Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như bỏng rát sau xương ức, ợ nóng, ợ chua. Các triệu chứng tái phát thường xuyên gây nhiều phiền phức cho người bệnh. Mục lục1. Thực quản là gì?2. Tại sao lại bị trào ngược dạ dày – thực quản?3. Trào ngược dạ dày thực quản có triệu chứng gì?4. Biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản5. Điều trị trào ngược dạ dày thực quản như thế nào?6. Lưu ý dành cho người bệnh Thực quản là gì? Thực quản là 1 ống cơ rỗng dài khoảng 25cm, nối từ miệng đến dạ dày. Trong bữa ăn, các đầu mút dây thần kinh phân bố dọc thực quản truyền tín hiệu tạo ra các đợt co bóp của để đẩy viên thức ăn đã được nhào trộn cùng nước bọt xuống dạ dày để tiếp tục quá trình tiêu hóa. Bình thường, các cơ thắt thực quản tạo ra áp lực lớn trong thực quản ngăn không cho thức ăn đi ngược từ dạ dày lên. Nếu vì lý do nào đó khiến áp lực cơ thắt này giảm xuống hoặc áp lực trong dạ dày tăng lên sẽ dễ dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản. Tại sao lại bị trào ngược dạ dày – thực quản? Trào ngược dạ dày thực quản (viết tắt là GERD – Gastroesophageal reflux disease) là hiện tượng một phần chất dịch trong dạ dày đi ngược lên thực quản qua cơ thắt thực quản dưới. Quá trình này có thể gây triệu chứng hoặc không, nhưng thông thường sẽ dẫn đến ợ chua, nóng rát sau xương ức, đau ngực… Chất dịch trào ngược từ dạ dày lên thực quản chứa acid HCl và pepsin tổn thương viêm niêm mạc thực quản. Mức độ tổn thương phụ thuộc vào mức độ trào ngược, thời gian tiếp xúc của thực quản với chất trào ngược, độ acid của dịch trào ngược và khả năng tự bảo vệ của thực quản. Thông thường, thực quản luôn có nhu động tự nhiên không liên quan đến động tác nuốt giúp làm sạch chất trào ngược. Trương lực cơ thắt giảm, van dạ dày – thực quản không khép gây trào ngược chất dịch từ dạ dày lên Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản như như thành phần thức ăn, trương lực cơ thắt thực quản, đoạn nối giữa thực quản và dạ dày… Thức ăn bị lưu lâu trong dạ dày lên men, sinh hơi có thể làm tăng áp lực trong dạ dày, khiến chất dịch bị trào ngược lên trên thực quản. Một số người có cấu trúc giải phẫu bất thường như thực quản ngắn, thoát vị hoành; hoặc ở trẻ em, dạ dày nhỏ và nằm ngang ở vị trí cao hơn người lớn, trương lực cơ thắt còn yếu nên dễ bị trào ngược hơn bình thường. Trào ngược dạ dày thực quản có triệu chứng gì? Trào ngược dạ dày quản thường gặp các triệu chứng như: Nóng rát sau xương ức: bệnh nhân có cảm giác nóng rát sau xương ức lan lên trên, thường xuất hiện sau khi ăn no, khi nằm hoặc cúi xuống. Triệu chứng giảm đi khi dùng thuốc trung hòa acid, ngồi hay đứng dậy. Ợ chua, ợ nóng: bệnh nhân bị ợ lên có vị chua khó chịu trong miệng. Một số triệu chứng không điển hình: Đau ngực không do tim: cơn đau giống như đau thắt ngực, điểm đau sau xương ức, có thể lan lên vai, sau lưng, lan lên cung răng. Nuốt khó, nuốt nghẹn: thường do co thắt, phù nề thực quản. Nuốt đau: đau khi nuốt, thường gắn với viêm thực quản nặng, báo hiệu có biến chứng. Các triệu chứng ngoài tiêu hóa: ho khan, viêm họng, khó thở về đêm, … Triệu chứng của GERD xuất hiện do dịch vị trào ngược lên trên thực quản Các triệu chứng điển hình của GERD thường xuất hiện sau khi ăn no hoặc khi thay đổi tư thế như nằm, cúi người về phía trước và giảm khi ngồi dậy hoặc đứng thẳng. Trào ngược có thể xuất hiện về đêm khiến bệnh nhân phải tỉnh giấc. Các triệu chứng như nóng rát sau xương ức, ợ chua có nhiều giá trị trong chẩn đoán. Biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản Chất trào ngược chứa acid và pepsin gây tổn thương viêm niêm mạc thực quản. Trào ngược xảy ra dai dẳng có thể dẫn đến các biến chứng: Thực quản Barrett: tổn thương tiền ung thư do các tế bào niêm mạc thực quản bị biến đổi dần thành các tế bào tương tự như tế nào niêm mạc dạ dày, ruột non có khả năng kháng lại acid và Hp. Chít hẹp thực quản: viêm thực quản dần dần hình thành các sợi xơ gây chít hẹp thực quản, gặp trong các trường hợp trào ngược dạ dày thực quản mạn tính. Chảy máu thực quản: viêm thực quản nặng gây loét, khi ổ loét ăn sâu vào trong lớp cơ thực quản có thể dẫn đến chảy máu thực quản. Biến chứng khác: viêm họng, ho kéo dài do trào ngược. Điều trị trào ngược dạ dày thực quản như thế nào? Điều trị GERD thường hướng đến giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh, giảm nguy cơ biến chứng. Các biện pháp điều trị: Điều trị nội khoa: thuốc ức chế tiết acid (PPIs hoặc thuốc kháng histamin H2), antacid, … Ngoại khoa: can thiệp ngoại khoa giúp tăng trương lực cơ thắt, áp dụng trong trường hợp GERD nặng có liên quan đến cấu trúc giải phẫu. Các biện pháp không dùng thuốc: chế độ ăn uống, sinh hoạt có ảnh hưởng nhiều đến triệu chứng của GERD. Bệnh nhân nên chia nhỏ bữa ăn, tránh ăn quá no, không nằm ngay sau khi ăn. Tránh các thực phẩm khó tiêu, đồ ăn chua, cay, nóng, chất kích thích và ăn tăng cường rau xanh, chất xơ, thực phẩm dễ tiêu. Lưu ý dành cho người bệnh Các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản có liên quan mật thiết với chế độ ăn uống, sinh hoạt. Để hạn chế ảnh hưởng của bệnh và giảm nguy cơ tái phát, người bệnh nên chú ý một số điểm sau: Kiêng đồ ăn chua, cay, nóng. Ăn tăng cường rau xanh, chất xơ. Ăn uống điều độ, tránh để quá đói hoặc quá no. Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không ăn quá no trong 1 bữa, không nằm ngay sau khi ăn vì dễ gây trào ngược. Nên ăn các loại thực phẩm giúp kích thích tiêu hóa, chất xơ, gừng, nghệ, yến mạch, ngũ cốc, bánh mì,… Tránh các thực phẩm: + Các loại thực phẩm khó tiêu + Các thực phẩm sinh hơi nhiều, đồ uống có ga, + Chất kích thích: rượu bia, thuốc lá, cà phê, … Giảm cân nếu có thừa cân, béo phì. Không nằm đầu bằng. Chia sẻ

