Triệu chứng viêm loét dạ dày thường gặp

Bệnh viêm loét dạ dày thường xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời thường xảy ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh như: Viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, xuất huyết hang vị, ung thư dạ dày… Khi bạn đang nghi ngờ và chưa thể đi khám nội soi, bạn có thể sớm nhận biết qua những triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày thường gặp dưới đây nhé.

Triệu chứng viêm loét dạ dày thường gặp 1

Bệnh viêm loét dạ dày là gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh viêm loét dạ dày xảy ra do tổn thương trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng, đó là phần đầu ruột non. Bệnh khá thường gặp, theo thống kê tỉ lệ 4-6 % những người ở phương Tây  mắc bệnh và trên 10% số người ở những nước châu Á.  Những người trong độ tuổi từ 30-50 là mắc bệnh nhất và tỉ lệ nam nhiều hơn nữ.

Bệnh viêm loét dạ dày thường trải qua 2 giai đoạn:

  • Viêm loét dạ dày cấp tính: Các triệu chứng của bệnh viêm loét thường khởi phát đột ngột và diễn biến rất nhanh, tuy nhiên vết viêm loét dạ dày thường không để lại di chứng hoặc để lại di chứng khá ít, bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn.
  • Vệnh viêm loét dạ dày mãn tính: Các triệu chứng bệnh thường kéo dài, diễn biến bệnh chậm nhưng bệnh dễ gây biến chứng nguy hiểm và điều trị khó khăn hơn.

Như đã nói bệnh viêm loét dạ dày có thể được điều trị khỏi hoàn toàn và không gây biến chứng khi bệnh mới ở giai đoạn cấp tính. Tuy nhiên, nếu bệnh viêm loét dạ dày đã chuyển sang giai đoạn mãn tính thì việc điều trị khó khăn hơn vì nó diễn biến tái diễn, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Người bệnh có thể đối diện với một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Hẹp môn vị
  • Xuất huyết tiêu hóa: Biến chứng dễ xảy ra nhất
  • Thủng dạ dày tá tràng
  • Và nguy hiểm nhất, có thể bị ung thư dạ dày
  • Ngoài ra, bệnh viêm loét dạ dày còn ảnh hưởng rất nhiều như: Chất lượng cuộc sống suy giảm, công việc học tập bị hạn chế, suy giảm, cơ thể suy nhược….

Một số triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày thường gặp

Dấu hiệu nhận biết viêm loét dạ dày có nhiều, điển hình là các triệu chứng sau:

1.Rối loạn tiêu hóa

  • Rối loạn tiêu hóa là triệu chứng dễ nhận thấy của bệnh viêm loét dạ dày. Khi dạ dày bị viêm, bị tổn thương do viêm loét thì hoạt động thức ăn sẽ bị kém đi, chính vì vậy người bệnh thường xuyên cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, ậm ạch, khó tiêu. Những triệu chứng này lâu dần người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng hoặc sợ không dám ăn, ăn ít.
  • Ngoài ra, người bệnh hay bị buồn nôn và có cảm giác khó ăn, khó đi đại tiện cũng là các triệu chứng viêm loét dạ dày.
  • Người bệnh viêm loét dạ dày có thể bị đi ngoài phân sống, tiêu chảy.

2.Đau bụng

Đau bụng là triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày mà người bệnh có thể nhận thấy sớm nhất. Với những người bị viêm loét dạ dày, cơn đau thường  xuất hiện khi đói hoặc sau khi ăn khoảng 2-3 tiếng, thường đau vào nửa đêm và sáng khi thức ăn đã tiêu hóa. Những cơn đau có thể âm ỉ, đau quặn, đau tức bụng có thể lan từ trước ra sau lưng. Đôi khi người bệnh còn có cảm giác đau tức ngực.

2.Đau bụng 1

Đau bụng là triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày dễ nhận ra nhất

Vị trí nơi đau bụng và tính chất cơn đau cũng nói lên vị trí của viêm loét trong dạ dày:

  • Đau bụng ngay sau khi ăn khoảng 30 phút: Vị ví viêm loét ở bờ cong nhỏ hoặc tâm vị dạ dày.
  • Đau bụng sau ăn khoảng 2-3 tiếng: Vị ví viêm loét ở hang vị dạ dày
  • Đau bụng vùng thượng vị, vị trí đau chếch sang trái, có thể đau xiên lên trên ngực: Vị trí viêm loét dạ dày ở mặt sau hoặc tâm vị dạ dày.

