Trào ngược dạ dày

Tổng hợp phương pháp chữa trào ngược dạ dày thực quản 

Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý rất phổ biến hiện nay, gây ra rất nhiều khó khăn trong ăn uống, sinh hoạt và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy cách điều trị bệnh lí này hiệu quả và an toàn nhất như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây. Mục lụcTrào ngược dạ dày là gì?Triệu chứng của trào ngược dạ dàyNguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dàyCác phương pháp chẩn đoánCác phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quảnThay đổi lối sốngDùng thuốcPhẫu thuật chữa trào ngược dạ dàyMột số phương pháp điều trị trào ngược dạ dày tại nhàSử dụng nghệ và mật ongSử dụng trà gừngBình Vị Thái Minh – hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quảnBạn nên xem video này Trào ngược dạ dày là gì? Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một tình trạng rối loạn tiêu hóa xảy ra khi dịch dạ dày có tính axit, hoặc thức ăn và chất lỏng trào ngược từ dạ dày vào thực quản. Trào ngược dạ dày có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi – từ trẻ sơ sinh đến người lớn tuổi. Hầu hết mọi người thỉnh thoảng sẽ bị ợ chua hoặc khó tiêu, nhưng nếu bạn cảm thấy cảm giác nóng rát ở ngực, ợ thức ăn lên miệng nhiều hơn hai lần một tuần, bạn có thể đang mắc phải một tình trạng được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) . Triệu chứng của trào ngược dạ dày Người bị trào ngược dạ dày thực quản có biểu hiện nóng rát vùng ngực cổ Người bị trào ngược dạ dày thực quản thường có các triệu chứng sau: Nóng ran ở khu vực giữa ngực, nặng nhất là lúc sau bữa ăn, cũng có thể xuất hiện khi bạn gập người xuống, hoặc khi nằm ngửa thấp. Ợ chua, ợ hơi nhiều, khó tiêu, buồn nôn, chán ăn. Có đờm ở cổ khi ngủ dậy, nuốt nghẹn như có dị vật vướng ở họng. Đau vùng ngực: thường xuất hiện sau khi ăn, đỡ hơn rất nhiều sau khi uống thuốc chống acid dạ dày. Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày Trào ngược dạ dày phần lớn đến từ chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ của bạn, nếu không tự cải thiện, tình trạng bệnh sẽ ngày càng nặng hơn. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân bệnh lý đáng quan tâm sau: Cơ thắt dưới thực quản suy yếu: Phần dưới cùng của thực quản có một lớp cơ vòng. Nhờ động tác nuốt, cơ vòng giãn ra cho thức ăn đi xuống dạ dày sau đó lại thắt lại ngay, để thức ăn chỉ đi một chiều xuống dạ dày. Trong một số trường hợp trương lực cơ bị giảm, cơ thắt này suy yếu, hoạt động lỏng lẻo, khiến thức ăn cùng dịch vị dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản, gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày. Thoát vị hoành: Cơ hoành khi co sẽ tăng cường trương lực cho cơ thắt dưới thực quản, ngăn tình trạng trào ngược. Khi bị thoát vị hoành, cơ hoành không ở vị trí ngang với cơ thắt dưới thực quản, nên dễ xảy ra trào ngược. Các nguyên nhân đến từ dạ dày: Các hiện tượng viêm dạ dày, hẹp môn vị,… sẽ khiến thức ăn ở dạ dày tiêu hóa rất lâu, lượng acid càng tiết ra nhiều, từ đó dễ dẫn đến trào ngược lên thực quản. Do hormone: Khi cơ thể chịu nhiều áp lực, sẽ gây rối loạn tiết hormone, trong đó có cortisol – một hormone kích thích sản sinh acid, tăng co bóp dạ dày, tăng hoạt động đẩy ngược lên thực quản. Do thói quen ăn uống không khoa học: ăn quá no, ăn nhiều đồ cay nóng, ăn chua khi đói, ăn đồ nhiều tính acid,… gây kích thích cơ thắt dưới thực quản đóng, mở bất thường, từ đó dẫn đến hiện tượng trào ngược. Các phương pháp chẩn đoán Trước hết để phát hiện bệnh trào ngược dạ dày, bác sĩ sẽ tiến hành các thăm khám ban đầu thông qua các triệu chứng: Tình trạng ợ hơi, ợ chua (mức độ thường xuyên, tăng lên sau bữa ăn, hay lúc cúi xuống, nằm ngửa) Hiện tượng đau ngực, rát vùng giữa ngực Đắng họng, đắng miệng, có đờm ở cổ,… Nội soi dạ dày để chẩn đoán có bị trào ngược hay không Ngoài ra, bác sĩ có thể tiến hành một số xét nghiệm khác để đưa ra các chẩn đoán chính xác như: Nội soi dạ dày Xét nghiệm Ambulatory acid (pH) Đo áp lực thực quản Chụp X-quang hệ thông tiêu hóa trên Các phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản Trào ngược dạ dày thực quản, tùy từng tình trạng bệnh của bạn mà sẽ có những phương án điều trị khác nhau. Đôi khi bệnh ở giai đoạn nặng, gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác như thực quản, họng, miệng, mũi thì bác sĩ cần có thêm những phương pháp để điều trị những tổn thương ở các cơ quan này. Có 3 phương pháp điều trị trào ngược dạ dày phổ biến hiện nay bao gồm thay đổi lối sống, dùng thuốc và phẫu thuật. Thông thường, bệnh nhân đáp ứng tốt với sự kết hợp giữa thay đổi lối sống và chế độ dùng thuốc. Tuy nhiên, một số bệnh nhân không đáp ứng với thuốc và thay đổi lối sống thì cần can thiệp phẫu thuật. Những bệnh nhân khác có thể chọn phẫu thuật thay thế cho việc dùng thuốc suốt đời. Điều trị GERD bao gồm: Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống Dùng thuốc Phẫu thuật Thay đổi lối sống   Chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt ảnh hưởng trực tiếp đến các triệu chứng tình trạng bệnh trào ngược dạ dày của bạn. Vì vậy, thay đổi thói quen ăn uống và lối sống là bước đầu tiên trong điều trị trào ngược dạ dày. Bạn cần có một chế độ ăn đầy đủ, hợp lý và khoa học để hỗ trợ quá trình điều trị và cải thiện tình trạng bệnh. Giảm bớt các triệu chứng bao gồm:. Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt Bạn cần hạn chế các loại thực phẩm gây tăng tiết acid dạ dày quá mức như: Đồ uống có cồn, nước ngọt có ga Các loại gia vị cay (tương ớt, ớt tươi, hạt tiêu,…) Các món ăn chiên qua dầu mỡ Hoa quả có vị chua (chanh, cam, vải,…) do các loại quả này có tính acid cao Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày Điều này giúp giảm áp lực cho dạ dày, làm dạ dày hoạt động hiệu quả hơn, điều tiết acid ổn định hơn. Không nên ăn quá no và nên ăn cách giờ đi ngủ 1-2 tiếng. Hạn chế sử dụng các chất kích thích Tránh tối đa các chất kích thích như: thuốc lá, rượu bia, đồ uống có ga,… Do các chất này có thể tổn thương niêm mạc thực quản cũng như làm cơ thắt thực quản bị nới lỏng, dẫn đến trào ngược. Người béo phì cần giảm cân Lượng mỡ bụng quá nhiều sẽ tạo áp lực lên dạ dày, thực quản, từ đó gây trào ngược dạ dày cũng như ảnh hưởng đến hoạt động đóng mở của cơ thắt thực quản. Vì vậy, bạn cần rèn luyện thể dục thể thao điều độ, duy trì để tránh béo phì đồng thời tăng cường sức khỏe. Nâng cao gối khi ngủ Điều này sẽ làm phần thân trên của bạn cao hơn so với dạ dày, nhờ có vậy sẽ hạn chế tình trạnh trào ngược acid lên trên thực quản. Lưu ý chỉ kê gối cao khoảng 15-25 cm, không nằm gối quá cao do nếu bị gập người sẽ làm tăng áp lực vào dạ dày, làm phản tác dụng. Dùng thuốc Nếu như biện pháp thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt không hiệu quả, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc nhất định. Có hai loại thuốc chữa trào ngược. Một loại làm giảm mức axit trong dạ dày của bạn, và một loại làm tăng mức độ nhu động (chuyển động) ở đường tiêu hóa trên. Thuốc bao gồm: Uống thuốc là phương pháp đơn giản để điều trị trào ngược dạ dày Thuốc kháng acid: Mylanta, Rolaids, Tums,… Có tác dụng kiểm soát lượng acid có trong dạ dày nhờ trung hòa bớt lượng acid dư thừa, giúp tình trạng ợ chua, buồn nôn của bạn giảm bớt trong thời gian ngắn. Chỉ chữa triệu chứng chứ không chữa lành được những tổn thương do axit dạ dày. Tác dụng phụ: tiêu chảy, các vấn đề về thận. Thuốc kháng Histamine H2: Giúp ức chế tác động của histamin tại thụ thể H2 ở tế bào viền của dạ dày Kiểm soát sự sản sinh acid dịch vị dạ dày lên đến 12 giờ, hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Tác dụng phụ: thiếu vitamin B-12, nguy cơ gãy xương. Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Omeprazole, Lansoprazole, Rabeprazole,… Có tác dụng lên bệnh nhân tương tự như thuốc kháng Histamine H2. Thường được chỉ định trong 2-4 ngày đầu. Đa số người bệnh đáp ứng thuốc tốt, các triệu chứng thuyên giảm, liền sẹo loét. Tác dụng phụ: tiêu chảy, đau đầu, buồn nôn, thiếu vitamin B-12, nguy cơ gãy xương. Thuốc tăng cường cơ thắt thực quản dưới: Giúp làm giảm tần suất thư giãn của cơ thắt thực quản dưới, làm giảm thiểu acid trào ngược lên thưc quản Tác dụng phụ: mệt mỏi, buồn nôn. Phẫu thuật chữa trào ngược dạ dày Với trường hợp bệnh của bạn đã ở giai đoạn nặng, các phương pháp điều trị bằng thuốc đều không có tác dụng tích cực, các bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật. Như các bạn đã biết, trong sinh lí bình thường, ở thực quản dưới có một cơ vòng hoạt động như một cái van một chiều, tự động mở ra cho thức ăn đi xuống dạ dày, rồi đóng lại ngay ngăn không cho thức ăn và dịch vị đẩy ngược lên thực quản. Với các bệnh nhân bị trào ngược dạ dày, van này thường xuyên mở ra do sinh lí người bệnh thay đổi hoặc cơ vòng hoạt động lỏng lẻo, bác sĩ sẽ tiến hành làm một cái van nhân tạo ở phần thực quản dưới của bệnh nhân. Phương pháp được ưa chuộng nhất hiện nay là phương pháp “Nissen mềm” nhờ nội soi ổ bụng, đem lại hiệu quả đến 80-90%. Tuy nhiên, người bệnh vẫn phải chấp nhận rủi ro có thể tử vong hoặc có những trường hợp sau phẫu thuật gặp phải tình trạng khó nuốt, đầy hơi.  Một số phương pháp điều trị trào ngược dạ dày tại nhà Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể sử dụng các phương pháp dân gian tại nhà để hỗ trợ và giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn. Sử dụng nghệ và mật ong Nghệ từ lâu đã được biết đến là nguyên liệu chữa các bệnh về dạ dày rất hữu hiệu, nhờ trong thành phần có chứa các chất có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc của dạ dày, phục hồi những hư tổn do trào ngược gây ra. Sử dụng nghệ và mật ong chữa trào ngược dạ dày tại nhà Khi kết hợp với mật ong, một loại nguyên liệu được biết đến với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và kiểm soát lượng acid dạ dày rất tốt. Ngoài ra, còn giúp cải thiện các triệu chứng như ợ hơi, buồn nôn, đau rát ngực,… Kết hợp 2 loại nguyên liệu này với nhau sẽ tạo thành một công thức hoàn hảo để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày. Cách làm như sau: Chuẩn bị: 50 gam nghệ tươi và 2 thìa canh mật ong. Nghệ gọt sạch vỏ, rửa kĩ và đem xay nhuyễn, lấy nước cốt. Phần nước cốt thu được đem trộn đều với mật ong. Bạn dùng trước bữa ăn và duy trì trong 2 tuần sẽ thấy tình trạng trào ngược được cải thiện. Sử dụng trà gừng Gừng vừa là gia vị vừa là một vị thuốc trong Đông y có công dụng rất tốt trong các bệnh liên quan đến dạ dày. Trà gừng cũng là thức uống giúp giảm trào ngược dạ dày Gừng có chứa nhiều chất oxy hóa mạnh, có khả năng kháng viêm, giảm đau và trung hòa lượng acid dư thừa. Ngoài ra còn giúp cải thiện các triệu chứng rất hiệu quả. Vì vậy, trà gừng là một loại trà ưa thích của những người bị trào ngược dạ dày. Cách pha trà gừng: Chuẩn bị: gừng tươi rửa sạch, thái lát hoặc thái chỉ. Cho gừng vào ấm. Đun sôi nước, cho thêm một ít đường. Đợi đến khi đường tan hết, rót nước vào ấm. Dùng khi nước còn ấm. Ngoài uống trà gừng, bạn có thể thêm gừng vào các món ăn trong ngày, vừa tăng độ thơm ngon cho món ăn, vừa giúp cải thiện sức khỏe. Gừng còn có thể ngâm với mật ong hoặc giấm, ăn khoảng 1-2 lát sau bữa cơm cũng rất tốt cho tình trạng trào ngược dạ dày. Bình Vị Thái Minh – hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản Người mắc bệnh trào ngược dạ dày thường phải điều trị bằng thuốc trong một thời gian rất dài, và đôi khi để lại những tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, các loại thực phẩm chức năng có thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, có tác dụng hỗ trợ cho việc điều trị rất được người bệnh ưa chuộng và tin tưởng sử dụng. Bình Vị Thái Minh – hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản Một trong số đó là sản phẩm Bình Vị Thái Minh, một sản phẩm của Công ty cổ phần công nghệ cao Thái Minh nghiên cứu sản xuất và phân phối rộng khắp cả nước. Thành phần chính của sản phẩm: Giganosin: nguồn gốc từ dạ cẩm và lá khôi. Mucosave FG HIA: nguồn gốc từ cây xương rồng và lá oliu. Các loại cao Núc nác, Thương truật,… Tá dược vừa đủ. Công dụng của sản phẩm: Hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày nhờ điều tiết lượng acid dịch vị, bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày khỏi các tổn thương do quá trình trào ngược gây ra. Cải thiện các triệu chứng như ợ chua, đầy bụng, khó tiêu,… Hi vọng bài viết trên đây sẽ đem đến cho bạn những gợi ý về các phương pháp điều trị bệnh trào ngược dạ dày. Còn thêm những thắc mắc, xin vui lòng liên hệ đến số hotline 1800.6397 để được tư vấn từ các dược sĩ chuyên môn cao. Bạn nên xem video này Tài liệu tham khảo: https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/acid-reflux-ger-gerd-adults/treatment https://www.hopkinsmedicine.org/health/treatment-tests-and-therapies/gastroesophageal-reflux-disease-gerd-treatment Chia sẻ