Tại sao trào ngược dạ dày gây viêm họng?

Trào ngược dạ dày gây viêm họng là triệu chứng rất nhiều người gặp phải. Ngoài viêm họng, người bệnh còn bị ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, tức ngực, khó thở,… Với căn bệnh này, bệnh nhân cần sớm tiến hành điều trị, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trào ngược dạ dày gây viêm họng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Tại sao trào ngược dạ dày gây viêm họng? Thực tế, tỉ lệ những bệnh nhân mắc bệnh viêm họng do trào ngược dạ dày không ngừng tăng lên theo mỗi năm. Với cuộc sống hiện đại ngày nay, bệnh trào ngược dạ dày thực quản đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Khi mắc phải căn bệnh này, bệnh nhân sẽ rất dễ gặp phải triệu chứng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, tức ngực,… Bên cạnh đó, người bệnh còn bị viêm họng, đau rát, sưng tấy cổ họng. Lý giải về vấn đề này, PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Hồng Vân (Khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, khi người bệnh bị trào ngược dạ dày sẽ khiến cho lượng thức ăn kèm theo chất dịch axit nhanh chóng được đẩy lên bên trên thực quản. Dịch axit kèm theo vi khuẩn ở dạ dày sẽ gây kích thích niêm mạc họng và tấn công niêm mạc họng gây ra triệu chứng viêm họng. Cấu trúc niêm mạc họng không giống với niêm mạc dạ dày. Lượng axit ở dạ dày quá nhiều sẽ tác động lên niêm mạc họng sẽ gây tổn thương, đau rát, sưng tấy ở họng. Trào ngược dạ dày gây viêm họng do cơ chế co thắt các cơ tại thực quản dưới. Nếu cơ quan này hoạt động tốt, thức ăn sẽ nhanh chóng di chuyển một chiều vào thực quản và van sẽ đóng lại, ngăn cho thức ăn không trào ngược lên bên trên. Tuy nhiên, nếu cơ quan này bị giãn hoặc yếu thì dịch axit ở dạ dày sẽ lẫn thức ăn chưa tiêu hóa vượt qua lỗ tâm vị đi ngược trở lên vòm họng và gây tổn thương niêm mạc họng. Đây là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virut gây ra triệu chứng viêm họng. Trong quá trình trào ngược dạ dày, các phản ứng viêm sẽ nhanh chóng tạo áp lực lên vùng khí quản, kích thích hệ thống thần kinh, tạo phản xạ co rút, chèn ép trực tiếp lên đường thở. Điều này sẽ khiến cho người bệnh gặp phải triệu chứng khó thở, thở gấp. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho người bệnh gặp phải một số biến chứng phức tạp như viêm họng, viêm đường hô hấp, viêm khí quản, viêm thanh quản, viêm phổi, viêm loét thực quản, ung thư thực quản, barrett thực quản,… Phân biệt viêm họng thường và viêm họng do trào ngược Với căn bệnh viêm họng thông thường, người bệnh chỉ gặp phải các triệu chứng như đau rát, ngứa, sưng tấy, khô cổ họng,… Bệnh nhân chỉ cần áp dụng một số mẹo dân gian thông thường như ngậm mật ong, chanh, gừng,… đã có thể cải thiện được triệu chứng khi bệnh khởi phát. Tuy nhiên, người bệnh viêm họng do trào ngược dạ dày phải sử dụng thuốc mới có thể kiểm soát được các tổn thương do bệnh gây ra ở niêm mạc họng. Trào ngược dạ dày gây viêm họng khiến cổ họng bị sưng tấy, đau rát. Dịch vị ở dạ dày gồm nhiều loại như axit HCl, men tiêu hóa, pepsine,… Lúc này, pepsine sẽ nhanh chóng phá hủy các chất nhầy bảo vệ vùng niêm mạc họng, thực quản. Đồng thời tạo điều kiện cho chất axit HCL, dịch mật và chất dịch khác làm tổn thương niêm mạc họng. Tình trạng này kéo dài, cổ họng của người bệnh nhanh chóng bị đau rát, sưng tấy. Riêng những bệnh nhân bị viêm họng do trào ngược dạ dày, người bệnh sẽ bị tổn thương niêm mạc họng nhiều hơn. Họng sẽ xuất hiện những vết xước khiến cho cổ họng bị đau rát, nuốt nghẹn, hơi thở có mùi,… Đặc biệt, các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, khó tiêu và lượng dịch axit bị trào ngược thường xuyên sẽ khiến vòm họng bị viêm nhiễm. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn một số biểu hiện khác như: Nóng rát ở ngực, dạ dày Có cảm giác nghẹt thở, khó thở Cổ họng có cảm giác bị thắt chặt Trào ngược dạ dày gây ho, ho khan, ho mãn tính Hắng giọng liên tục, khó chịu ở vòm họng Các thống kê cho thấy có đến 70% những người mắc bệnh trào ngược dạ dày gặp phải những vấn đề liên quan đến cổ họng. Bên cạnh đó, trào ngược dạ dày còn gây ra bệnh viêm họng hạt, tạo thành các tổ chức lympho ở sau thành họng và tạo nên những hạt nhỏ. Do đó, người bệnh cần phải thận trọng với căn bệnh trào ngược dạ dày gây viêm họng. Trào ngược dạ dày gây viêm họng – Phải làm sao? Với căn bệnh trào ngược dạ dày gây viêm họng, người bệnh nên sớm tiến hành thăm khám. Sở dĩ bệnh viêm họng còn do rất nhiều nguyên nhân khác gây ra như thay đổi thời tiết, cảm lạnh, uống nước đá,… Do đó, việc kiểm tra chính xác nguyên nhân gây bệnh có vai trò quan trọng giúp bệnh nhân có thể kiểm soát căn bệnh này với những phương pháp chữa trị phù hợp nhất. Sử dụng thuốc Tây điều trị trào ngược dạ dày gây viêm họng. Thông thường, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện một số phương pháp như nội soi dạ dày, xét nghiệm độ PH, đo áp lực thực quản, chụp X-quang,… để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Với căn bệnh trào ngược dạ dày gây viêm họng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc để kiểm soát bệnh. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị căn bệnh này. Thuốc kháng axit: Giúp trung hòa, cân bằng lượng axit bên trong dạ dày, hạn chế hiện tượng trào ngược. Loại thuốc này được uống sau khi ăn khoảng 1 giờ. Thuốc đối kháng histamin: Cimetidine, Ranitidine (Zantac), Famotidine (Pepcid), Nizatidine (Axid),… Thuốc ức chế bơm proton:  Kiểm soát sự tăng dịch tiết axit ở dạ dày, giảm nhanh các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát bụng,… Thuốc điều hòa vận động: Điều hòa cơ chế hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng áp lực cơ thắt thực quản dưới. Đồng thời tăng cường cơn co thắt thực quản, cải thiện hiện tượng trào ngược axit lên thực quản. Thuốc pro-motility: Hỗ trợ điều trị các triệu chứng trào ngược dạ dày Khi sử dụng những loại thuốc này, người bệnh cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, bạn nên uống trước bữa ăn khoảng 30 phút. Để phát huy hiệu quả điều trị bệnh của thuốc, bệnh nhân cần phải tuân thủ đúng các hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh không nên tự ý mua thuốc hoặc sử dụng một số loại thuốc giảm ho, long đờm hoặc tự ý đổi đơn thuốc, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân. Kiểm soát trào ngược dạ dày gây viêm họng Trào ngược dạ dày gây viêm họng có thể chuyển biến thành ung thư thực quản nếu bệnh không được kiểm soát. Mặc dù giai đoạn đầu, bệnh sẽ không có nhiều nguy hiểm nhưng khi bệnh đã biến chứng thành ung thư thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân. Do đó, khi bị trào ngược dạ dày gây viêm họng, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau để bệnh nhanh chóng khỏi. Chế độ ăn uống hợp lý giúp kiểm soát bệnh trào ngược dạ dày gây viêm họng. Hạn chế ăn các loại thực phẩm chiên xào, cay nóng, chứa chất kích thích, nước uống có ga,… Không nên ăn quá no vào buổi tối, nhất là trước khi đi ngủ 2 tiếng Khi ăn xong, không nên ngồi mà hay di chuyển nhẹ nhàng, tránh gây áp lực lên dạ dày Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý với đầy đủ các thành phần dinh dưỡng Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, không được uống nước đá và ăn thức ăn lạnh Bảo vệ cổ họng khi đi ra ngoài, không nên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi Không nên làm việc quá sức, tránh lo lắng, căng thẳng Không được làm việc quá khuya gây ảnh hưởng đến sức khỏe Không nên uống bia, rượu, hút thuốc lá,… Kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng tăng cân, béo phì Giữ tâm lý lạc quan, vui vẻ, tránh áp lực, căng thẳng quá mức gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị Tích cực luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về hiện tượng trào ngược dạ dày gây viêm họng. Đây là bệnh lý có thể gây chuyển biến phức tạp nếu bệnh nhân không tiến hành điều trị kịp thời. Nếu nhận thấy bản thân có các triệu chứng mắc bệnh, người bệnh nên tiến hành chữa trị bệnh sớm. Tuyệt đối không được chủ quan, áp dụng những phương pháp chữa trị bệnh không có cơ sở khoa học gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Chia sẻ

