Tổng hợp phương pháp chữa trào ngược dạ dày thực quản 

Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý rất phổ biến hiện nay, gây ra rất nhiều khó khăn trong ăn uống, sinh hoạt và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy cách điều trị bệnh lí này hiệu quả và an toàn nhất như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây.

Trào ngược dạ dày là gì?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một tình trạng rối loạn tiêu hóa xảy ra khi dịch dạ dày có tính axit, hoặc thức ăn và chất lỏng trào ngược từ dạ dày vào thực quản. Trào ngược dạ dày có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi – từ trẻ sơ sinh đến người lớn tuổi.

Hầu hết mọi người thỉnh thoảng sẽ bị ợ chua hoặc khó tiêu, nhưng nếu bạn cảm thấy cảm giác nóng rát ở ngực, ợ thức ăn lên miệng nhiều hơn hai lần một tuần, bạn có thể đang mắc phải một tình trạng được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) .

Triệu chứng của trào ngược dạ dày

Triệu chứng của trào ngược dạ dày 1
Người bị trào ngược dạ dày thực quản có biểu hiện nóng rát vùng ngực cổ

Người bị trào ngược dạ dày thực quản thường có các triệu chứng sau:

  • Nóng ran ở khu vực giữa ngực, nặng nhất là lúc sau bữa ăn, cũng có thể xuất hiện khi bạn gập người xuống, hoặc khi nằm ngửa thấp.
  • Ợ chua, ợ hơi nhiều, khó tiêu, buồn nôn, chán ăn.
  • Có đờm ở cổ khi ngủ dậy, nuốt nghẹn như có dị vật vướng ở họng.
  • Đau vùng ngực: thường xuất hiện sau khi ăn, đỡ hơn rất nhiều sau khi uống thuốc chống acid dạ dày.

Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày phần lớn đến từ chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ của bạn, nếu không tự cải thiện, tình trạng bệnh sẽ ngày càng nặng hơn.

Tuy nhiên, có một số nguyên nhân bệnh lý đáng quan tâm sau:

  • Cơ thắt dưới thực quản suy yếu: Phần dưới cùng của thực quản có một lớp cơ vòng. Nhờ động tác nuốt, cơ vòng giãn ra cho thức ăn đi xuống dạ dày sau đó lại thắt lại ngay, để thức ăn chỉ đi một chiều xuống dạ dày. Trong một số trường hợp trương lực cơ bị giảm, cơ thắt này suy yếu, hoạt động lỏng lẻo, khiến thức ăn cùng dịch vị dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản, gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày.
  • Thoát vị hoành: Cơ hoành khi co sẽ tăng cường trương lực cho cơ thắt dưới thực quản, ngăn tình trạng trào ngược. Khi bị thoát vị hoành, cơ hoành không ở vị trí ngang với cơ thắt dưới thực quản, nên dễ xảy ra trào ngược.
  • Các nguyên nhân đến từ dạ dày: Các hiện tượng viêm dạ dày, hẹp môn vị,… sẽ khiến thức ăn ở dạ dày tiêu hóa rất lâu, lượng acid càng tiết ra nhiều, từ đó dễ dẫn đến trào ngược lên thực quản.
  • Do hormone: Khi cơ thể chịu nhiều áp lực, sẽ gây rối loạn tiết hormone, trong đó có cortisol – một hormone kích thích sản sinh acid, tăng co bóp dạ dày, tăng hoạt động đẩy ngược lên thực quản.
  • Do thói quen ăn uống không khoa học: ăn quá no, ăn nhiều đồ cay nóng, ăn chua khi đói, ăn đồ nhiều tính acid,… gây kích thích cơ thắt dưới thực quản đóng, mở bất thường, từ đó dẫn đến hiện tượng trào ngược.