Khi bị viêm loét dạ dày mãn tính, cơn đau bụng âm ỉ có thể kéo dài vài tháng đến vài năm, cơn đau có thể xuất hiện khi người bệnh ăn những đồ ăn nhiều gia vị, cay nóng. Khi đang đau bụng, ấn tay vào vùng đau thì cơn đau sẽ tăng lên.

3.Buồn nôn

Triệu chứng nôn, buồn nôn  là triệu chứng cho thấy tình trạng viêm loét dạ dày ở mức độ khá nghiêm trọng, đây cũng là dấu hiệu của xuất huyết đường tiêu hóa. Triệu chứng nôn ói có thể xuất hiện trước khi ăn hoặc sau khi nạp thêm thức ăn, dấu hiệu nôn ói ngày 1 tăng. Nếu người bệnh ăn thức ăn cũ bị nôn ra thì nên đến bệnh viện thăm khám để biết xem mình có bị hẹp môn vị hay không?

4.Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng

Triệu chứng ợ hơi, ợ chua là dấu hiệu phổ biến dễ gặp ở người bệnh mắc viêm loét dạ dày, nhất là những đối tượng trẻ. Khi bị viêm loét dạ dày, axit dịch vị tăng tiết, lượng axit thừa được đẩy ngược lên trên khoang miệng, chính vì vậy khiến người bệnh ợ hơi, ợ chua, vùng thượng vị nóng rát, ngoài ra nó khiến vùng hầu họng kích thích cổ họng gây đau rát, ho kéo dài khó chịu và nhiều hơn khi nằm ngủ.

4.Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng 1

Ợ hơi, ợ chua do axit dịch vị tăng tiết đẩy ngược lên khoang miệng

5.Chảy máu dạ dày

Xuất hiện triệu chứng chảy máu dạ dày là khi bệnh viêm loét dạ dày đã ở giai đoạn tiến triển nặng. Khi này các ổ viêm loét tiến triển nhanh, các vết loét ăn mòn thành dạ dày và mạch máu sẽ gây xuất huyết dạ dày. Hiện tượng chảy máu dạ dày cũng có thể bắt nguồn từ nguyên nhân do chế độ ăn uống sinh hoạt bừa bãi, người bệnh hay nôn ói nhiều .

6.Sút cân

Bệnh viêm loét dạ dày khiến cho hệ thống tiêu hóa của dạ dày và khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể bị giảm. Không chỉ vậy những triệu chứng kể trên của bệnh khiến người bệnh chán ăn, ăn không ngon, cơ thể mệt mỏi, thiếu chất dinh dưỡng dẫn tới bị sút cân gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Ngoài ra, bệnh viêm loét dạ dày nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời dễ gây biến chứng khó lường khiến việc khắc phục trở nên khó khăn hơn gấp bội lần.

Viêm loét dạ dày cần điều trị thế nào?

Điều trị viêm loét dạ dày theo phác đồ

Trước khi bệnh viêm loét dạ dày được điều trị theo phương pháp tây y người bệnh cần đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh uy tín để xác định được mức độ, tình trạng và nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị trị triệt để nhất.  Một số thuốc tây y bác sĩ thường kê dành cho bệnh nhân viêm loét dạ dày:

  • Thuốc kháng axit: Giúp trung hòa axit dịch vị trong dạ dày tá tràng
  • Thuốc giảm tiết axit: Giúp giảm tiết axit điều trị ợ chua, ợ nóng
  • Thuốc ức chế bơm proton: Giúp ngăn chặn bài tiết dịch HCL.
  • Thuốc màng bọc: Tạo màng, vỏ bọc quanh ổ viêm loét để bảo vệ mạch dạ dày
  • Thuốc diệt vi khuẩn Hp: Diệt vi khuẩn gây viêm loét

Những loại thuốc trên có thể giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng khó chịu của bệnh khi sử dụng. Tuy nhiên, khi các triệu chứng của bệnh không xuất hiện nữa, người bệnh vẫn cần sử sụng thuốc đúng theo phác đồ và chỉ định của bác sĩ để đảm bảo tất cả các vi khuẩn đã được tiêu diệt tận gốc. Mặc dù sử dụng thuốc tây rất nhanh giảm các triệu chứng, nhưng chúng cũng có những tác dụng phụ không mong muốn:

  • Tiêu chảy, đau bụng
  • Chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn

Những tác dụng phụ này có thể xảy ra trong thời gian ngắn, nếu bạn khó chịu có thể gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị viêm loét dạ dày bằng phương pháp dân gian

Điều trị viêm loét dạ dày bằng phương pháp dân gian 1

Chữa viêm loét dạ dày bằng phương pháp dân gian được rất nhiều người tin dùng từ xưa đến nay. Bởi phương pháp dân gian thường sử dụng những loại thảo dược, thực phẩm rất an toàn và không lo tác dụng phụ. Một số loại thực phẩm dùng để hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày như:

Lá tía tô

  • Lá tía tô chứa tanin và glucosid giúp làm se vết loét, giảm các tổn thương trong dạ dày mau chóng được lành lại. Ngoài ra lá tía tô cũng giúp giảm tiết acid trong dạ dày, chống trảo ngược dạ dày.
  • Có thể dùng lá tía tô khô hoặc tươi cho vào nồi đun lên uống sẽ giảm các cơn đau bụng đang kể.