Trào ngược dạ dày có tự khỏi không?

Trào ngược dạ dày khiến cho người bệnh bị ợ hơi, ợ chua, tức ngực, suy nhược cơ thể,… Vậy bệnh trào ngược dạ dày có tự khỏi không? Với căn bệnh này, người bệnh nên sớm tiến hành kiểm soát, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trào ngược dạ dày thực quản gây tức ngực, khó thở. Trào ngược dạ dày có tự khỏi không? Hiện nay, tỉ lệ những bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày không ngừng tăng lên và đang có xu hướng trẻ hóa. Những người bị trào ngược dạ dày thường có dấu hiệu bị đau tức ngực, khó thở, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua,… Hầu hết người bị trào ngược dạ dày đều bị tổn thương đến niêm mạc dạ dày và thực quản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Trào ngược dạ dày là căn bệnh không thể tự khỏi mà cần phải có quá trình điều trị bệnh lâu dài. Với căn bệnh này, nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh nhân sẽ phải đối diện với hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như hẹp thực quản, ung thư thực quản, barrett thực quản,… Bên cạnh đó, lượng axit dạ dày bị trào ngược lên thực quản còn gây ra hiện tượng phù nề, viêm loét thực quản, hình thành các mô sẹo khiến người bệnh bị đau đớn, tức ngực, khó nuốt thức ăn. Các thống kê cho thấy có đến 10% số bệnh nhân bị trào ngược dạ dày gặp phải biến chứng barrett thực quản. Lớp niêm mạc thực quản nhanh chóng bị đổi màu sắc. Ngoài ra, người bệnh có thể bị ung thư thực quản với biểu hiện xuất huyết, nôn ra máu, khó nuốt, sụt cân, viêm phổi,… Do đó, người bệnh nên nhanh chóng tiến hành thăm khám, điều trị bệnh sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Trào ngược dạ dày thực quản có chữa khỏi được không? Các bác sĩ khuyến cáo, những bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày cần tiến hành chữa trị bệnh sớm. Đây là bệnh lý có thể chữa khỏi nên người bệnh cần chủ động thăm khám. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất. Người bệnh sẽ phải tiến hành thực hiện các xét nghiệm trào ngược dạ dày để phát hiện nguyên nhân mắc bệnh. Người bệnh trào ngược dạ dày sử dụng thuốc điều trị bệnh. Thông thường, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản sẽ sử dụng thuốc uống để kiểm soát căn bệnh này. Các loại thuốc thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh là thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc ức chế thụ thể H2, thuốc ức chế bơm proton,… # Thuốc kháng axit Loại thuốc này giúp trung hòa lượng axit có trong dạ dày và kiểm soát tình trạng trào ngược. Thuốc kháng axit thường được dùng kèm với thuốc ức chế bơm Proton. Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giúp cải thiện triệu chứng trào ngược như: Canxi Cacbonat Nhôm Hydroxit Magie Hydroxit Sodium Bicarbonate # Thuốc chẹn H2 Đây là loại thuốc có thể ngăn chặn các tế bào, kiểm soát lượng axit bên trong dạ dày. Thông thường, thuốc có sẵn ở dạng kê đơn và không kê đơn. Các loại thuốc thường hay gặp như: Ranitidine Nizatidine Famotidine Cimetidine # Thuốc ức chế bơm Proton Được sử dụng để ngăn ngừa sản xuất lượng axit có trong dạ dày, kiểm soát tình trạng ợ hơi, ợ chua, khàn tiếng, đau họng,… Loại thuốc này chỉ được sử dụng dưới dạng kê đơn trong những trường hợp cần thiết. Liều dùng phổ biến là 20 – 40mg/lần/ngày và dùng liên tục trong 2 tuần. Một số loại thuốc ức chế bơm Proton được sử dụng như: Omeprazole Rabeprazole Pantoprazole Esomeprazole Lansoprazole # Thuốc kháng sinh Loại thuốc này sử dụng trong khoảng 10 – 15 ngày. Thuốc kháng sinh được dùng khi thủ phạm gây ra tình trạng trào ngược là vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Người bệnh cần phải uống thuốc đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Những loại thuốc Tây y trên đây đều có tác dụng nhanh, giúp cải thiện rất tốt tình trạng trào ngược nhưng hiệu quả mang lại chỉ có tính tạm thời vì không thể loại bỏ được triệt để căn nguyên gây bệnh bên trong. Để chữa khỏi trào ngược dạ dày, người bệnh cần 1 thời gian khá dài chứ không thể ngày một ngày hai. Bởi vậy, nếu sử dụng thuốc Tây thường xuyên còn dẫn đến làm mòn niêm mạc, gây ra nhiều tác dụng phụ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Người bệnh nên cân nhắc và tham khảo ý kiến chuyên gia để có lựa chọn đúng đắn nhất. Trào ngược dạ dày bao