Các phương pháp chẩn đoán

Trước hết để phát hiện bệnh trào ngược dạ dày, bác sĩ sẽ tiến hành các thăm khám ban đầu thông qua các triệu chứng:

  • Tình trạng ợ hơi, ợ chua (mức độ thường xuyên, tăng lên sau bữa ăn, hay lúc cúi xuống, nằm ngửa)
  • Hiện tượng đau ngực, rát vùng giữa ngực
  • Đắng họng, đắng miệng, có đờm ở cổ,…
Các phương pháp chẩn đoán 1
Nội soi dạ dày để chẩn đoán có bị trào ngược hay không

Ngoài ra, bác sĩ có thể tiến hành một số xét nghiệm khác để đưa ra các chẩn đoán chính xác như:

  • Nội soi dạ dày
  • Xét nghiệm Ambulatory acid (pH)
  • Đo áp lực thực quản
  • Chụp X-quang hệ thông tiêu hóa trên

Các phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản, tùy từng tình trạng bệnh của bạn mà sẽ có những phương án điều trị khác nhau. Đôi khi bệnh ở giai đoạn nặng, gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác như thực quản, họng, miệng, mũi thì bác sĩ cần có thêm những phương pháp để điều trị những tổn thương ở các cơ quan này.

Có 3 phương pháp điều trị trào ngược dạ dày phổ biến hiện nay bao gồm thay đổi lối sống, dùng thuốc và phẫu thuật. Thông thường, bệnh nhân đáp ứng tốt với sự kết hợp giữa thay đổi lối sống và chế độ dùng thuốc. Tuy nhiên, một số bệnh nhân không đáp ứng với thuốc và thay đổi lối sống thì cần can thiệp phẫu thuật. Những bệnh nhân khác có thể chọn phẫu thuật thay thế cho việc dùng thuốc suốt đời.

Điều trị GERD bao gồm:

  • Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống
  • Dùng thuốc
  • Phẫu thuật

Thay đổi lối sống

 

Chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt ảnh hưởng trực tiếp đến các triệu chứng tình trạng bệnh trào ngược dạ dày của bạn. Vì vậy, thay đổi thói quen ăn uống và lối sống là bước đầu tiên trong điều trị trào ngược dạ dày. Bạn cần có một chế độ ăn đầy đủ, hợp lý và khoa học để hỗ trợ quá trình điều trị và cải thiện tình trạng bệnh. Giảm bớt các triệu chứng bao gồm:.

Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt

Bạn cần hạn chế các loại thực phẩm gây tăng tiết acid dạ dày quá mức như:

  • Đồ uống có cồn, nước ngọt có ga
  • Các loại gia vị cay (tương ớt, ớt tươi, hạt tiêu,…)
  • Các món ăn chiên qua dầu mỡ
  • Hoa quả có vị chua (chanh, cam, vải,…) do các loại quả này có tính acid cao

Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày

Điều này giúp giảm áp lực cho dạ dày, làm dạ dày hoạt động hiệu quả hơn, điều tiết acid ổn định hơn. Không nên ăn quá no và nên ăn cách giờ đi ngủ 1-2 tiếng.

Hạn chế sử dụng các chất kích thích

Tránh tối đa các chất kích thích như: thuốc lá, rượu bia, đồ uống có ga,… Do các chất này có thể tổn thương niêm mạc thực quản cũng như làm cơ thắt thực quản bị nới lỏng, dẫn đến trào ngược.

Người béo phì cần giảm cân

Lượng mỡ bụng quá nhiều sẽ tạo áp lực lên dạ dày, thực quản, từ đó gây trào ngược dạ dày cũng như ảnh hưởng đến hoạt động đóng mở của cơ thắt thực quản.

Vì vậy, bạn cần rèn luyện thể dục thể thao điều độ, duy trì để tránh béo phì đồng thời tăng cường sức khỏe.

Nâng cao gối khi ngủ

Điều này sẽ làm phần thân trên của bạn cao hơn so với dạ dày, nhờ có vậy sẽ hạn chế tình trạnh trào ngược acid lên trên thực quản.

Lưu ý chỉ kê gối cao khoảng 15-25 cm, không nằm gối quá cao do nếu bị gập người sẽ làm tăng áp lực vào dạ dày, làm phản tác dụng.