Lá bạc hà

Lá bạc hà giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt, làm giảm các chứng đau và tình trạng co thắt dạ dày.

Người bệnh áp dụng theo các cách sau:

  • Cách 1: Lá bạc hà tươi, đem rửa sạch nhai và nuốt. Thực hiện 2 – 3 lần trong tuần để thấy được hiệu quả.
  • Cách 2: Hãm nước trà bạc hà: Nên dùng trà bạc hà khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày để làm giảm triệu chứng khó chịu vùng bụng.

Gừng

Gừng có tính chống viêm, sát khuẩn, ngăn ngừa oxy hóa, gừng có khả năng làm giảm được các triệu chứng khó chịu do bệnh lý gây ra.

Cách thực hiện bài thuốc như sau:

  • Cách 1: Pha một tách trà nóng, sau đó cho thêm ít lát gừng tươi vào để uống vào mỗi buổi sáng và tối. Thực hiện liên tục khoảng 2 – 3 ngày, các triệu chứng sẽ được cải thiện đáng kể.
  • Cách 2: Gừng gọt vỏ, giã nát, ép lấy nước cốt và cho vào một cốc nước ấm. Vắt thêm ít chanh và cho thêm vài thìa mật ong nguyên chất vào cốc nước rồi khuấy đều để uống. Nên dùng gừng mật ong vào buổi sáng để đem lại hiệu quả tốt hơn.

Làm sao để hỗ trợ phòng ngừa và điều trị viêm loét dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày là bệnh thường gặp và dễ tái diễn và có những biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không điều trị. Vì thế, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất là cần theo dõi và có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý sẽ giúp cho bệnh viêm loét dạ dày cải thiện rõ rệt:

  • Bổ sung trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt, luôn dùng bữa đúng giờ, tránh ăn những thức ăn cay nóng nhiều dầu mỡ, nên ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa giúp hệ tiêu hóa hoạt động thoải mái hơn
  • Không hút thuốc và sử dụng những chất kích thích, đồ uống bia rượu có cồn
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng lo âu, cũng như nên ngủ đủ giờ giấc, tránh thức khuya ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
  • Luyện tập thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe như: yoga, đi bộ….

Bình vị Thái Minh hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm loét dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày có nguy cơ tái phát rất cao. Chính vì vậy, việc điều trị phòng ngừa lâu dài là rất cần thiết. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dòng sản phẩm có công dụng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, để sử dụng có hiệu quả thì không phải sản phẩm nào cũng đáp ứng được.

Bình vị Thái Minh hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm loét dạ dày 1

Bình vị Thái Minh là sản phẩm vượt trội hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày bởi viên nén Bình Vị Thái Minh bao gồm:

  • Mucosave FG HIA (Chiết xuất từ Xương rồng Nopal và Lá Oliu) có tác dụng tạo màng sinh học bao phủ lên lớp niêm mạc dạ dày, thực quản, tạo khoảng trống để các tổn thương tự phục hồi. Đồng thời các polyphenol trong Mucosave có tác dụng giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.
  • Giganosin được chiết xuất từ Dạ cẩm và là Khôi tác dụng trung hòa acid dịch vị, giảm đau, chống viêm và làm lành vết loét
  • Thương truật làm giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc
  • Núc nác có chứa 5 loại flavonoid, chất đắng kết tinh Oroxylin, baicalein và chrysin có hoạt tính chống dị ứng, giảm tiết acid dạ dày, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày

Người bệnh nên kiên trì sử dụng Bình Vị Thái Minh liên tục theo liệu trình 2 tháng, khi cải thiện tốt có thể giảm xuống liều duy trì 2 viên/ 1 ngày để chấm dứt các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa bệnh viêm loét dạ dày tái phát nhé.

 

Cập nhật lúc: 03/02/2024
bac-si-duong-xuan-phuong.jpg

Bài viết mới nhất

Video nổi bật

Ngày 5/10/2019, Nhà máy Công nghệ cao Thái Minh đã chính thức đi vào hoạt động. Đây là một trong

Ngày 5/10/2019, Nhà máy Công nghệ cao Thái Minh đã

Loading...