lâu thì khỏi? Những bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày sẽ thường xuyên bị tức ngực, ho dai dẳng, mất ngủ thường xuyên. Muốn điều trị dứt điểm bệnh trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh cần phải tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, thời gian để bệnh khỏi hoàn toàn còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như tình trạng sức khỏe bệnh nhân, cấp độ mắc bệnh, phương pháp điều trị,… Người bệnh trào ngược dạ dày nên sớm tiến hành thăm khám, điều trị bệnh. Cụ thể, thời gian khỏi bệnh của bệnh nhân bị trào ngược dạ dày như sau: + Cấp độ 1: Nhẹ Dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày không rõ ràng. Người bệnh chỉ xuất hiện một số triệu chứng như ợ nóng, ợ hơi, khó tiêu,… Bệnh nhân chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, bệnh sẽ nhanh chóng khỏi trong thời gian ngắn. + Cấp độ 2: Trung bình Ở mức độ này, người bệnh sẽ bị đau rát vùng cổ họng thường xuyên. Đồng thời, bệnh nhân còn gặp phải triệu chứng buồn nôn, ợ hơi, ợ chua. Vùng dạ dày xuất hiện những vết loét nhỏ. Người bệnh phải tiến hành thăm khám và điều trị bệnh. Khoảng 1 tháng, các triệu chứng bệnh mới nhanh chóng giảm dần và khỏi hẳn. + Cấp độ 3: Nặng Những cơn đau âm ỉ ở dạ dày xuất hiện thường xuyên. Trong dạ dày có vết loét gây đau đớn cho người bệnh. Ở cấp độ này, người bệnh bắt buộc phải sử dụng thuốc và tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để bệnh nhanh chóng khỏi. Bệnh nhân phải kiên trì điều trị bệnh trong khoảng 2 – 3 tháng thì triệu chứng bệnh mới có thể thuyên giảm. + Cấp độ 4: Tình trạng kéo dài dai dẳng Bệnh trào ngược dạ dày ở mức độ kéo dài dai dẳng, người bệnh cần phải bình tĩnh tiến hành áp dụng những phương pháp điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn điều trị theo phác đồ cụ thể cho đến khi khỏi bệnh. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cần phải có chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ để giúp bệnh nhanh chóng khỏi. Lưu ý khi điều trị trào ngược dạ dày Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh rất dễ tái phát nhiều lần nếu không có biện pháp kiểm soát phù hợp. Bệnh nhân nên tiến hành thăm khám khi có một số biểu hiện như đau tức ngực, khó thở, hơi thở khò khè, đầy hơi, sụt cân, cơ thể suy nhược, ợ hơi, ợ chua,… Với căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản, ngoài việc tiến hành chữa trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần phải chú ý một số vấn đề sau đây. Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng đối với bệnh nhân bị trào ngược dạ dày. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu Không được ăn thức ăn cay, nóng, chứa nhiều dầu mỡ Tăng cường các loại trái cây, rau xanh và không được ăn thực phẩm có vị chua gây ảnh hưởng đến dạ dày Không được sử dụng các thực phẩm chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… Chia nhỏ bữa ăn, không được ăn quá nhiều thức ăn cùng một lúc Người bệnh nên ăn thức ăn loãng, dễ tiêu hóa Nếu áp dụng cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi hoặc nha đam cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện. Sau khi ăn xong không được nằm ngay mà nên đi lại nhẹ nhàng trong khoảng 3 giờ Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, tránh gây áp lực lên vùng thắt lưng và dạ dày Khi ngủ nên gối cao đầu, tránh gây áp lực lên dạ dày và ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày thực quản Tuyệt đối không được sử dụng thuốc tùy tiện mà không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Áp dụng những bài tập yoga đơn giản để hỗ trợ điều trị bệnh Không nên lo lắng, căng thẳng quá mức gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhằm giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đào thải độc tố ra ngoài cơ thể Ngủ đủ 8 tiếng/ngày và không được làm việc quá sức Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề: Trào ngược dạ dày có tự khỏi không? Với căn bệnh này, người bệnh nên sớm có biện pháp kiểm soát để tránh các biến chứng có thể xảy ra. Hãy tìm đến những cơ sở uy tin để có chất lượng điều trị tốt nhất. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để bệnh sớm khỏi. Chúc bạn nhanh hồi phục. Chia sẻ

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Triệu chứng và Cách điều trị

Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh thường gặp ở người dân Việt Nam, nhất là người trong độ tuổi từ 30 – 50 nhưng thường bị bỏ qua dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị của căn bệnh này để người bệnh sớm nhận biết và có biện pháp xử lý phù hợp. Nguyên nhân của bệnh trào ngược dạ dày thực quản là do tình trạng “thùng đầy – nắp yếu” Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì? Ở Việt Nam, có hơn 7 triệu người mắc trào ngược dạ dày thực quản, trong đó cứ 10 người mắc bệnh thì có đến 6 người gặp phải các biến chứng nguy hiểm như viêm thanh quản, ho mãn tính, loét hay thậm chí ung thư thực quản. Nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh lơ là với các triệu chứng bệnh và không có cái nhìn chính xác về căn bệnh này. Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, có thể hiểu đơn giản, trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thức ăn và dịch dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản khiến người bệnh khó chịu. Chính xác hơn thì đây là hiện tượng dịch dạ dày bao gồm pepsin, thức ăn, acid HCL thường xuyên bị trào ngược lên vùng thực quản. Khi tình trạng này xảy ra ngay hoặc sau bữa ăn mà không kèm theo triệu chứng khác thì được gọi là chứng trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, nếu xảy ra thường xuyên từ 2 – 3 lần/tuần gây tổn thương thực quản thì được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản Cơ chế của trào ngược dạ dày chính là “thùng đầy – nắp yếu”. Ở đây, dạ dày được ví như một “cái thùng” chứa đựng thức ăn còn nắp đậy là cơ thắt thực quản dưới cũng chính là bộ phận ngăn giữa dạ dày và thực quản. Bởi khi nuốt thực ăn, thực quản sẽ mở ra rồi đóng lại để tránh tính trạng thức ăn trào lên trên trong quá trình tiêu hóa. Nếu cơ thắt thực quản hoạt động yếu, áp lực không đủ để đóng hoặc van mở vào những thời điểm không thích hợp sẽ gây ra tình trạng trào ngược. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, tuy nhiên nguyên nhân chính là do cơ thắt dưới thực quản suy yếu đồng thời do lượng axit dạ dày dư thừa quá nhiều. Thông thường, cơ thắt thực quản dễ bị tổn thương và hoạt động yếu do: Tác dụng phụ của thuốc Tây: Lạm dụng thuốc tây hoặc sử dụng quá nhiều các loại thuốc như thuốc huyết áp, ibuprofen, aspirin, glucagon, holecytokinin… cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp. Do thói quen xấu như thường xuyên dùng các chất có hại cho cơ thể như rượu, bia, thuốc lá, cafein Do bệnh lý: Có thể kể đến như nhiễm trùng, tổn thương hệ thần kinh thực quản… Trong khi đó, các nguyên nhân khiến dạ dày quá tải, suy giảm chức năng, không thể thực hiện quá trình tiêu hóa và đưa thức ăn xuống ruột non như bình thường có thể kể đến như: Do thói quen xấu: Ăn uống không đều độ, ăn quá nhiều, thường xuyên sử dụng các thực phẩm dễ gây đầy hơi khó tiêu như trứng, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, nước uống có ga… Do bệnh lý: Các bệnh lý dễ gây trào ngược dạ dày thường là hẹp môn vị dạ dày thực quản, viêm phù nề dạ dày, ung thư dạ dày thực quản… Nguyên nhân khác: Béo phì, stress, cường độ áp lực cao, nằm ngay khi ăn, mang thai… Trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không? Nhiều người cho rằng trào ngược dạ dày chỉ xảy ra một thời gian và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và không được kịp thời điều trị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm đường hô hấp: Khi bị trào ngược dạ dày, chỉ cần một lượng nhỏ dịch axit từ dạ dày trào lên đường hô hấp sẽ gây ra các bệnh lý như viêm họng, viêm phế quản, viêm xoang… Barrett thực quản: Thường gặp ở người mắc trào ngược dạ dày khi niêm mạc trong lòng thực quản bị kích thích. Có 5 – 10% người mắc bệnh này bị ung thư thực quản. Hẹp thực quản: Sự tiếp xúc lặp đi lặp lại giữa dịch dạ dày đặc biệt là acid, pepsin với thực quản khiến niêm mạc thực quản bị tổn thương gây viêm loét, xơ hóa từ đó dẫn đến tình trạng co rút, hẹp thực quản. Ung thư thực quản: Như đã đề cập, đa số những người bị trào ngược dạ dày lâu ngày thường bị barrett thực quả. Một khi mắc phải căn bệnh này thì nguy cơ mắc ung thư thực quản là cực kỳ cao. Các dấu hiệu nhận biết có thể kể đến như: hố thượng đòn có hạch to, đau xương ức, nuốt nghẹn, ho khạc, khàn tiếng, sụt cân, suy dinh dưỡng sau 1 tháng. Triệu chứng trào ngược dạ dày thường gặp Có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết sớm căn bệnh này nhưng lại thường bị người bệnh bỏ qua Thực tế, trào ngược dạ dày thực quản thường có các triệu chứng sớm. Chỉ cần người bệnh chú ý đến tình trạng sức khỏe của mình sẽ sớm nhận ra ngay. Thế nhưng thực tế thì rất nhiều người chủ quan trước những dấu hiệu bất thường của cơ thể. Điều này khiến bệnh chuyển biến nặng mới “tá hỏa” thăm khám, điều trị. Một số triệu chứng sớm của bệnh có thể kể đến như:   Tiết nhiều nước bọt: Là phản xạ tự nhiên của cơ thể, khi axit dạ dày trào ngược lên khoang miệng, cơ thể sẽ tiết nhiều nước bọt hơn để trung hòa lượng axit này. Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng: Là dấu hiệu sớm và rõ rệt nhất khi bị trào ngược dạ dày. Tình trạng này xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới bị giãn khiến hơi, dịch vị dạ dày bị trào ngược lên thực quản gây ợ hơi, ợ chua và làm nóng rát vùng thượng vị. Hay xuất hiện cùng nhau nhất là sau bữa ăn hoặc khi bạn cúi gập người về phía trước. Buồn nôn, nôn: Triệu chứng này rất dễ gặp ở người mắc trào ngược dạ dày, thường xuất hiện khi ăn no, nằm ngay khi ăn hoặc thậm chí cả khi đói. Miệng có vị đắng: Nếu trào ngược có kèm theo dịch mật sẽ gây ra hiện tượng đắng miệng. Đau tức ngực, khó thở: Tuy đây không phải là triệu chứng điển hình của bệnh nhưng cũng có khá nhiều người khi mắc bệnh gặp phải triệu chứng này. Nếu không sớm điều trị, khi bệnh tiến triển nặng có thể xuất hiện thêm các triệu chứng sau đây: Viêm phổi: Khi dịch vị dạ dày bị đẩy lên vùng thực quản, chúng có thể tràn vào phổi gây nên tình trạng viêm nhiễm. Chứng khó nuốt: Do không được điều trị kịp thời nên axit dạ dày thường xuyên trào ngược lên thực quản khiến cơ quan này bị phù nề, sưng tấy nghiêm trọng gây ra cảm giác vướng ở cổ, khó nuốt. Ho, khan tiếng: Xuất hiện do axit dạ dày tiếp xúc với dây thanh quản làm thanh quản sưng tấy dẫn đến khàn tiếng và ho kéo dài. Hen suyễn: Thường xuất hiện vào ban đêm, đây cũng là triệu chứng thường gặp của bệnh. Đau bụng dai dẳng: Đau bụng không rõ nguyên nhân, phân có máu hoặc màu đen là do tình trạng loét, chảy máu dạ dày hoặc thực quản. Giảm cân đột ngột: Chán ăn, ăn không ngon miệng, dạ dày hoạt động kém, cơ thể kém hấp thu gây thiếu hụt dinh dưỡng là nguyên nhân khiến người bị trào ngược dạ dày giảm cân đột ngột. Nên làm gì khi bị trào ngược dạ dày? Thực tế, khi mắc chứng trào ngược dạ dày mà chưa chuyển biến thành bệnh lý, bạn có thể thay đổi chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt để cải thiện tình trạng này. Bên cạnh đó, việc thay đổi này còn hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Khi mắc bệnh trào ngược dạ dày, người bệnh cần: Thay đổi chế độ dinh dưỡng Chế độ dinh dưỡng, thói quen ăn uống liên quan mật thiết đến căn bệnh này. Do đó, việc nắm được mình nên ăn gì, kiêng ăn gì thời điểm này là vô cùng quan trọng. Sau đây là một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo: Thực phẩm nên dùng Tăng cường ăn các loại rau xanh để hỗ trợ tiêu hóa, giảm áp lực cho dạ dày Thực phẩm giúp thấm hút các chất dịch dư thừa trong dạ dày, hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng trào ngược, khó chịu ở dạ dày, có thể kể đến như bánh mỳ, bột yến mạch… Các loại đậu như đậu đen, đậu xanh, đậu nành do chứa nhiều chất xơ và amino axit có tác dụng trung hòa dịch vị Rau xanh: hỗ trợ tiêu hóa, giảm gánh nặng cho dạ dày, nhiều vitamin và chất xơ giúp giảm axit dịch vị tốt, có thể kể đến như ngọn bí non, bắp cải, dưa chuột… Thịt trắng: Bổ sung đạm cho cơ thể, ngăn ngừa biến chứng, trung hòa axit dạ dày tốt, thường là thịt vịt, thịt ngan, thịt lợn… Trái cây không chua: Trái cây giàu vitamin đặc biệt là các loại chứa nhiều vitamin C giúp trung hòa axit dư thừa trong dạ dày rất tốt. Có thể kể đến như ổi, đu đủ chín, kiwi… Không nên dùng các loại giàu axit như cam, bưởi, quýt… Nghệ và mật ong: Dùng thường xuyên giúp xoa dịu cảm giác khó chịu ở dạ dày, hỗ trợ làm lành các tổn thương nhất là viêm loét ở thực quản và dạ dày. Thực phẩm không nên dùng Cần tuyệt đối tránh xa các thực phẩm sau đây nếu không muốn tình trạng bệnh ngày một nghiêm trọng: Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Khó tiêu, chứa các chất có hại cho sức khỏe, tạo gánh nặng cho dạ dày, cản trở quá trình hấp thu các dưỡng chất. Đu đủ xanh: Chứa men papain, có thể phá hủy niêm mạc thực quản làm tình trạng