Dùng thuốc

Nếu như biện pháp thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt không hiệu quả, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc nhất định. Có hai loại thuốc chữa trào ngược. Một loại làm giảm mức axit trong dạ dày của bạn, và một loại làm tăng mức độ nhu động (chuyển động) ở đường tiêu hóa trên. Thuốc bao gồm:

Dùng thuốc 1
Uống thuốc là phương pháp đơn giản để điều trị trào ngược dạ dày

Thuốc kháng acid: Mylanta, Rolaids, Tums,…

  • Có tác dụng kiểm soát lượng acid có trong dạ dày nhờ trung hòa bớt lượng acid dư thừa, giúp tình trạng ợ chua, buồn nôn của bạn giảm bớt trong thời gian ngắn.
  • Chỉ chữa triệu chứng chứ không chữa lành được những tổn thương do axit dạ dày.
  • Tác dụng phụ: tiêu chảy, các vấn đề về thận.

Thuốc kháng Histamine H2:

  • Giúp ức chế tác động của histamin tại thụ thể H2 ở tế bào viền của dạ dày
  • Kiểm soát sự sản sinh acid dịch vị dạ dày lên đến 12 giờ, hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh.
  • Tác dụng phụ: thiếu vitamin B-12, nguy cơ gãy xương.

Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Omeprazole, Lansoprazole, Rabeprazole,…

  • Có tác dụng lên bệnh nhân tương tự như thuốc kháng Histamine H2.
  • Thường được chỉ định trong 2-4 ngày đầu. Đa số người bệnh đáp ứng thuốc tốt, các triệu chứng thuyên giảm, liền sẹo loét.
  • Tác dụng phụ: tiêu chảy, đau đầu, buồn nôn, thiếu vitamin B-12, nguy cơ gãy xương.

Thuốc tăng cường cơ thắt thực quản dưới:

  • Giúp làm giảm tần suất thư giãn của cơ thắt thực quản dưới, làm giảm thiểu acid trào ngược lên thưc quản
  • Tác dụng phụ: mệt mỏi, buồn nôn.

Phẫu thuật chữa trào ngược dạ dày

Với trường hợp bệnh của bạn đã ở giai đoạn nặng, các phương pháp điều trị bằng thuốc đều không có tác dụng tích cực, các bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật.

Như các bạn đã biết, trong sinh lí bình thường, ở thực quản dưới có một cơ vòng hoạt động như một cái van một chiều, tự động mở ra cho thức ăn đi xuống dạ dày, rồi đóng lại ngay ngăn không cho thức ăn và dịch vị đẩy ngược lên thực quản.

Với các bệnh nhân bị trào ngược dạ dày, van này thường xuyên mở ra do sinh lí người bệnh thay đổi hoặc cơ vòng hoạt động lỏng lẻo, bác sĩ sẽ tiến hành làm một cái van nhân tạo ở phần thực quản dưới của bệnh nhân.

Phương pháp được ưa chuộng nhất hiện nay là phương pháp “Nissen mềm” nhờ nội soi ổ bụng, đem lại hiệu quả đến 80-90%. Tuy nhiên, người bệnh vẫn phải chấp nhận rủi ro có thể tử vong hoặc có những trường hợp sau phẫu thuật gặp phải tình trạng khó nuốt, đầy hơi. 

Một số phương pháp điều trị trào ngược dạ dày tại nhà

Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể sử dụng các phương pháp dân gian tại nhà để hỗ trợ và giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn.

Sử dụng nghệ và mật ong

Nghệ từ lâu đã được biết đến là nguyên liệu chữa các bệnh về dạ dày rất hữu hiệu, nhờ trong thành phần có chứa các chất có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc của dạ dày, phục hồi những hư tổn do trào ngược gây ra.

Sử dụng nghệ và mật ong 1
Sử dụng nghệ và mật ong chữa trào ngược dạ dày tại nhà

Khi kết hợp với mật ong, một loại nguyên liệu được biết đến với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và kiểm soát lượng acid dạ dày rất tốt. Ngoài ra, còn giúp cải thiện các triệu chứng như ợ hơi, buồn nôn, đau rát ngực,… Kết hợp 2 loại nguyên liệu này với nhau sẽ tạo thành một công thức hoàn hảo để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày.

Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị: 50 gam nghệ tươi và 2 thìa canh mật ong.
  • Nghệ gọt sạch vỏ, rửa kĩ và đem xay nhuyễn, lấy nước cốt.
  • Phần nước cốt thu được đem trộn đều với mật ong.

Bạn dùng trước bữa ăn và duy trì trong 2 tuần sẽ thấy tình trạng trào ngược được cải thiện.

Sử dụng trà gừng

Gừng vừa là gia vị vừa là một vị thuốc trong Đông y có công dụng rất tốt trong các bệnh liên quan đến dạ dày.

Sử dụng trà gừng 1
Trà gừng cũng là thức uống giúp giảm trào ngược dạ dày

Gừng có chứa nhiều chất oxy hóa mạnh, có khả năng kháng viêm, giảm đau và trung hòa lượng acid dư thừa. Ngoài ra còn giúp cải thiện các triệu chứng rất hiệu quả. Vì vậy, trà gừng là một loại trà ưa thích của những người bị trào ngược dạ dày.

Cách pha trà gừng:

  • Chuẩn bị: gừng tươi rửa sạch, thái lát hoặc thái chỉ.
  • Cho gừng vào ấm.
  • Đun sôi nước, cho thêm một ít đường. Đợi đến khi đường tan hết, rót nước vào ấm.
  • Dùng khi nước còn ấm.

Ngoài uống trà gừng, bạn có thể thêm gừng vào các món ăn trong ngày, vừa tăng độ thơm ngon cho món ăn, vừa giúp cải thiện sức khỏe.

Gừng còn có thể ngâm với mật ong hoặc giấm, ăn khoảng 1-2 lát sau bữa cơm cũng rất tốt cho tình trạng trào ngược dạ dày.

Bình Vị Thái Minh – hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Người mắc bệnh trào ngược dạ dày thường phải điều trị bằng thuốc trong một thời gian rất dài, và đôi khi để lại những tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, các loại thực phẩm chức năng có thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, có tác dụng hỗ trợ cho việc điều trị rất được người bệnh ưa chuộng và tin tưởng sử dụng.

Bình Vị Thái Minh - hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản 1
Bình Vị Thái Minh – hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Một trong số đó là sản phẩm Bình Vị Thái Minh, một sản phẩm của Công ty cổ phần công nghệ cao Thái Minh nghiên cứu sản xuất và phân phối rộng khắp cả nước.

Thành phần chính của sản phẩm:

  • Giganosin: nguồn gốc từ dạ cẩm và lá khôi.
  • Mucosave FG HIA: nguồn gốc từ cây xương rồng và lá oliu.
  • Các loại cao Núc nác, Thương truật,…
  • Tá dược vừa đủ.

Công dụng của sản phẩm:

  • Hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày nhờ điều tiết lượng acid dịch vị, bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày khỏi các tổn thương do quá trình trào ngược gây ra.
  • Cải thiện các triệu chứng như ợ chua, đầy bụng, khó tiêu,…

Hi vọng bài viết trên đây sẽ đem đến cho bạn những gợi ý về các phương pháp điều trị bệnh trào ngược dạ dày. Còn thêm những thắc mắc, xin vui lòng liên hệ đến số hotline 1800.6397 để được tư vấn từ các dược sĩ chuyên môn cao.

Bạn nên xem video này

Tài liệu tham khảo:

https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/acid-reflux-ger-gerd-adults/treatment

https://www.hopkinsmedicine.org/health/treatment-tests-and-therapies/gastroesophageal-reflux-disease-gerd-treatment

Cập nhật lúc: 03/02/2024
bac-si-duong-xuan-phuong.jpg

Bài viết mới nhất

Video nổi bật

Ngày 5/10/2019, Nhà máy Công nghệ cao Thái Minh đã chính thức đi vào hoạt động. Đây là một trong

Ngày 5/10/2019, Nhà máy Công nghệ cao Thái Minh đã

Loading...