Các phương pháp phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày thực quản phổ biến hiện nay

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) không phải là một căn bệnh khó chữa. Việc điều trị nội khoa bằng thuốc kết hợp với thay đổi lối sống mang lại những hiệu quả đáng kể. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp, chẳng hạn như bị trào ngược mạn tính, không tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ,… có thể khiến bệnh nhân lâu khỏi. Trong những trường hợp như vậy, có thể bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin về phẫu thuật trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Mục lụcTrào ngược dạ dày thực quản là gì?Các cấp độ trào ngược dạ dày thực quảnKhi nào nên phẫu thuật trào ngược dạ dày thực quản?Chỉ địnhChống chỉ địnhCác phương pháp phẫu thuật trào ngược dạ dày thực quảnPhẫu thuật tạo nếp gấp đáy vịPhẫu thuật tăng cường cơ thắt thực quản dưới (Linx)Thủ thuật StrettaPhẫu thuật nội soi qua đường miệng (TIF)Nội soi khâu tăng cường cơ vòng thực quản dướiNhững ưu điểm và nhược điểm của phẫu thuật điều trị GERDƯu điểmNhược điểmBiến chứng sau phẫu thuậtBệnh nhân cần làm gì trước khi phẫu thuật trào ngược dạ dàyChăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật trào ngược như thế nào?Phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày hết bao nhiêu tiền? Trào ngược dạ dày thực quản Trào ngược dạ dày thực quản là gì? Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Nếu tình trạng trào ngược  xảy ra ít thì có thể không gây vấn đề gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu kéo dài nhiều ngày sẽ gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản mãn tính khiến bệnh nhân gặp phải khá nhiều phiền toái. Lâu dần, tình trạng bệnh sẽ tiến triển ngày càng nặng hơn và gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm loét dạ dày thực quản, hẹp thực quản,… Các cấp độ trào ngược dạ dày thực quản Bệnh trào ngược dạ dày thực quản được phân chia thành các cấp độ: 0, A, B, C, D. Cấp độ 0: Trào ngược dạ dày thực quản cấp độ 0 là nhẹ nhất trong các cấp độ của bệnh. Ở cấp độ này, tần suất trào ngược còn ít, thỉnh thoảng bệnh nhân sẽ cảm thấy ợ hơi, nóng rát sau xương ức. Các triệu chứng này chưa gây ảnh hưởng nhiều đến dạ dày, thực quản. Vì thế, dạ dày thực quản chưa bị tổn thương nghiêm trọng gì cả. Cấp độ A: Ở cấp độ này, các triệu chứng của bệnh xuất hiện rõ ràng hơn. Hầu hết bệnh nhân phát hiện ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở giai đoạn này. Tần suất các cơn trào ngược nhiều hơn. Điều này đã làm tổn thương nhẹ niêm mạc dạ dày, thực quản. Khi ở giai đoạn này, bạn có thể thường xuyên cảm thấy ợ hơi, ợ chua, nóng rát sau xương ức. Tuy nhiên, các dấu hiệu này không gây trở ngại gì cho việc ăn uống của bạn cả. Cấp độ B: Trào ngược dạ dày thực quản cấp độ A nếu không được điều trị hiệu quả thì tình trạng bệnh có thể nặng hơn và chuyển sang cấp độ B. Bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu hơn vì acid dịch vị trào ngược liên tục. Chúng ăn mòn dần niêm mạc dạ dày thực quản và gây ra những vết trợt trên niêm mạc. Các vết trợt này dài hơn 5mm, có thể nằm rải rác hoặc hội tụ lại với nhau. Bệnh nhân có thể cảm thấy đau bụng và khó nuốt, nghẹn khi ăn. Khi các vết trợt lành lại và hình thành mô sẹo có thể gây chít hẹp thực quản. Các dấu hiệu lúc này có thể ngày càng xuất hiện nhiều và trầm trọng hơn. Cấp độ C: Acid dịch vị trào ngược và tiếp xúc liên tục với niêm mạc thực quản đã làm thay đổi thành phần và màu sắc của tế lót thực quản. Đây gọi là hiện tượng Barrett thực quản. Các vết loét ngày càng rộng hơn làm nặng thêm tình trạng bệnh. Những triệu chứng bệnh nhân gặp phải trong cấp độ này là ợ hơi, ợ chua, đau tức ngực, nôn ra máu, đi ngoài phân đen,… Cấp độ D: Đây là giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Các vết loét lan rộng, niêm mạc dạ dày thực quản bị tổn thương rất nặng. Các triệu chứng của bệnh ở các giai đoạn trước gặp phải xuất hiện rầm rộ hơn. Bệnh nhân luôn cảm thấy ợ chua, đau tức ngực, đau bụng,… Nếu bệnh nhân không điều trị kịp thời thì có thể gặp phải nguy cơ bị ung thư thực quản Dựa vào sự phân độ trào ngược dạ dày thực quản, bệnh nhân có thể dự đoán được tình trạng của mình có nghiêm trọng không. Nó cũng giúp ích cho việc chẩn đoán bệnh của bác sĩ. Kết hợp kết quả nội soi dạ dày thực quản với những triệu chứng của bệnh nhân gặp phải, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Bệnh nhân được nội soi thực quản Khi nào nên phẫu thuật trào ngược dạ dày thực quản? Thông thường, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản các bác sĩ sẽ tư vấn cách thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để kiểm soát triệu chứng do trào ngược dạ dày gây ra. Nếu không hiệu quả bác sĩ sẽ tư vấn bệnh nhân sử dụng một số thuốc chống trào ngược. Khi thuốc cũng không có tác dụng giảm bớt triệu chứng do trào ngược gây ra bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp cuối cùng là phẫu thuật. Mặc dù phẫu thuật giúp kiểm soát các triệu chứng tốt hơn, tuy nhiên các triệu chứng sau phẫu thuật vẫn có thể xảy ra. Bên cạnh đó, cũng có thể nảy sinh một số biến chứng sau phẫu thuật. Vì thế, để quyết định có nên phẫu thuật hay không đòi hỏi bác sĩ phải có một sự xem xét kỹ càng về những mặt lợi và hại mà nó mang lại, đồng thời phải có sự chấp thuận của bệnh nhân. Ngoài ra không phải bất cứ bệnh nhân nào cũng có thể phẫu thuật trào ngược dạ dày, dựa vàobác sĩ sẽ là người quyết định ai nên phẫu thuật trào ngược dạ dày, ai nên tiếp tục sử dụng thuốc. Chỉ định Những người bị bệnh trào ngược dạ dày lâu ngày có các triệu chứng nghiêm trọng, đã được điều trị nội khoa ít nhất 6 tháng nhưng không mang lại hiệu quả. Người có các biến chứng do GERD gây ra: viêm thực quản nặng, hẹp thực quản lành tính, thực quản Barrett, tổn thương thực quản lan tỏa. Chống chỉ định Người bị ung thư dạ dày, thực quản Người già yếu, sức khỏe kém, có nhiều bệnh lý kèm theo Cổ chướng Thoát vị thành bụng, thoát vị rốn Nhiễm khuẩn thành bụng Rối loạn đông máu Các phương pháp phẫu thuật trào ngược dạ dày thực quản Phẫu thuật tạo nếp gấp đáy vị Phương pháp này sử dụng phần đáy vị của dạ dày để tạo thành một vòng nếp gấp bao quanh bên ngoài vùng thực quản dưới. Điều này sẽ giúp thắt chặt cơ vòng thực quản dưới. Ưu điểm của phẫu thuật này là có thể làm giảm các triệu chứng tốt hơn và lâu dài hơn với việc điều trị nội khoa. Những biến cố bất lợi gặp phải ít và cũng không có mấy bệnh nhân phải tiến hành phẫu thuật lại. Với phương pháp này, bạn có được lựa chọn phẫu thuật mở bụng hoặc nội soi. Phương pháp phẫu thuật nội soi vẫn được khuyến cáo hơn vì ít xâm lấn hơn, vết mổ sẽ mau lành hơn. Bao gồm 3 dạng phẫu thuật là: Phẫu thuật Nissen Phương pháp này sử dụng phần đáy vị của dạ dày để tạo thành một vòng nếp gấp bao quanh bên ngoài vùng thực quản dưới. Điều này sẽ giúp thắt chặt cơ vòng thực quản dưới. Mô phỏng phẫu thuật kiểu Nissen Phẫu thuật Toupet Phương pháp này cũng giống như phương pháp Nissen, sử dụng một phần của dạ dày để tạo thành nếp gấp bao quanh vùng thực quản dưới, chỉ khác là nó ở phía sau. Sự khác nhau giữa phẫu thuật NIssen và Toupet Phẫu thuật Belsey Mark IV Phương pháp này tạo nếp gấp đáy vị vào thực quản bằng cách tiếp cận qua lồng ngực để hình dung thực quản và tạo nếp gấp ở phía trước. Phẫu thuật này thường được thực hiện ở bệnh nhân có nhu động thực quản yếu, béo phì hoặc thực quản ngắn. Các phương pháp tạo nếp gấp ở trên có thể thực hiện mở bụng hoặc nội soi. Phương pháp phẫu thuật nội soi vẫn được khuyến cáo hơn vì ít xâm lấn hơn, vết mổ sẽ mau lành hơn. Phẫu thuật tăng