây là phương pháp cơ bản để chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản và mức độ của bệnh. Bằng cách đưa một ống mềm có gắn camera qua miệng vào thực quản dạ dày, bác sĩ có thể quan sát được các hình ảnh tổn thương tại niêm mạc dạ dày, thực quản và có thể lấy mảnh sinh thiết để xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng trên.

Bệnh được chẩn đoán là độ A khi qua nội soi thực quản quan sát được các vết trợt loét ở niêm mạc thực quản độ dài nhỏ hơn 5mm, viêm nhẹ và số lượng ít đứng riêng rẽ nhau.

Khi quan sát dạ dày có thể tìm được nguyên nhân dẫn tới trào ngược là do viêm loét dạ dày. Thông qua nội soi, bác sĩ có thể lấy được mảnh sinh thiết của tổ chức loét để giải phẫu bệnh xác định độ lành tính hay ác tính của ổ loét, cũng như xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp giúp quá trình điều trị dễ dàng hơn.

Nội soi thực quản, dạ dày 1
Nội soi dạ dày thực quản

Chụp Xquang

Thông qua phim chụp Xquang có thể thấy được đoạn thực quản bị chít hẹp nếu có. Nếu cần, bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc cản quang là Baryt để khi chụp Xquang, các vị trí loét, tổn thương sẽ hiện hình trên phim chụp do thuốc cản quang ngấm vào đó.

Điều trị trào ngược dạ dày độ A như thế nào?

Do là giai đoạn khởi đầu nên việc điều trị trào ngược dạ dày độ A cũng sẽ đơn giản, dễ cho bạn thực hiện, và khả năng điều trị khỏi hoàn toàn là rất cao.

Điều trị bằng thuốc

Các thuốc được sử dụng đa số là thuốc tây dạng uống nên rất dễ cho bạn sử dụng. Mục đích sử dụng thuốc nhằm ngăn chặn phản ứng viêm giảm tổn thương niêm mạc thực quản cùng với đó là giảm thiểu sự dư thừa axit ở dạ dày.

Điều trị bằng thuốc 1
Điều trị trào ngược dạ dày độ A bằng thuốc

Hiện nay để chữa trào ngược dạ dày độ A có các nhóm thuốc thường được sử dụng:

  • Thuốc trung hoà axit Hcl dịch vị: gồm thuốc chống acide ion (-) (anion) tác dụng trung hòa nhanh, mạnh nhưng không có khả năng đệm. Ví dụ; Cacbonate Canxi, Natri, Cacbonate monosodique và thuốc chống acide ion (+) (cation): Các thuốc này có khả năng đệm tốt. Đó là các muối của Aluminium (Phosphate, Trisilicate, Hydroxyde), ví dụ: Maalox, Polisilane gel, Phossphalugel, Gasterine, Barudon…
  • Nhóm thuốc tạo màng bọc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Silicate Al (Kaolin, smecta), Silicate Mg (gastropulgite…). Ngoài tác dụng tạo màng bọc, nó còn có tác dụng diệt H.P.
  • Thuốc ức chế bơm proton giảm sản sinh axit dịch vị: Cimetidine, Ranitidine

Việc sử dụng thuốc điều trị phải được chỉ định và hướng dẫn bởi bác sĩ có chuyên môn. Bạn không nên tự ý dùng thuốc vì có thể gây nguy hiểm cho bản thân hoặc làm tình trạng bệnh diễn biến xấu hơn.

Thay đổi các thói quen sinh hoạt có hại

Thay đổi các thói quen sinh hoạt có hại 1
Thay đổi thói quen ăn uống hợp lí hơn
  • Ăn nhiều đồ ăn có lợi cho dạ dày, đường tiêu hóa như: rau quả, sữa chua, ngũ cốc,… tránh ăn các đồ cay nóng, khó tiêu.
  • Giải tỏa căng thẳng stress, sống vui khỏe.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, yoga, gym để tăng cường sức khỏe, duy trì chỉ số BMI tốt tránh tình trạng béo phì.
  • Khi điều trị các bệnh lí khác nên báo với bác sĩ tình trạng trào ngược đang gặp để bác sĩ lựa chọn loại thuốc phù hợp tránh làm trầm trọng thêm bệnh.
  • Đi khám định kì để biết tình trạng diễn biến của bệnh, để có những xử trí đúng kịp thời.

Xem video để hiểu rõ hơn về các cấp độ trào ngược dạ dày

Lời kết

Trào ngược dạ dày độ A không phải là một bệnh lí quá nghiêm trọng nhưng nếu bạn chủ quan có thể làm tình trạng bệnh diễn biến nặng thêm đòi hỏi các điều trị phức tạp tốn kém. Nên việc đi khám kịp thời tại các cơ sở y tế uy tín để được điều trị đúng kịp thời là rất quan trọng. Bên cạnh đó hãy cố gắng thay đổi những thói quen có hại cho đường tiêu hóa để có thể điều trị bệnh triệt để.

Tham khảo tài liệu:

  • https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2212097113700463
  • https://www.endoscopy-campus.com/en/classifications/reflux-esophagitis-los-angeles-classification/
  • https://www.nhs.uk/conditions/heartburn-and-acid-reflux/

Cập nhật lúc: 03/02/2024
bac-si-duong-xuan-phuong.jpg

Bài viết mới nhất

Video nổi bật

Ngày 5/10/2019, Nhà máy Công nghệ cao Thái Minh đã chính thức đi vào hoạt động. Đây là một trong

Ngày 5/10/2019, Nhà máy Công nghệ cao Thái Minh đã

Loading...