Xuất huyết dạ dày - Hậu quả nghiêm trọng của viêm loét dạ dày nặng

Xuất huyết dạ dày là một trong những biến chứng đặc biệt nghiêm trọng của bệnh viêm loét dạ dày nặng.  Theo thống kê xuất huyết dạ dày do viêm loét dạ dày chiếm 40-50% trong các loại xuất huyết đường tiêu hóa. Tuy có nhiều loại thuốc điều trị nhưng nó vẫn là một trong những biến chứng nặng nề với tỉ lệ tử vong khoảng 5-10.

Xuất huyết dạ dày - Hậu quả nghiêm trọng của viêm loét dạ dày nặng 1

Thế nào là xuất huyết dạ dày?

Xuất huyết dạ dày là tình trạng khi lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng, vết viêm loét dạ dày ăn sâu tới mạch máu và khi đó xảy ra tình trạng chảy máu bên trong lòng mạch. Chính vì vậy, những người có bệnh lý về đường tiêu hóa không được điều trị kịp thời, thương tổn xảy ra nặng sẽ có nguy cơ dẫn tới xuất huyết dạ dày rất cao.

Vị trí xuất huyết dạ dày

Trường hợp chảy máu dạ dày thường xuất hiện ở một số vị trí dưới đây:

Xuất huyết từ vị trí niêm mạc dạ dày:

Sở dĩ tình trạng xuất huyết từ niêm mạc dạ dày là do viêm cấp tính hoặc do ảnh hưởng của các loại thuốc kháng viêm non-steroid, cortiroid gây loét trợt.  Tình trạng chảy máu từ niêm mạc dạ dày có thể xuất hiện tại một số điểm hoặc chảy máu toàn bộ niêm mạc dạ dày.

Vị trí vết loét dạ dày:

Vết loét dạ dày thường xảy ra tại bờ cong nhỏ dạ dày, mặt sau của dạ dày và vùng tâm vị.  Theo thống kê có khoảng 10-15% các trường hợp bị viêm loét dạ dày có xảy ra biến chứng xuất huyết dạ dày. Nguyên nhân gây ra tình trạng xuất huyết bởi các ổ viêm loét bị xơ chai  và ăn thủng vào các tổ chức xung quanh vị trí vết loét và các mạch máu dạ dày gây chảy máu dạ dày.

Vị trí loét tá tràng:

Vị trí vết loét thường xảy ra tại hành tá tràng. Vị trí các vết loét thường ở mặt trước, mặt sau và bờ trên. Nhiều ổ loét xơ chai khiến hành tá tràng bị biến dạng và các ổ loét ăn sâu vào tá tràng gây tình trạng chảy máu. Thống kê cho thấy có đến 25% các trường hợp viêm loét tá tràng có biến chứng chảy máu.

Những trường hợp dễ bị xuất huyết dạ dày

  • Những người có thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn những thực phẩm không đảm bảo sức khỏe, những thực phẩm nhiễm khuẩn…
  • Thói quen sinh hoạt không giờ giấc: Thức đêm, ngủ không đủ giấc
  • Stress, căng thẳng thần kinh kéo dài
  • Lạm dụng bia rượu và thói quen hút thuốc lá
  • Sử dụng kháng sinh vô tội vạ
  • Những người có bệnh lý: Viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày…không được điều trị kịp thời dễ dẫn tới biến chứng nguy hiểm là xuất huyết dạ dày

Triệu chứng của xuất huyết dạ dày do viêm loét dạ dày nặng

Triệu chứng của xuất huyết dạ dày do viêm loét dạ dày nặng 1

Triệu chứng cơ năng

Đau bụng vùng thượng vị:

Người bệnh có cơn đau xuất hiện đột ngột, bình thường cơn đau thường âm ỉ, đau nóng rát ở vùng trên rốn, dần dần cơn đau sẽ lan tỏa khắp ổ bụng, nếu dùng tay ấn sẽ thấy phần đau căng cứng. Ngoài ra triệu chứng đau bụng có thể xuất hiện vài ngày trước khi chảy máu.

Buồn nôn, nôn ra máu:

Triệu chứng nôn ra máu xuất hiện bởi người bệnh thường có cảm giác đầy bụng, khó tiêu, kèm theo đó là có cảm giác miệng có mùi tanh lợm rất khó chịu. Người bệnh nôn ra máu có thể kèm theo cả thức ăn. Trường hợp nôn ra máu tươi dữ dội thường nguyên nhân thường do viêm loét dạ dày. Nếu người bệnh nôn ra máu có màu đen thường là do loét hành tá tràng.