cường cơ thắt thực quản dưới (Linx) Phương pháp này sử dụng thiết bị là một vòng titan nhỏ. Vòng này được tạo nên bằng cách cho một loạt các hạt titan nối với dây titan có lõi từ. Bằng phương pháp phẫu thuật nội soi, bác sĩ phẫu thuật sẽ đặt vòng này quanh thực quản. Điều này làm tăng cường trương lực cho cơ thắt thực quản dưới. giúp nó hoạt động tốt hơn, hạn chế tình trạng trào ngược. Phẫu thuật khâu xếp nếp đáy vị vào thực quản Thủ thuật Stretta Thủ thuật này sử dụng năng lượng được tạo ra từ điện cực gắn trên ống nội soi để làm nóng các vị trí khác nhau trên cơ thắt thực quản dưới và cơ dạ dày. Kết quả là các cơ sẽ được thắt chặt lại và được tăng cường. Đây là một phương pháp hiệu quả cho những bệnh nhân có áp lực cơ thắt thực quản dưới tăng cao. Mô phỏng thủ thuật Stretta Phẫu thuật nội soi qua đường miệng (TIF) Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng một thiết bị gọi là EsophyX. Đó là một thiết bị khá an toàn và hiệu quả dành cho người trào ngược dạ dày thực quản. Nhờ đó có thể hạn chế được sự trào ngược của acid dịch vị dạ dày lên thực quản. Điều này sẽ làm giảm bớt một số triệu chứng của bệnh. Phương pháp phẫu thuật này có thể sử dụng cho những bệnh nhân có các triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, với những bệnh nhân gặp phải các biến chứng như Barrett thực quản, viêm thực quản, xơ cứng bì thì không thể áp dụng kỹ thuật này. Ưu điểm của phương pháp này là không cần phải rạch, do đó bệnh nhân sẽ phục hồi nhanh chóng. Những biến chứng gặp phải sau phẫu thuật này cũng ít hơn so với những phương pháp khác. Video mô phỏng Phẫu thuật nội soi qua đường miệng (TIF) Nội soi khâu tăng cường cơ vòng thực quản dưới Dùng hệ thống phẫu thuật Bard EndoCinch, thiết bị nội soi được sử dụng để khâu các mũi tại cơ vòng thực quản dưới thành nếp gấp ngăn axit dạ dày trào ngược. Phương pháp này ít phổ biến hơn các phương pháp phía trên, nhưng vẫn được cân nhắc trong trường hợp cần thiết. Phẫu thuật khâu nội soi cơ vòng thực quản dưới Những ưu điểm và nhược điểm của phẫu thuật điều trị GERD Ưu điểm Không cần phải sử dụng thuốc kéo dài, do đó tránh được những tác dụng không mong muốn của thuốc gây ra Ngăn chặn được những biến chứng có thể có của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Rút ngắn thời gian điều trị bệnh, khỏi nhanh. Nhược điểm Chi phí tốn kém Có thể gặp để lại một số biến chứng sau phẫu thuật như hẹp thực quản do van thắt quá chặt, viêm phúc mạc do thủng thực quản, hoặc có thể tái phát trở lại do van quá rộng. Cần nghỉ ngơi lâu dài ( khoảng 6 tuần) sau phẫu thuật để mới có thể làm việc, sinh hoạt bình thường Biến chứng sau phẫu thuật Các kĩ thuật ngày càng tiên tiến và hiện đại. Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra một số biến chứng khi phẫu thuật, bao gồm: Nhiễm trùng vết mổ Chứng khó nuốt Ợ chua, đầy hơi Chấn thương dạ dày Tràn khí màng phổi, viêm phổi Các biến chứng gặp phải có thể nhẹ đến nặng. Chúng có thể được cải thiện bằng cách ăn kiêng một thời gian hoặc sử dụng một vài loại thuốc nào đó. Tốt nhất nếu ai đó gặp phải bất kỳ dấu hiệu khó chịu nào sau phẫu thuật thì nên nói với bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp xử trí kịp thời. Bệnh nhân cần làm gì trước khi phẫu thuật trào ngược dạ dày Để có thể tiến hành một cuộc phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày thực quản thuận lợi và thành công, các bạn hãy lưu ý một số vấn đề sau: Thực hiện chế độ ăn lỏng một vài ngày trước khi tiến hành phẫu thuật Nhịn ăn trong ngày thực hiện phẫu thuật. Sử dụng thuốc để làm sạch ruột trước khi phẫu thuật Với mỗi ca phẫu thuật, khâu chuẩn bị bệnh nhân luôn rất quan trọng. Làm tốt điều này sẽ giúp bạn tránh được những tai biến không đáng có trong cuộc phẫu thuật. Bạn sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn kĩ càng và phải tuân thủ theo đó. Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật trào ngược như thế nào? Bệnh nhân sau khi phẫu thuật cần được nghỉ ngơi hợp lý để nhanh chóng phục hồi. Người nhà cần thực hiện chế độ ăn lỏng cho bệnh nhân vào những ngày đầu, sau đó chuyển dần sang ăn thức ăn mềm, dễ nuốt trong những tuần tiếp theo. Cháo loãng, canh, sữa, phở mềm, nước ép trái cây, thức ăn xay nhuyễn,… là những món ăn phù hợp cho người vừa mới phẫu thuật xong. Trong trường hợp bệnh nhân không thể ăn được thì phương pháp truyền dịch qua đường tĩnh mạch có thể được áp dụng. Đồng thời, bệnh nhân cần phải có một lối sống lành mạnh để tránh tái phát về sau. Tránh ăn các thực phẩm, đồ uống có tính acid như cam, chanh, bưởi chua,… Không sử dụng đồ uống chứa cồn như rượu bia, không hút thuốc, hạn chế uống cà phê, không dùng các chất kích thích Không ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn chua cay Ăn uống đúng giờ, ăn nhiều bữa, tránh ăn quá nhiều một lúc, tránh nhịn bữa sáng hoặc ăn đêm Ngủ đủ giấc, kê đầu cao khi ngủ Giữ tâm trạng thoải mái Tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên Trong quá trình phục hồi sau phẫu thuật, người nhà cần đặc biệt chú ý theo dõi, nhắc nhở bệnh nhân tuân thủ chỉ định điều trị và lời khuyên của bác sĩ. Nếu có bất cứ vấn đề gì, người nhà cần liên lạc với bác sĩ để có biện pháp xử trí kịp thời, khắc phục những biến chứng hậu phẫu. Phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày hết bao nhiêu tiền? Đây có lẽ là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân khi có ý định phẫu thuật để điều trị căn bệnh này. Mức giá dành cho mỗi người là không giống nhau. Nó tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng người, phương pháp phẫu thuật, cơ sở y tế định tiến hành phẫu thuật, các dịch vụ đi kèm,… Chi phí có thể dao động từ vài triệu đến vài chục triệu và có thể cao hơn nữa nếu bạn chọn một cơ sở có dịch vụ, chất lượng tốt. Để có thể tiết kiệm chi phí mà vẫn an toàn, hiệu quả, bạn hãy tìm hiểu thêm các thông tin về các cơ sở uy tín và các loại hình dịch vụ, kỹ thuật để có được quyết định lựa chọn đúng đắn. Nên phẫu thuật ở đâu? Dưới đây là một vài cơ sở uy tín có giá khám và điều trị khá hợp lý. Bạn có thể tham khảo: Miền Bắc: Bệnh viện hữu nghị Việt Đức (40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội) Bệnh viện Bạch Mai (78 đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội) Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội) Bệnh viện Bạch Mai Miền Trung: Bệnh viện Trung ương Huế (16 Lê Lợi – Tp. Huế) Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng (124 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng) Miền Nam: Bệnh viện Chợ Rẫy (201B Nguyễn Chí Thanh, p.12, q.5, Tp.HCM) Bệnh viện Chợ Rẫy Bệnh viện Đại học Y dược Tp.HCM Cơ sở 1: Đa khoa – 215 Hồng Bàng, P.11, Q.5, Tp.HCM Cơ sở 2: Đa khoa – 201 Nguyễn Chí Thanh, Q.5, Tp.HCM Cơ sở 3: 221B Hoàng Văn Thụ, P.8, Q. Phú Nhuận, Tp. HCM Cơ sở 4: 20-22 Dương Quang Trung, P.12, Q.10, Tp.HCM Lời kết Phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày thực quản là một phương pháp điều trị đã được áp dụng từ lâu. Nếu như điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả thì đây quả là một giải pháp tuyệt vời dành cho bạn. Hy vọng rằng những thông tin phía trên có thể giúp cho bạn có được những lựa chọn đúng đắn. Tài liệu tham khảo: https://journals.lww.com/md-journal/Fulltext/2017/01060/Laparoscopic_revision_surgery_for_gastroesophageal.45.aspx https://www.mayoclinic.org/medical-professionals/digestive-diseases/news/endoscopic-fundoplication-bridges-gap-in-gerd-management/mac-20429858 Ngô Quý Châu (2015). Cẩm nang điều trị nội khoa, Nhà xuất bản đại học Huế: https://drive.google.com/file/d/1NFTU4tWDDfcBEOLXCtnjoZdieYLpvUrC/view Chia sẻ