trào ngược nghiêm trọng hơn. Đồ ăn mặn: Không tốt cho sức khỏe, tạo gánh nặng cho cơ thể, gia tăng tình trạng bệnh. Đồ ăn cay nóng: Khiến các triệu chứng ợ chua, ợ nóng, nóng rát vùng thượng vị thêm trầm trọng. Rượu bia, cà phê, thuốc lá: Gây gia tăng hiện tượng trào ngược, làm chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày suy giảm. Nước ngọt có gas, chất béo: Dễ gây đầy hơi, tăng cảm giác buồn nôn, không tốt cho sức khỏe. Thay đổi thói quen sinh hoạt Song song với chế độ dinh dưỡng, người bệnh cũng cần thay đổi thói quen sinh hoạt để phần nào cải thiện tình trạng bệnh của mình. Một vài thói quen cần được thay đổi như sau: Ăn chậm, nhai kỹ, không vừa ăn vừa nói để tránh đầy bụng, khó tiêu Không ăn quá muộn, quá no hoặc để bụng quá đói Không vận động hoặc nằm ngay sau khi ăn Không lạm dụng thuốc hoặc tự ý mua thuốc điều trị mà không có chỉ định của bác sĩ Hạn chế sử dụng đồ ăn đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn Tránh căng thẳng, mệt mỏi, giữ tinh thần thoải mái. Các phương pháp điều trị Hiện nay, bệnh trào ngược dạ dày có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp. Có thể kể đến như: Điều trị bằng Tây y Sử dụng thuốc tây để điều trị là một trong những lựa chọn hàng đầu của người bệnh hiện nay. Lý do là thuốc tây có tác dụng tốt, hiệu quả nhanh khi được sử dụng đúng liều lượng. Để điều trị trào ngược dạ dày, sau khi thăm khám, tùy vào tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc sau: Thuốc bảo vệ dạ dày: Có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, trung hòa axit Thuốc ức chế bơm proton và kháng histamin H2: Thường là Esomeprazole, Lansoprazole, Omeprazole… có tác dụng ức chế tiết acid dịch vị dạ dày Thuốc làm rỗng dạ dày: Giúp tăng tốc độ đưa thức ăn xuống ruột. Thuốc tạo màng ngăn như Rebamipide, Alginat, Misoprostol… Thuốc hỗ trợ tăng lực cơ thắt dưới thực quản: Antacid, Cisapride, Metoclopramide… Thuốc Tây y có tác dụng nhanh, tuy nhiên dễ gây ra tác dụng phụ và ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể. Do đó, chỉ nên dùng thuốc sau khi đã thăm khám và có sự tư vấn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hoặc dùng không đúng liều lượng. Điều trị tại nhà Các trường hợp mới mắc trào ngược dạ dày có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để điều trị Với các trường hợp mới mắc chứng trào ngược dạ dày, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp điều trị tại nhà sau đây: Dùng nghệ và mật ong: Lấy 3 muỗng bột nghệ pha với 100ml nước ấm, thêm 1 thìa mật ong vào khuấy đều. Uống trước bữa ăn, đều đặn ngày 3 lần sẽ thấy các triệu chứng cải thiện. Tinh bột nghệ và dừa: Chọn 1 quả dừa tươi, chọc 1 lỗ đủ lớn trên quả, đun trên bếp củi 15 phút. Sau đó chắt lấy nước, thêm tinh bột nghệ vào khuấy đều để uống. Dùng gừng và mật ong: Lấy 1 – 2 củ gừng, thái lát mỏng, ngâm với mật ong nguyên chất cho gừng mềm ra. Dùng 2 lát sau mỗi bữa ăn, kiên trì thực hiện để thấy hiệu quả. Dùng lá mơ lông: Chuẩn bị 1 nắm lá mơ lông, ngâm nước muối, rửa sạch, để ráo, giã nát rồi chắt lấy nước để uống. Ngoài ra, còn có rất nhiều bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày với cam thảo, nha đam, hoa cúc, thì là… Tuy nhiên, các phương pháp dân gian thường có tác dụng chậm, chỉ có tác dụng với người mới mắc căn bệnh này. Với người mắc trào ngược dạ dày thực quản lâu ngày thì chỉ có khả năng cải thiện triệu chứng, làm giảm bớt cảm giác khó chịu mà thôi. Do đó, nếu sau một thời gian kiên trì sử dụng mà không thấy tiến triển thì tốt nhất người bệnh nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để tránh các biến chứng nguy hiểm. Chia sẻ

Trải nghiệm người dùng

“Trào ngược này nó khó chịu lắm. Cứ ăn vô là dịch lại trào lên tận miệng, ngực thì nóng

“Trào ngược này nó khó chịu lắm. Cứ ăn vô

“Cơn trào ngược nó đẩy lên cổ khó chịu vô cùng. Ngực tôi cứ nóng như xát ớt vậy. Ai

“Cơn trào ngược nó đẩy lên cổ khó chịu vô

Từng khổ sở vì viêm loét dạ dày, thậm chí còn suýt “đoản mệnh” – May mắn tìm được cách

Từng khổ sở vì viêm loét dạ dày, thậm chí

Công tác nhiều năm trong ngành Y, có phòng khám tiêu hóa riêng nên tôi hiểu rõ nỗi khổ của

Công tác nhiều năm trong ngành Y, có phòng khám

“No nó đau mà lúc đói nó cũng đau. Đặc biệt tôi mà ăn tí dưa chua vào là biết

“No nó đau mà lúc đói nó cũng đau. Đặc

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...