Trào ngược dạ dày gây mất ngủ. Nguyên nhân và cách phòng ngừa trào ngược dạ dày về đêm

Trào ngược dạ dày dày gây mất ngủ về đêm là hiện tượng khá phổ biến. Ở Việt nam có tới hơn 7 triệu người mắc bệnh về dạ dày trong đó cứ mỗi 5 người bị trào ngược dạ dày thì có tới 4 người bị trào ngược dạ dày gây mất ngủ về đêm. Tình trạng này gây ra rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mục lụcTrào ngược dạ dày ban đêm là thế nào?Triệu chứng trào ngược dạ dày về đêm thường gặpNguyên nhân trào ngược dạ dày gây mất ngủ về đêmTrào ngược dạ dày vào ban đêm có nguy hiểm không?Mách bạn 11 mẹo phòng ngừa trào ngược dạ dày về đêm1 – Hãy giảm cân2 – Nằm nghiêng bên trái khi ngủ3 – Nằm gối cao khi ngủ4 – Nên mặc quần áo rộng thoải mái5 – Hạn chế thực phẩm gây hại cho dạ dày6 – Hạn chế ăn đêm7 – Hãy đứng thẳng sau khi ăn8 – Học cách thư giãn trong bữa ăn và sau khi ăn9 – Nên đi bộ nhẹ nhàng sau khi ăn10 – Nói không với thuốc lá11 – Hãy nhai kẹo cao suTrào ngược dạ dày gây mất ngủ về đêm – Khi nào cần gặp bác sĩ?Bình Vị Thá Minh – Giải pháp hiệu quả cho người trào ngược dạ dày Trào ngược dạ dày ban đêm là thế nào? Trào ngược dạ dày vào ban đêm là tình trạng người bệnh bị rối loạn tiêu hóa dẫn tới hiện tượng trào ngược dạ dày vào ban đêm gây mất ngủ nghiêm trọng cho người bệnh. Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh vì vậy cần hết sức lưu ý trong phòng ngừa và điều trị. Triệu chứng trào ngược dạ dày về đêm thường gặp Hiện tượng trào ngược dạ dày về đêm thường kèm theo những triệu chứng dưới đây khiến người bệnh dễ bị mất ngủ: Khó thở, thở khò khè. Cảm thấy đau tức vùng ngực. Ho nhiều. Buồn nôn có thể bị nôn mửa vào ban đêm. Cảm giác nóng rát vùng cổ họng và dạ dày. Mất ngủ khó ngủ và ngủ thường không sâu giấc. Nguyên nhân trào ngược dạ dày gây mất ngủ về đêm Dưới đây là một số nguyên nhân trào ngược dạ dày gây mất ngủ về đêm, người bệnh nên lưu ý: Ban đêm vào lúc ngủ bản thân chúng ta thường ít có phản xạ nuốt nước bọt mà trong nước bọt có chứa thành phần bicarbonate có khả năng trung hòa dịch vị acid dạ dày dư thừa. Chính vì vậy vào ban đêm khi ít nuốt nước bọt acid dư thừa sẽ trào ngược lên nhiều hơn khiến người bệnh bị mất ngủ. Ban đêm khi cơ thể đi ngủ thì dạ dày vẫn hoạt động bình thường vì vậy nhưng người bị trào ngược dạ dày sẽ có nguy cơ tăng cao về ban đêm khiến người bệnh khó ngủ, mất ngủ dẫn đến mệt mỏi và gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Nằm sai tư thế khi ngủ ban đêm cũng khiến cho tình trạng trào ngược dạ dày nghiêm trọng hơn. Do khi nằm vùng thực quản và dạ dày sẽ ngang nhau nên acid càng dễ trào ngược lên. Vì vậy tư thế ngủ tối ưu nhất giành cho người bệnh là nên nằm nghiêng bên trái và gối đầu cao một chút để giảm thiểu tối đa hiện tượng trào ngược dạ dày gây mất ngủ về đêm. Nằm nghiêng bên trái và gối đầu cao – Tốt hơn cho sức khỏe dạ dày Trào ngược dạ dày vào ban đêm có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia thì trào ngược dạ dày về ban đêm sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều so với hiện tượng trào ngược dạ dày vào ban ngày bởi nó khó kiểm soát hơn rất nhiều: Hiện tượng trào ngược dạ dày vào ban đêm có thể gây ra tình trạng hẹp thực quản, viêm loét dạ dày nặng. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng mất giọng, khó thở, ho mãn tính nếu trào ngược dạ dày thường xuyên tìm đến vào ban đêm. Nguy hiểm hơn nếu trào ngược dạ dày vào ban đêm không được xử lí kịp thời có thể dẫn đến tình trạng người bệnh bị ngạt thở dẫn đến ngưng thở, làm chậm nhịp tim. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắc chứng trào ngược dạ dày vào ban đêm có khả năng tăng 30% nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản so với người bị trào ngược dạ dày vào ban ngày. Mách bạn 11 mẹo phòng ngừa trào ngược dạ dày về đêm 1 – Hãy giảm cân Triệu chứng ợ nóng, ợ chua thường nghiêm trọng hơn khi người bệnh bị dư thừa cân nặng, tích lũy mỡ thừa vùng bụng gây tăng thêm áp lực vùng ổ bụng và niêm mạc dạ dày. Vì vậy hãy duy trì cân nặng ở mức cho phép để giảm áp lực lên dạ dày, ngăn ngừa nguy cơ gây trào ngược dạ dày tìm đến. 2 – Nằm nghiêng bên trái khi ngủ Vị trái của dạ dày nằm lệch sang bên phải vì vậy việc nằm nghiêng bên trái khi ngủ sẽ giảm áp lực lên dạ dày, giảm hiện tượng trào ngược dạ dày về đêm khi ngủ 3 – Nằm gối cao khi ngủ Về cơ bản khi nằm thì thực quản và dạ dày sẽ nằm ở vị trí ngang nhau vì vậy hiện tượng trào ngược dạ dày sẽ xuất hiện nghiêm trọng hơn. Vì vậy phương pháp kê cao đầu khi ngủ giúp ngăn ngừa hiệu quả tình trạng trào ngược dạ dày.Bạn có thể kê 1-2 chiếc gối cao khi ngủ hoặc nâng cao đầu giường lên để có một giấc ngủ trọn vẹn vào ban đêm. 4 – Nên mặc quần áo rộng thoải mái Nếu bạn mặc quần áo bó sát đặc biệt là vùng bụng sẽ vô tình tăng áp lực lên vùng bụng và dạ dày khiến tình trạng trào ngược dạ dày nghiêm trọng hơn, vì vậy hãy lựa chọn những bộ quần áo từ sợi vải mềm mại, thoáng mát và có độ rộng vừa đủ giúp giảm áp lực lên dạ dày khi mặc 5 – Hạn chế thực phẩm gây hại cho dạ dày Những loại thực phẩm dưới đây thường không được lựa chọn vào thực đơn của người bị trào ngược dạ dày thực quản: Cafe. Rượu, bia. Đồ uống có gas. Chocolate và cacao. Thức ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ. Bạc hà. Thực phẩm từ cà chua. Thực phẩm giàu axit như cam, chanh. 6 – Hạn chế ăn đêm Ăn đêm có thể là thói quen cũng như sở thích của nhiều người tuy nhiên với người mắc chứng bệnh trào ngược dạ dày có thể phải nói không với việc ăn đêm bởi điều này sẽ gây nhiều áp lực hơn cho dạ dày khi bạn đi vào giấc ngủ, khiến cho tình trang dư thừa acid và trào ngược dạ dày nhiều hơn vào ban đêm. 7 – Hãy đứng thẳng sau khi ăn Điều này sẽ giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn, và giảm áp lực cũng như tình trạng trào ngược dạ dày vào ban đêm khi đang ngủ. bên cạnh đó người bị trào ngược dạ dày cũng nên hạn chế cúi xuống bê đồ vật nặng sẽ tốt hơn cho dạ dày của bạn. 8 – Học cách thư giãn trong bữa ăn và sau khi ăn Khi bạn ăn vội, ăn nhanh hoặc có cảm giác căng thẳng trong bữa ăn có thể khiến cho dạ dày chịu áp lực và tăng tiết nhiều dịch acid dư thừa. Vì vậy hãy ăn chậm, nhai kĩ, thả lỏng cơ thể và thư giãn đồ ăn ngon trong bữa ăn cũng như giữ tinh thần thoải mái sau bữa ăn. Đặc biệt không nên nằm ngay sau khi ăn xong. 9 – Nên đi bộ nhẹ nhàng sau khi ăn Sau khi dùng bữa khoảng 1-2h bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng, từ từ sẽ giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn, giảm tăng tiết acid dư thừa, giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm 10 – Nói không với thuốc lá Thuốc lá rất có hại đối với sức khỏe của con người. Do trong quá trình hút thuốc lá có thể gây ra hiện tượng giãn nở các cơ thắt thực quản dưới – Đây chính là cánh cửa ngăn ngừa acid trào ngược lên thực quản. Khi cánh cổng này hoạt động lỏng lẻo sẽ khiến acid dạ dày dễ dàng trào ngược lên thực quản. 11 – Hãy nhai kẹo cao su Thường xuyên nhai kẹo cao su là cách giúp kích thích bài tiết nước bọt để làm dịu thực quản và rửa trôi lượng acid bám trên thành thực quản dạ dày từ đó sẽ giảm thiểu tối đa tình trạng trào ngược dạ dày.. Trào ngược dạ dày gây mất ngủ về đêm – Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu áp dụng những phương pháp ngăn ngừa trào ngược dạ dày đã nêu phía trên mà triệu chứng của bạn không thuyên giảm thì bạn nên đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp hơn sau khi khám. Điển hình là bạn thấy xuất hiện những triệu chứng như: Đau rát họng triền miên và gặp nhiều khó khăn trong quá trình nhai nuốt thức ăn. Hiện tượng trào ngược dạ dày xuất hiện với tần xuất liên tục. Hiện tượng ợ chua, ợ hơi, ợ nóng không ngừng. Buồn nôn và nôn mửa. Lưu ý: bạn không bao giờ được bỏ qua những triệu chứng trào ngược dạ dày bởi đây là một bệnh lý phức tạp. Nếu chủ quan để bệnh diễn biến nặng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như: Hẹp thực quản hoặc ung thư thực quản. Bình Vị Thá Minh – Giải pháp hiệu quả cho người trào ngược dạ dày Trên thị trường hiện nay chỉ có duy nhất một sản phẩm có chứa bộ đôi thành phần hoạt chất Mucosave FG (Nhập khẩu trực tiếp từ Ý) kết hợp với Giganosin, đó chính là Bình Vị Thái Minh. Bình Vị Thái Minh – Ngăn trào ngược, lành vết loét dạ dày Với cơ chế bảo vệ và tái tạo niêm mạc dạ dày, thực quản, xử lý bệnh từ gốc, Bình Vị Thái Minh là giải pháp cực kỳ tiên tiến và toàn diện. Đối với dạ dày: Giúp trung hòa acid dịch vị, tăng tốc độ tháo rỗng, từ đó giảm hiện tượng trào ngược. Đối với thưc quản: Bao vét loét, giảm viêm, bảo vệ niêm mạc, nhờ đó ngăn ngừa các biến chứng của bệnh như viêm họng, viêm đường hô hấp, barrett thực quản, hay nguy hiểm hơn là ung thực thực quản   Nguồn tham khảo: Trào ngược dạ dày khi ngủ: 12 mẹo để bạn ngủ ngon hơn! Chia sẻ

Trào ngược dạ dày uống gì? Bật mí công thức làm nước uống

Người bị trào ngược dạ dày thường có chế độ ăn uống rất cẩn thận để ngăn ngừa triệu chứng nặng thêm. Vì vậy khi trào ngược dạ dày không chỉ quan trọng vấn đề ăn gì kiêng gì mà còn cần lưu tâm đến việc uống gì tốt cho người bệnh. Bật mí cho bạn những công thức làm nước uống tốt cho sức khỏe người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hãy xem ngay. Mục lụcBị trào ngược dạ dày nên uống gì?1- Uống nước ép hoặc sinh tố trái cây2 – Uống mật ong3 – Uống nước dừa4 – Uống siro tỏi ngâm mật ong5- Trào ngược dạ dày uống nước nha đam6 – Uống trà hoa cúc7 – Uống nước gừng8 – Sử dụng nghệ9 – Uống nước chuối xanh kèm thảo mộc10 – Sinh tố sữa chua11 – Bị trào ngược dạ dày nên uống thêm sữa mỗi ngày12 – Uống nước lọcNhưng lưu ý về việc sử dụng đồ uống khi đang bị trào ngược dạ dàyBị trào ngược dạ dày hãy uống Bình Vị Thái MinhVì sao nên sử dụng sản phẩm Bình Vị Thái Minh? Bị trào ngược dạ dày nên uống gì? 1- Uống nước ép hoặc sinh tố trái cây Nước ép trái cây thường rất tốt cho sức khỏe và hệ miễn dịch của cơ thể, Tuy nhiên người bị trào ngược dạ dày nên tránh những loại trái cây thuộc họ nhà cam, quýt, cà chua,… Những loại trái cây tốt cho sức khỏe dạ dày là: Táo. Dưa gang. Đu đủ. Ổi. Dứa chín. Chuối. Trái bơ. 2 – Uống mật ong Mật ong có tính kháng khuẩn cao giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại, đồng thời làm lành nhanh những vết loét trong dạ dày. Vì vậy mật ong rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày. Mỗi ngày nười bị bệnh trào ngược dạ dày nên uống 1-2 ly nước nóng ấm pha cùng với 2 thìa cafe mật ong để đẩy lùi triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày. 3 – Uống nước dừa Nước dừa mang tính kiềm, có công dụng giúp trung hòa lượng acid dư thừa trong dạ dày từ đó giảm triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày như ợ chua, ợ nóng, ợ hơi. Bên cạnh đó nước dừa còn có khả năng tạo thành một lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của vi khuẩn trong acid dư thừa. Mỗi ngày người bệnh uống 2 ly nước dừa vào 2 buổi sáng và tối. Lưu ý thực hiện đều đặn để ngăn ngừa triệu chứng trào ngược dạ dày. Xem bài viết chi tiết:  Chữa trào ngược dạ dày bằng nước dừa có hiệu quả không? 4 – Uống siro tỏi ngâm mật ong Tỏi có khả năng kháng khuẩn cao và được ví như một loại kháng sinh tự nhiên có công dụng giảm căng thẳng và ngăn ngừa hiệu quả quá trình tiết dịch aicd dư thừa trong dạ dày giúp hạn chế trào ngược dạ dày hiệu quả. Chuẩn bị: Tỏi tươi: 50 gram. Mật ong: 100ml Cách thực hiện: Tỏi đem bóc sạch vỏ rồi giã nát. Cho tỏi vào lọ thủy tinh rồi đổ mật ong vào. Đậy kín nắp lọ, bảo quản nơi khô thoáng sau 14 ngày sẽ sử dụng được. Mỗi lần sử dụng 2-3 thìa cafe siro tỏi ngâm mật ong khuấy đều cùng 1 ly nước ấm rồi uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ thấy kết quả. 5- Trào ngược dạ dày uống nước nha đam Chuẩn bị: Lá nha đam tươi: 2 lá. 1 lọ thủy tinh có nắp. Một chút đường phèn. Cách thực hiện: Nha đam đem rửa sạch rồi lọc lấy phần gel bên trong. Ngâm cùng nước muối loãng 15 phút để loại bỏ nhớt. Xay nhuyễn phần gel nha đam. Bảo quản nha đam trong lọ thủy tinh có nắp trong ngăn mát tủ . Mỗi lần sử dụng chuẩn bị 1 ly nước nóng thêm vào đó 2 thìa nha đam và một chút đướng phèn. Khuấy đều rồi uống khi hỗn hợp còn ấm. Áp dụng đều đặn mỗi ngày 2 lần sau bữa ăn để điều trị bệnh trào ngược dạ dày. 6 – Uống trà hoa cúc Hoa cúc có tính mát nên có công dụng giải độc, thanh nhiệt và xoa dịu cảm giác nóng rát tạ niêm mạc dạ dày khi dịch vị acid dư thừa bị đẩy ngược lên. bên cạnh đó hoa cúc còn có thêm khả năng kháng khuẩn , tiêu viêm và ức chế hoạt động co thắt của dạ dày giúp hạn chế tình trạng trào ngược. Vì vậy việc mỗi ngày uống 1 ly trà hoa cúc vào buổi sáng vừa tốt cho sức khỏe dạ dày vừa giúp bạn có tinh thần sảng khoái để tạo ra một ngày làm việc đầy năng lượng. Lưu ý không nên uống trà vào buổi tối nếu bạn hay bị mất ngủ. Có thể thêm một chút mật ong vào ly trà hoa cúc để nâng cao hiệu quả điều trị. 7 – Uống nước gừng Chuẩn bị 1 củ gừng đem rửa sạch, gọt hết vỏ rồi giã nhuyễn. Sau đó cho nước đun sôi vào hãm nước gừng trong vòng 10 phút. Cho nước gừng ra cốc rồi thêm vào 1 thìa mật ong khuấy đều. Uống trực tiếp mỗi ngày 2 lần giúp đẩy lùi nhanh triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày khá hiệu quả. Thực hiện đều đặn để có kết quả như mong đọi. 8 – Sử dụng nghệ Nghệ có nhiều công dụng rất tốt đối với dạ dày như: Kháng viêm, diệt khuẩn, trung hòa acid trong dạ dày, làm lành nhanh những vết loét xuất hiện ở niêm mạc dạ dày. Vì vậy việc dùng nghệ điều trị bệnh trào ngược dạ dày không còn là phương pháp xa lạ. Có 2 cách sử dụng nghệ tươi: Cách 1:  Chuẩn bị 1 củ nghệ tươi.. 1-2 thìa cafe mật ong Đem nghệ đi rửa sạch, gọt bỏ vỏ rồi ép lấy nước cốt. Cho nước cốt nghệ ra chén nhỏ rồi trộn đều cùng 1 thìa mật ong. Uống trực tiếp hỗn hợp này mỗi ngày 2 lần trước bữa sáng và bữa tối giúp ngăn ngừa hiệu quả vấn đề tăng tiết dịch vị acid trong dạ dày. Kiên trì áp dụng đều đặn để ngăn ngừa triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày. Cách 2:  Chuẩn bị 2 củ nghệ tươi. Nước sạch: 1 lít Nồi đun và 1 lọ thủy tinh có nắp Nghệ tươi đem rửa sạch. Gọt bỏ vỏ rồi đem xay nhuyễn. Cho nghệ xay vào nồi, thêm 1 lít nước. Đun sôi kĩ nhỏ lửa cho đến khi còn lại 1/2 lượng nước so với ban đầu. Lọc lấy phần nước cốt, loại bỏ b. Mỗi ngày uống đều đặn  2-3 lần sau bữa ăn để điều trị bệnh trào ngược dạ dày. Sau khoảng 1 tuần người bệnh sẽ thấy triệu chứng giảm rõ rệt. 9 – Uống nước chuối xanh kèm thảo mộc Chuẩn bị: Chuối xanh: 1 quả Kim tiền thảo: 2-5gram Rễ cỏ chanh: 2-5gram Bông mã đề 2-5 gram. Thực hiện: Chuối xanh đem rửa sạch rồi thái lát. Rửa sạch tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị. Cho vào nồi đun sôi kĩ cùng với khoảng 2-3 lít nước. Lọc bỏ bã và bảo quản ở tủ lạnh để dùng dần. Uống thay nước lọc hàng ngày. Lưu ý sau khi đun, hỗn hợp chỉ nên dùng trong ngày. 10 – Sinh tố sữa chua Sữa chua giúp hỗ trợ cân bằng đường ruột. Tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Ngăn ngừa sâu răng, tăng cường sức mạnh cho cơ bắp. bên cạnh đó sữa chua còn có khả năng đẩy lùi táo bón, ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm trùng nấm men…. Mỗi ngày nên dùng 1-2 ly sữa chua uống hoặc sinh tố sữa chua kèm theo trái cây giúp tăng cường sức khỏe dạ dày, ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày, thực quản. 11 – Bị trào ngược dạ dày nên uống thêm sữa mỗi ngày Sữa giúp cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng đồng thời có khả năng trung hòa axit trong dạ dày và kích thích tiêu hóa tốt. Đây là loại thực phẩm rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên lưu ý không uống sữa vào buổi sáng đặc biệt là khi đang đói bụng và nên dùng sữa ấm. Bên cạnh đó nên sử dụng sữa dê hoặc sữa tách béo hoàn toàn để không gây áp lực lên thành dạ dày, hạn chế tối đa hiện tượng trào ngược. 12 – Uống nước lọc Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng trung bình mỗi ngày uống khoảng 1,5 đến 2 lít nước sẽ rất tốt cho sức khỏe dạ dày của bạn. Nhưng lưu ý về việc sử dụng đồ uống khi đang bị trào ngược dạ dày Có rất nhiều loại thức uống tốt cho dạ dày tuy nhiên cũng có nhiều loại không hề tốt. Muốn có một sức khỏe dạ dày tốt bạn nên lưu ý tránh những loại đồ uống dưới đây: Không nên uống nước ép trái cây dòng họ nhà cam, quýt, chanh, bưởi bởi chúng chứa nhiều acid sẽ khiến cho triệu chứng trào ngược dạ dày nặng thêm. Không nên sử dụng nước ép cà chua khi đang bị trào ngược dạ dày. Khi lựa chọn sữa nên chọn sữa dê hoặc sữa được tách béo hoàn toàn giúp giảm áp lực lên thành dạ dày. Hạn chế tối đa việc sử dụng bia, rượu, đồ uống có gas. Bị trào ngược dạ dày hãy uống Bình Vị Thái Minh Bình Vị Thái Minh mang đến công dụng tốt cho dạ dày: Giúp trung hòa, giảm acid dịch vị, ngăn trào ngược. Bảo vệ niêm mạc, làm lành vết loét dạ dày và chứa các thành phần thảo dược như: GIGANOSIN (Chiết xuất từ Dạ cẩm và Lá khôi)                              250 mg Mucosave FG HIA (Chiết xuất từ Xương rồng Nopal và Lá Ô liu)    100 mg Cao Núc nác (Oroxylum indicum extract)                                         100 mg Cao Thương truật (Atractylodes lancea extract)                               100 mg Kẽm gluconat Vì sao nên sử dụng sản phẩm Bình Vị Thái Minh? Sản phẩm được nghiên cứu khoa học bài bản, được sản xuất trên dây chuyền thiết bị tự động hóa hiện đại của Nhà máy Công nghệ cao Thái Minh – đơn vị sản xuất Dược phẩm hàng đầu Việt Nam Sản phẩm đã được nghiên cứu chứng minh tác dụng trong việc cải thiện viêm loét, trào ngược dạ dày. Quan trọng hơn, đã có rất nhiều người dùng Bình Vị Thái Minh và mang lại hiệu quả điều trị tốt. Bình Vị Thái Minh có chứa bộ đôi hoạt chất Giganosin và Mucosave FG, đặc biệt là Mucosave FG – được nhập khẩu từ Ý, đã được nghiên cứu lâm sàng mang lại tác dụng cải thiện tốt cho những người viêm loét, trào ngược dạ dày thực quản Sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược lành tính, không gây tác dụng phụ mà vẫn mang lại tác dụng bền vững, lâu dài. Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như các bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0386034656 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất. Nguồn tham khảo : https://www.healthcentral.com/slideshow/five-drinks-to-avoid-with-acid-reflux Chia sẻ

Phân biệt đau ngực do trào ngược dạ dày với đau ngực do tim

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng xảy ra khi cơ thắt thực quản đóng không hoàn toàn, khiến dịch dạ dày, thức ăn, đồ uống trào ngược lên thực quản, có thể gây ra các triệu chứng hoặc biến chứng trên thực quản và ngoài thực quản. Có một triệu chứng mà người trào ngược dạ dày thực quản thường gặp phải là chứng đau ngực. Tuy nhiên đau ngực có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn đang bị đau tim. Nếu các cơn đau tim là một trường hợp khẩn cấp cần điều trị ngay vì có thể đe dọa tính mạng, thì đau ngực do trào ngược dạ dày lại không quá nguy hiểm như vậy. Do đó, nhận ra được sự khác biệt giữa đau ngực do đau tim và đau ngực do trào ngược dạ dày là điều cần thiết. Trong bài viết này, chúng tôi chúng tôi sẽ phân tích về các triệu chứng đau ngực do trào ngược dạ dày thực quản và các cơn đau ngực do tim. Phân biệt rõ 2 triệu chứng này sẽ giúp bạn đánh giá đúng bệnh và có hướng xử lý phù hợp. Mục lụcVị trí của thực quảnPhân biệt cơn đau do trào ngược dạ dày thực quản và đau do timTriệu chứng của bệnh trào ngược tại thực quảnĐau, nóng rát vùng sau xương ứcỢ chua, ợ hơi, ợ nóngĐắng miệngNuốt khó hoặc đau khi nuốtBuồn nôn hoặc nôn, ăn không ngonTriệu chứng ngoài thực quảnChẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quảnNên làm gì khi bị trào ngược dạ dày thực quản?Về thói quen ăn uốngThay đổi thói quen sinh hoạt Vị trí của thực quản Trong hệ thống tiêu hóa, các bộ phận lớn có thể kể đến bao gồm: Thực quản, dạ dày, gan, túi mật, tuyến tụy, ruột non, ruột già, trực tràng, hậu môn. Như vậy thực quản chính là một trong những cơ quan cơ quan đầu tiên của hệ thống tiêu hóa tiếp nhận thức ăn từ miệng. Cấu tạo thực quản là một ống cơ rỗng, nối thẳng từ họng xuống với dạ dày, có chức năng đưa thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Đây cũng là một trong những bộ phận quan trọng của hệ tiêu hóa. Sơ lược về đường đi của thực quản Thực quản dài khoảng 25 – 30cm, chiều rộng trung bình 1.5 đến 2cm. Ở cổ, đoạn thực quản dài khoảng 3cm, chạy song song và nằm sau khí quản. Đến ngực, thực quản dài khoảng 20cm, nằm phía sau và bên trái của tim, phía trước trước là động mạch chủ ngực. Sau khi đi qua ngực, thực quản xuyên qua cơ hoành vào ổ bụng, tại đây nối với dạ dày, đoạn bụng có độ dài khoảng 2cm. Vì nằm ở vị trí như vậy nên khi có một vấn đề ở thực quản có thể dẫn đến một cơn đau ở ngực, dễ nhầm lẫn với một số bệnh ở cơ quan khác, chẳng hạn như tim hoặc mạch máu. Thực quản sẽ làm nhiệm vụ đẩy thức ăn, nước uống dần dần xuống dạ dày. Khi ăn, các cơ trong họng co lại, cùng với sự nâng lên của thanh quản sẽ đưa thức ăn từ miệng xuống thực quản. Ống cơ thực quản gồm có 2 lớp cơ ôm sát nhau đó là lớp cơ vòng nằm phía trong và cơ dọc nằm bao phía ngoài. Khi có phản xạ nuốt thức ăn, hai lớp cơ này sẽ giãn ra và thực hiện nhiệm vụ đẩy thức ăn xuống dạ dày. Những thức ăn dạng lỏng, nhão sẽ rơi không xuống dạ dày. Những thức ăn đặc hơn sẽ di chuyển trong thực quản nhờ sóng nhu động chậm của thực quản, kết hợp với trọng lượng của thức ăn. Phân biệt cơn đau do trào ngược dạ dày thực quản và đau do tim Đoạn dài nhất của thực quản là nằm ở ngực, vì thế một cơn đau nói riêng hay triệu chứng khác của thực quản nói chung có thể nhầm lẫn với cơn đau do các cơ quan khác, đặc biệt là tim và mạch máu. Vì thế việc xác định bạn đang đau ngực do vấn đề bệnh tim mạch hay do thực quản là hết sức quan trọng. Khi phân biệt đau ngực do tim hay do trào ngược tại thực quản, bạn cần xem xét các yếu tố sau: Vị trí của cơn đau? Thời gian cơn đau xảy ra? Tính chất, cường độ của cơn đau? (ví dụ đau âm ỉ, đau dạng đè nén, đau thắt ngực…). Đau có hướng lan đến các vị trí khác hay không? Các triệu chứng khác kèm theo? (ví dụ ợ chua, ợ nóng, buồn nôn…). Có yếu tố nào giúp bạn giảm đau hay làm bạn đau nhiều hơn hay không? Thông thường, một cơn đau ngực do trào ngược dạ dày thực quản hay do tim đều xảy ra tại trung tâm, cảm giác nằm sâu trong lồng ngực, sau xương ức. Tuy nhiên, đau ngực do trào ngược dạ dày thực quản là do acid từ dạ dày trào ngược lên, kích thích vào các đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản gây đau. Còn một cơn đau ngực do tim hay do mạch máu xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho cơ tim bị tắt nghẽn. Một cơn đau ngực do tim sẽ được mô tả rất nặng, chẳng hạn như đau đột ngột sau khi gắng sức, khi xúc động mạnh. Cảm giác đau quặn thắt ngực, đau như có một vật nặng đè ép lên ngực, bóp chặt ngực,… Trong khi đó, cơn đau do trào ngược dạ dày thực quản chủ yếu có xu hướng nhẹ nhàng hơn, đau chủ yếu kèm theo nóng rát ngay dưới bề mặt da. Đau do tim thường sẽ lan ra sau lưng, hoặc lan lên vai và mặt trong cánh tay trái, lan lên hàm. Khi nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng và tránh xúc động mạnh hay sử dụng một loại thuốc ngậm dưới lưỡi được bác sĩ kê đơn sẽ giảm đau. Các triệu chứng kèm theo của cơn đau tim có thể là khó thở, nhịp tim không đều, chóng mặt hoặc đau đầu. Trong khi đau do trào ngược thường khu trú tại một vị trí của thực quản, có nghĩa là nó không lan sang các vị trí khác. Các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản cụ thể gồm triệu chứng tại thực quản và triệu chứng ngoài thực quản, như là: Triệu chứng của bệnh trào ngược tại thực quản Đau, nóng rát vùng sau xương ức Do acid từ dạ dày trào ngược lên, kích thích vào các đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản gây đau. Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng Là dấu hiệu sớm và rõ rệt nhất khi bị trào ngược dạ dày. Từ ổ bụng, dạ dày bạn sẽ có cảm giác nóng ran lên đến cổ. Tình trạng này xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới bị giãn khiến hơi, dịch vị dạ dày bị trào ngược lên thực quản gây ợ hơi, ợ chua và làm nóng rát vùng thượng vị. Hay xuất hiện cùng nhau nhất là sau bữa ăn hoặc khi bạn cúi gập người về phía trước. Đắng miệng Nếu trào ngược có kèm theo dịch mật sẽ gây ra hiện tượng đắng miệng. Người bệnh còn có hơi thở có mùi khó chịu. Nuốt khó hoặc đau khi nuốt Do không được điều trị kịp thời nên axit dạ dày thường xuyên trào ngược lên thực quản khiến vùng bị trào ngược này dần sưng phù, càng ngày càng nghiêm trọng sẽ gây ra cảm giác như vướng cái gì ở cổ, lâu dần đoạn thực quản hẹp đi sẽ gây khó nuốt. Buồn nôn hoặc nôn, ăn không ngon Triệu chứng này rất dễ gặp ở người mắc trào ngược dạ dày, thường xuất hiện khi ăn no, nằm ngay khi ăn hoặc thậm chí cả khi đói. Càng đáng nói hơn, những người hay bị say tàu xe, sau sóng khi mắc trào ngược dạ dày thực quản sẽ dễ bị nôn ói hơn những người khác vì cơ thắt thực quản vốn dĩ đã yếu. Triệu chứng ngoài thực quản Ho mạn tính, khàn tiếng: do axit dạ dày tiếp xúc với dây thanh quản làm thanh quản sưng tấy dẫn đến khàn tiếng và ho kéo dài. Trong khi đó,chúng có thể tràn vào phổi do hít sặc gây nên tình trạng viêm phổi. Hen suyễn: Thường xuất hiện vào ban đêm, đây cũng là triệu chứng thường gặp của bệnh. Mòn răng do trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra, người bệnh có thể bị ho mãn tính, viêm phổi, viêm phế quản, nguyên do đều là axit dịch vị, dịch tiêu hóa trào ngược lâu ngày gây nên. Chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản Một lời khuyên được đưa ra trong tình huống này là bạn nên đi khám sớm tại phòng khám chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán, đánh giá tình trạng bệnh, có kế hoạch điều trị sớm, tránh những biến chứng xấu cho sức khỏe. Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ của bạn sẽ kết hợp các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng thích hợp. Lâm sàng: các triệu chứng sớm của bệnh như ợ chua, ợ nóng, ợ hơi, đau và nóng rát ngực,…Bạn sẽ cần nhớ lại và nêu lại rõ ràng với bác sĩ khám bệnh. Về việc dùng cận lâm sàng để chẩn đoán, bạn sẽ được bác sĩ cân nhắc đưa ra một số phương pháp thích hợp. Nhìn chung có một số phương pháp để chẩn đoán bệnh như sau: Theo dõi pH thực quản trong 24 giờ: Là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán, ghi chép lại số lần bị trào ngược, số lần xảy ra khi nằm hoặc ở tư thế thẳng, có thể liên quan đến nhật ký triệu chứng. Nội soi dạ dày: Bác sĩ sử dụng đặt một ống mỏng được trang bị đèn và camera đưa từ miệng hoặc mũi xuống cổ họng của người bệnh, để kiểm tra bên trong thực quản và dạ dày. Trong quá trình nội soi, bác sĩ của bạn cũng có thể lấy luôn mẫu mô để sinh thiết để tìm các biến chứng khác như bệnh Barrett thực quản. Đo áp lực thực quản: có thể nói là đo áp lực thực quản khi nó hoạt động, phương pháp này được sử dụng để đánh giá về chức năng của cơ thắt thực quản. Chụp X-quang có cản quang của hệ thống tiêu hóa trên: Bạn sẽ được thăm khám, sau đó cho uống một loại chất cản quang, chất này sẽ bao phủ trọn mặt trong hệ thống tiêu hóa trên gồm thực quản, dạ dày và một phần ruột non. Khi chụp X quang, tia X sẽ đi xuyên qua cơ thể, cho ra hình bóng của cơ quan mà tia X rọi qua. Tuy nhiên chất cản quang bạn vừa nuốt sẽ cho bạn thấy rõ hơn lớp bóng hay những thương tổn sẵn có của bộ phận mà chất này tráng qua. Ngoài ra còn có thể chẩn đoán bằng cách điều trị thử với thuốc đặc trị (thuốc PPI) trong vòng 4 tuần. Nên làm gì khi bị trào ngược dạ dày thực quản? Bên cạnh việc sử dụng thuốc được bác sĩ chuyên khoa kê đơn, bạn cũng cần thay đổi lối sống giúp kiểm soát được bệnh thậm chí có thể phòng ngừa mắc lại hay đối với các trường hợp nhẹ hoặc chưa mắc bệnh. Về thói quen ăn uống Ăn chậm, nhai kỹ giúp nghiền nát thức ăn nhỏ ra sẽ giúp bạn dễ tiêu hóa hơn. Ăn tối sớm, tránh ăn tối muộn có thể khiến thức ăn ở lâu trong dạ dày, làm tăng thời gian tiếp xúc giữa acid và thực quản do dạ dày phải tiết acid để tiêu hóa thức ăn. Hạn chế sử dụng đồ ăn đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn: Vì những thực phẩm này có nhiều chất bảo quản không tốt cho dạ dày và thực quản, Sử dụng rượu bia điều độ: Là những tác nhân không tốt với cơ thể, đặc biệt với người bệnh bị trào ngược dạ dày sẽ khiến bệnh nặng thêm. Thay đổi thói quen sinh hoạt Khi ngủ nên nâng cao đầu giường (15 cm) và tránh nằm ngay sau khi ăn, tránh cúi đầu thấp liên tục, nên thay đổi tư thế làm việc. Tránh mặc quần áo quá chật. Các thuốc gây giãn cơ thắt thực quản dưới (như các thuốc kháng cholinergic, thuốc ức chế kênh calcium, diazepam, các thuốc ngủ,…) nếu bạn phải sử dụng thì cần được bác sĩ tư vấn kĩ càng. Giữ cân nặng hợp lý: nghiên cứu cho thấy giảm can sẽ làm giảm thời gian tiếp xúc của acid dạ dày với thực quản, làm giảm các triệu chứng trào ngược. Tránh căng thẳng, mệt mỏi, giữ tinh thần thoải mái.bỏ thuốc lá Tuân thủ điều trị tốt, uống thuốc đúng giờ, đúng liều. Lời kết Tóm lại, triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản tuy đơn giản nhưng đôi khi lại rất dễ nhầm lẫn. Khi có một trong các dầu hiệu trên, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa sớm để hỗ trợ cho việc điều trị đem lại kết quả tốt nhất. Chia sẻ

Trào ngược dạ dày thực quản độ A là gì? Có nguy hiểm không? Và cách khắc phục

Trong quá trình điều trị bệnh trào ngược dạ dày, người ta đã đặt ra nhiều cách phân mức độ tổn thương của bệnh để tiện cho quá trình chẩn đoán, tiên lượng và điêu trị bệnh theo các chữ 0, A, B, C, D tương ứng. Với khuôn khổ của bài viết này, bạn hãy cùng tìm hiểu về trào ngược dạ dày thực quản cấp độ A một cách tổng quát từ triệu chứng, chẩn đoán, mức độ nguy hiểm của bệnh ở cấp độ này kèm theo đó là các phương pháp điều trị bệnh đang được áp dụng hiện nay. Mục lụcTrào ngược dạ dày là gì? Nguyên nhân gây bệnhBệnh trào ngược dạ dày được chia làm 5 cấp độTrào ngược dạ dày độ 0Trào ngược dạ dày độ ATrào ngược dạ dày độ BTrào ngược dạ dày độ CTrào ngược dạ dày độ DTrào ngược dạ dày độ A là gì?Triệu chứng của trào ngược dạ dày độ ATrào ngược dạ dày độ A có nguy hiểm không?Loét thực quảnBarrett thực quảnUng thư thực quảnKhám xác định trào ngược dạ dày độ AThăm khám, hỏi bệnhNội soi thực quản, dạ dàyChụp XquangĐiều trị trào ngược dạ dày độ A như thế nào?Điều trị bằng thuốcThay đổi các thói quen sinh hoạt có hạiXem video để hiểu rõ hơn về các cấp độ trào ngược dạ dày Trào ngược dạ dày là gì? Nguyên nhân gây bệnh Trào ngược dạ dày là tình trạng dịch tiêu hóa trong dạ dày bị trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Nếu tình trạng trào ngược xảy ra trên 2 lần một tuần thì được coi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Nguyên nhân gây bệnh: Sự suy yếu của cơ thắt thực quản đoạn dưới: dẫn tới luôn có sự thông thương giữa dạ dày và thực quản, dịch dạ dày có thể dễ dàng trào ngược lên thực quản. Cơ thực quản bị suy yếu có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc gây ra (ví dụ một số loại thuốc giảm đau chống viêm như aspirin, thuốc hạ sốt ibuprofen và các loại thuốc huyết áp), các thói quen dùng các chất kích thích gây nghiện (rượu, bia, thuốc lá) thường xuyên và quá nhiều, nhiễm trùng thực quản gây xơ cứng cơ vòng. Tình trạng dư thừa axit dạ dày: gây ra bởi bệnh lí dạ dày (viêm loét dạ dày, trợt niêm mạc dạ dày, ung thư dạ dày hay hẹp môn vị dạ dày), hay do thói quen ăn uống (ăn quá no, ăn đồ ăn khó tiêu) Một số nguyên nhân khác như: bệnh béo phì, stress, mang thai… Bệnh trào ngược dạ dày được chia làm 5 cấp độ Các cấp độ trào ngược dạ dày Trào ngược dạ dày độ 0 Bạn có triệu chứng của trào ngược dạ dày nhưng khi nội soi thực quản dạ dày thì không phát hiện rõ tình trạng viêm phù nề, không phát hiện được các vết trợt loét của thực quản, có nghĩa là trào ngược dạ dày chưa gây những tổn thương thực thể tại thực quản. Triệu chứng của giai đoạn này thường chỉ là ợ nóng, ợ chua không xuất hiện thường xuyên. Trào ngược dạ dày độ A Bắt đầu xuất hiện những tổn thương thực thể tại niêm mạc thực quản và được phát hiện qua nội soi. Đó là những vùng viêm, vết trượt, vết loét có chiều dài không quá 5mm. Hình ảnh trào ngược dạ dày độ A Ở giai đoạn này, bệnh nhân thường có biểu hiện ở nóng, ợ chua, nóng rát sau xương ức, đắng miệng và nuốt nghẹn. Bạn có cảm nhận rõ hơn những triệu chứng của bệnh, đây cũng là giai đoạn mà bệnh trào ngược sẽ tiến triển sang những giai đoạn mà triệu chứng nặng nề hơn về sau. Khi các triệu chứng trên xuất hiện nhiều hơn, thường trên 2 lần 1 tuần, thường có tính chu kỳ và liên quan mật thiết với bữa ăn thì bạn nên để ý và thăm khám xác định bệnh. Trào ngược dạ dày độ B Các tổn thương niêm mạc thực quản tiếp tục phát triển tạo thành các vết trợt loét lớn hơn 5mm, phân tán riêng lẻ. Các tổn thương bắt đầu ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của bạn, biểu hiện bằng đau khi ăn uống, vướng nghẹn do viêm nề làm lòng thực quản chít hẹp. Tổn thương trào ngược dạ dày độ B Các triệu chứng ở giai đoạn trước vẫn xuất hiện, ảnh hưởng nhiều hơn tới sinh hoạt của bạn, dấu hiệu đau khi nuốt thức ăn, nuốt nước bọt. Trào ngược dạ dày độ C Do tình trạng trào ngược vẫn tiếp diễn, dẫn tới ngày càng nhiều vết loét được hình thành, các vết loét mật độ nhiều làm một vùng lớn niêm mạc thực quản tổn thương. Các tế bào biểu mô tại vùng đó tăng sinh tế bào gây hiện tượng loạn sản thực quản hình thành Barrett thực quản, có thể tiến triển thành ung thư thực quản. Tổn thương trào ngược dạ dày độ C Các triệu chứng có thể diễn biến nặng nề hơn: đau nhiều khi ăn uống dẫn tới chán ăn thể trạng gầy yếu. Trào ngược dạ dày độ D Barrett thực quản đã tiến triển nặng, các vết loét ngày càng mở rộng và sâu hơn vào thành thực quản nếu không điều trị kịp thời sẽ chuyển thành vết viêm loét sâu, quá trình quá sản tiếp diễn xâm lấn lớn hơn 75% chu vi lòng thực quản, có nguy cơ gây bít tắc lòng thực quản. Trong 5 cấp độ thì đa số người bị trào ngược dạ dày phát hiện bệnh tại giai đoạn trào ngược dạ dày độ A. Đây là giai đoạn khởi phát của bệnh, bắt đầu gây các tổn thương tại thực quản gây ảnh hưởng tới sinh hoạt. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về trào ngược dạ dày độ A. Hình ảnh trào ngược dạ dày độ D Bệnh nhân biểu hiện bằng tình trạng nuốt nghẹn nặng, đau rất nhiều khi ăn, khiến bệnh nhân càng chán ăn thể trạng càng suy yếu. Trào ngược dạ dày độ A là gì? Trào ngược dạ dày độ A là giai đoạn mới khởi phát, niêm mạc thực quản bắt đầu có dấu hiệu bị tổn thương gây ra bởi axit dịch vị thể hiện bằng những vết trợt loét, viêm nhẹ có chiều dài không quá 5mm được thấy thông qua nội soi thực quản. Viêm thực quản do trào ngược dạ dày Triệu chứng của trào ngược dạ dày độ A Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua: đây là triệu chứng xảy ra khi dịch vị chứa axit bị đẩy từ dạ dày lên thực quản gây ra hiện tượng ợ, và do có chứa axit nên bạn sẽ cảm thấy luồng hơi nóng và có vị chua. Đắng miệng: khi dịch tiêu hóa bị đẩy từ dạ dày tá tràng lên thực quản có dịch mật, bạn thường xuất hiện cảm giác đắng miệng. Nuốt nghẹn: đây cũng là triệu chứng bạn hay gặp khi mắc trào ngược dạ dày độ A. do niêm mạc thực quản bắt đầu có dấu hiệu tổn thương trợt loét, viêm phù nề làm lòng thực quản hẹp lại ảnh hưởng tới sự lưu thông của thức ăn khi nuốt, gây nên hiện tượng nuốt nghẹn. Nóng rát sau xương ức: đó là do tình trạng viêm của thực quản làm kích thích các cơn đau âm ỉ, nóng rát sau xương ức. Nóng rát sau xương ức thường gặp ở người bệnh trào ngược dạ dày Trào ngược dạ dày độ A có nguy hiểm không? Đây có lẽ là câu hỏi bạn luôn đặt ra khi phát hiện mình bắt đầu có các triệu chứng của trào ngược dạ dày độ A. Như đã nói trên trào ngược dạ dày độ A là giai đoạn khởi đầu của quá trình tổn thương thực quản nên nếu bạn đang có triệu chứng của trào ngược dạ dày độ A thì cũng không cần quá lo lắng, chỉ cần bạn đi khám sớm tại các cơ sở y tế và được điều trị đúng kịp thời, bệnh có thể khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh nhân chủ quan do vẫn có thể chịu đựng được các triệu chứng của bệnh làm bệnh tiến triển nặng thêm gây ra một số biến chứng nguy hiểm và phức tạp hơn. Điển hình là các biến chứng: Loét thực quản Khi tình trạng viêm kéo dài không được điều trị, các vết trợt loét nông ban đầu có thể tiến triển trở thành vết loét rộng hơn và sâu hơn trên thành thực quản. Cùng với đó là tình trạng trào ngược vẫn tiếp diễn làm axit dịch vị vẫn tiếp tục gây tổn thương niêm mạc thực quản, hình thành ngày càng nhiều vết loét ở niêm mạc thực quản. Barrett thực quản Quá trình viêm niêm mạc càng kéo dài có thể sẽ kích thích quá trình sản sinh tế bào niêm mạc thực quản bất hợp lí tại vùng đó hình thành nên barrett thực quản, 5% số trường hợp Barrett thực quản có thể tiến triển thành ung thư thực quản. Ung thư thực quản Nếu tình trạng quá sản bất hợp lí tiếp tục xảy ra kết hợp với các yếu tố thuận lợi bệnh có thể tiến triển thành ung thư thực quản, đặc biệt với người lớn tuổi. Hình ảnh thực quản bình thường và Barrett thực quản Điều trị mỗi biến chứng đều rất phức tạp, tốn kém và khả năng điều trị khỏi hoàn toàn là không cao. Nên giải pháp tốt nhất cho bạn là hãy đến khám tại các cơ sở uy tín ngay để được điều trị đúng và kịp thời. Khám xác định trào ngược dạ dày độ A Thăm khám, hỏi bệnh Bác sĩ sẽ hỏi bệnh để biết các triệu chứng mà bạn đang gặp phải, thời gian xuất hiện và mức độ biểu hiện triệu chứng. Khi có các biểu hiện: ở hơi, ợ nóng, ợ chua, nóng rát sau xương ức, đắng miệng và nuốt nghẹn thì có thể chẩn đoán sơ bộ là bạn đang bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Sau khi đã chẩn đoán sơ bộ, bác sĩ sẽ chỉ định các cận lâm sàng cần thiết để chẩn đoán xác định bệnh, và mức độ của bệnh. Nội soi thực quản, dạ dày Đây là phương pháp cơ bản để chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản và mức độ của bệnh. Bằng cách đưa một ống mềm có gắn camera qua miệng vào thực quản dạ dày, bác sĩ có thể quan sát được các hình ảnh tổn thương tại niêm mạc dạ dày, thực quản và có thể lấy mảnh sinh thiết để xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng trên. Bệnh được chẩn đoán là độ A khi qua nội soi thực quản quan sát được các vết trợt loét ở niêm mạc thực quản độ dài nhỏ hơn 5mm, viêm nhẹ và số lượng ít đứng riêng rẽ nhau. Khi quan sát dạ dày có thể tìm được nguyên nhân dẫn tới trào ngược là do viêm loét dạ dày. Thông qua nội soi, bác sĩ có thể lấy được mảnh sinh thiết của tổ chức loét để giải phẫu bệnh xác định độ lành tính hay ác tính của ổ loét, cũng như xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp giúp quá trình điều trị dễ dàng hơn. Nội soi dạ dày thực quản Chụp Xquang Thông qua phim chụp Xquang có thể thấy được đoạn thực quản bị chít hẹp nếu có. Nếu cần, bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc cản quang là Baryt để khi chụp Xquang, các vị trí loét, tổn thương sẽ hiện hình trên phim chụp do thuốc cản quang ngấm vào đó. Điều trị trào ngược dạ dày độ A như thế nào? Do là giai đoạn khởi đầu nên việc điều trị trào ngược dạ dày độ A cũng sẽ đơn giản, dễ cho bạn thực hiện, và khả năng điều trị khỏi hoàn toàn là rất cao. Điều trị bằng thuốc Các thuốc được sử dụng đa số là thuốc tây dạng uống nên rất dễ cho bạn sử dụng. Mục đích sử dụng thuốc nhằm ngăn chặn phản ứng viêm giảm tổn thương niêm mạc thực quản cùng với đó là giảm thiểu sự dư thừa axit ở dạ dày. Điều trị trào ngược dạ dày độ A bằng thuốc Hiện nay để chữa trào ngược dạ dày độ A có các nhóm thuốc thường được sử dụng: Thuốc trung hoà axit Hcl dịch vị: gồm thuốc chống acide ion (-) (anion) tác dụng trung hòa nhanh, mạnh nhưng không có khả năng đệm. Ví dụ; Cacbonate Canxi, Natri, Cacbonate monosodique và thuốc chống acide ion (+) (cation): Các thuốc này có khả năng đệm tốt. Đó là các muối của Aluminium (Phosphate, Trisilicate, Hydroxyde), ví dụ: Maalox, Polisilane gel, Phossphalugel, Gasterine, Barudon… Nhóm thuốc tạo màng bọc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Silicate Al (Kaolin, smecta), Silicate Mg (gastropulgite…). Ngoài tác dụng tạo màng bọc, nó còn có tác dụng diệt H.P. Thuốc ức chế bơm proton giảm sản sinh axit dịch vị: Cimetidine, Ranitidine Việc sử dụng thuốc điều trị phải được chỉ định và hướng dẫn bởi bác sĩ có chuyên môn. Bạn không nên tự ý dùng thuốc vì có thể gây nguy hiểm cho bản thân hoặc làm tình trạng bệnh diễn biến xấu hơn. Thay đổi các thói quen sinh hoạt có hại Thay đổi thói quen ăn uống hợp lí hơn Ăn nhiều đồ ăn có lợi cho dạ dày, đường tiêu hóa như: rau quả, sữa chua, ngũ cốc,… tránh ăn các đồ cay nóng, khó tiêu. Giải tỏa căng thẳng stress, sống vui khỏe. Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, yoga, gym để tăng cường sức khỏe, duy trì chỉ số BMI tốt tránh tình trạng béo phì. Khi điều trị các bệnh lí khác nên báo với bác sĩ tình trạng trào ngược đang gặp để bác sĩ lựa chọn loại thuốc phù hợp tránh làm trầm trọng thêm bệnh. Đi khám định kì để biết tình trạng diễn biến của bệnh, để có những xử trí đúng kịp thời. Xem video để hiểu rõ hơn về các cấp độ trào ngược dạ dày Lời kết Trào ngược dạ dày độ A không phải là một bệnh lí quá nghiêm trọng nhưng nếu bạn chủ quan có thể làm tình trạng bệnh diễn biến nặng thêm đòi hỏi các điều trị phức tạp tốn kém. Nên việc đi khám kịp thời tại các cơ sở y tế uy tín để được điều trị đúng kịp thời là rất quan trọng. Bên cạnh đó hãy cố gắng thay đổi những thói quen có hại cho đường tiêu hóa để có thể điều trị bệnh triệt để. Tham khảo tài liệu: https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2212097113700463 https://www.endoscopy-campus.com/en/classifications/reflux-esophagitis-los-angeles-classification/ https://www.nhs.uk/conditions/heartburn-and-acid-reflux/ Chia sẻ

Trải nghiệm người dùng

Công tác tại Bệnh viện Quân Y 103 đã nhiều năm, từng khám và tư vấn cho rất nhiều bệnh

Công tác tại Bệnh viện Quân Y 103 đã nhiều

Thời gian gần đây, thông qua tổng đài 1800.6397, chúng tôi nhận được rất nhiều những tâm sự của quý

Thời gian gần đây, thông qua tổng đài 1800.6397, chúng

Thời gian gần đây, thông qua tổng đài 1800.6397, chúng tôi nhận được rất nhiều những tâm sự của quý

Thời gian gần đây, thông qua tổng đài 1800.6397, chúng

Thời gian gần đây, thông qua tổng đài 1800.6397, chúng tôi nhận được rất nhiều những tâm sự của quý

Thời gian gần đây, thông qua tổng đài 1800.6397, chúng

Thời gian gần đây, thông qua tổng đài 1800.9268, chúng tôi nhận được rất nhiều những tâm sự của quý

Thời gian gần đây, thông qua tổng đài 1800.9268, chúng

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...