Đi ngoài ra phân có màu đen:

  • Để ý kĩ sẽ thấy người bệnh đi ngoài ra phân đen có màu nâu sẫm hoặc lẫn máu bên trong như màu bã cà phê. Phân có mùi thối, khắm rất khó chịu và có dạng sền sệ.
  • Nếu tình trạng xuất huyết dạ dày mức độ nặng người bệnh sẽ có triệu chứng đi ngoài có máu tươi và phân loãng.
  • Triệu chứng đi ngoài phân đen thường xuất hiện sau khi bệnh nhân có dấu hiệu nôn ra máu.

Triệu chứng toàn thân

  • Quan sát bên ngoài, người bệnh xuất huyết dày sẽ có dấu hiệu: Da tái xanh, tái nhợt, sắc mặt kém, hay vã mồ hôi hột, tay chân lạnh, ù tai, khát nước
  • Mạch đập nhanh > 90 nhịp/ phút
  • Nếu người bệnh nôn ra máu, mất máu quá nhiều sẽ dễ xuất hiện dấu hiệu: Huyết áp động mạch giảm mạnh, có thể xuống dưới 80mmHg, mất tỉnh táo, ngất xỉu
  • Nếu người bệnh bị chảy máu từ từ hoặc chảy máu ít thì các triệu chứng sốc do mất máu sẽ nhẹ hoặc không có.

Triệu chứng thực thể

  • Xuất huyết dạ dày do viêm loét dạ dày nặng có thể cảm thấy đau tức bụng vùng rốn
  • Không sờ thấy khối u cục, gan to, lá lách to
  • Khi thăm khám trực tràng có thấy phân đen, không có máu tươi, máu cục.

Triệu chứng các tổn thương gây xuất huyết do viêm loét dạ dày

Một số tổn thương gây ra tình trạng xuất huyết dạ dày được biểu hiện dưới các tình trạng dưới đây:

Vết ổ loét ăn thủng vào mạch máu:

Đây là những ổ loét nằm gần những động mạch lớn của dạ dày – tá tràng như: Vết loét ở bờ cong nhỏ, mặt sau dạ dày, là những nơi gần động mạch môn vị, động mạch lách …., ổ loét ở bờ trên, bờ dưới, và mặt sau hành tá tràng gần động mạch vị – tá tràng …., những ổ loét này khi có biến chứng xuất huyết thường xảy ra dữ dội hơn, khi cấp cứu nội soi có thể  thể thấy mạch máu đang chảy thành tia.

Xuất huyết ở mép ổ loét:

Nguyên nhân do viêm loét tiến triển nặng dẫn tới phần mép của niêm mạc của ổ loét viêm rỉ xung nề rỉ máu, chúng thường rỉ máu ít nhưng dai dẳng. Tuy nhiên khi nội soi có thể thấy bờ ổ loét sưng nề đổ sẫm và rỉ máu.

Xuất huyết từ những mạch máu của đáy ổ loét:

Nguyên nhân của xuất huyết từ mạch máu ở đáy ổ viêm loét là do vết viêm loét ăn sâu vào thành dạ dày hoặc tá tràng làm tổn thương các mạch máu, xuất huyết ở những tổn thương này không dữ dội nhưng chúng hay tái phát. Ngoài ra nếu nội soi có thể thấy vết ổ loét đã ngừng chảy máu và thấy đoạn đầu của mạch máu nhô lên.

Triệu chứng các tổn thương gây xuất huyết do viêm loét dạ dày 1

Quy trình sơ cứu

Việc đầu tiên khi gặp người bệnh bị xuất huyết dạ dày do viêm loét dạ dày nặng, bạn cần phải sơ cứu- xử lý tại ngỗ ngay lập tức. Đây là bước cực kì quan trọng bởi chúng có tác dụng chống mất máu và giúp người bệnh tăng khả năng sống sót cao. Để sơ cứu hiệu quả, bạn nên thực hiện tuần tự các bước dưới đây:

Bước 1: Đặt bệnh nhân nằm cố định trên giường

  • Đặt bệnh nhân nằm ngửa cố định trên giường  bởi nếu vận động, di chuyển chỉ khiến bệnh nhân chảy máu nhiều hơn.
  • Lấy gối kê cao hai chân lên, sao cho cao hơn phần trên thân người. Tư thế kê chân này có tác dụng kích thích tuần hoàn máu diễn ra bên trong cơ thể, đồng thời giảm áp lực lên đại tràng và ngăn ngừa hiện tượng tiêu chảy. Khi bệnh nhân nằm yên cố định theo tư thế như vậy khoảng chừng 30 phút là tình trạng chyar máu sẽ thuyên giảm.
  • Ngoài ra, không gian nằm nghỉ của bệnh nhân nên thông khí, tránh ồn ào, tránh gió lùa, nếu có thể lấy 1 chăn mỏng đắp ngang người bệnh nhân để giữ ấm cơ thể.

Bước 2: Cầm máu tạm thời

Có 2 cách để cầm máu tạm thời đó là dùng thuốc và dùng mẹo mà bệnh nhân cần áp dụng. Nhất là với những người xuất huyết dạ dày nặng mà không được cầm máu ngay lúc đó sẽ dẫn tới sốc và nguy hiểm đến tính mạng.

1.Dùng thuốc

Một số loại thuốc tây có công dụng cầm máu thường được áp dụng khi bị xuất huyết dạ dày như:

  • Thuốc Posthypophyse : Là thuốc dạng bột, nó có tác dụng làm co mạch trung ương, làm giãn mạch ngoại vi và giảm áp lực tĩnh mạch gánh.
  • Vitamin K dạng ống 5ml: mang lại hiệu quả cầm máu trên 24 giờ nên được ưu tiên sử dụng cho người bị xuất huyết tiêu hóa nặng
  • Thuốc Hemocaprol dạng dung dịch lỏng: Thuốc này cũng được sử dụng để cầm máu tại chỗ, nó có thể dùng theo nhiều cách khác nhau như tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc uống

2. Dùng mẹo dân gian: Dùng nước muối loãng

Trong trường hợp không có sẵn các loại thuốc cầm máu trong nhà cũng như xa nhà thuốc, việc mua thuốc không thuận lợi mất thời gian, bạn có thể sử dụng nước muối loãng rất hiệu quả và dễ làm. Ngoài ra, nước muối loãng còn giúp bổ sung thêm nước và chất điện giải cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng theo cách đơn giản sau đây:

  • 1 cốc nước 100ml, bỏ 6gr muối ăn, dùng thìa khuấy đều lên cho tan hết
  • Dùng thìa đút nước muối pha cho bệnh nhân uống từng ngụm nhỏ cho đến khi hết là được.

Quy trình sơ cứu 1

Bước 3: Chuyển bệnh nhân tới viện càng sớm càng tốt

Khi đã tiến hành bước cầm máu tạm thời, việc cuối cùng cần làm là nên chuyển bệnh nhân đến bệnh viện chuyên khoa gần nhất càng sớm càng tốt. Mặc tình trạng xuất huyết dạ dày không quá nặng cũng tuyệt đối không nên chủ quan mà điều trị cho bệnh nhân tại nhà, việc sơ cứu chỉ là tạm thời. Bệnh nhân cần được đưa đến trung tâm y tế để được bác sĩ chuyên khoa xử lý đúng cách.

Quy trình cấp cứu:

Sau khi bệnh nhân được đưa đến bệnh viện, các bác sĩ sẽ tiến hành cấp cứu chuyên khoa thông qua nhiều bước giúp cầm máu và chống sốc. Dưới đây là quy trình một số bước cấp cứu cụ thể bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn:

Bước 1: Hồi sức cho người bệnh

Đầu tiên khi được đưa đến bệnh viện, các bác sĩ y tá sẽ tiến hành hồi sức tích cực cho bệnh nhân:

  • Cho người bệnh nằm ngửa trên giường bệnh, đặt đầu thấp hơn chân
  • Tiến hành trợ thở và đặt ống nội khí quản hoặc dùng máy thở oxy mũi. Bước này để tránh tình huống sáu là máu tràn vào phổi làm sặc phổi
  • Đặt 2 đường truyền tĩnh mạch
  • Đặt sonde tiểu để theo dõi nước tiểu
  • Đặt sonde dạ dày và rửa sạch dạ dày để làm sạch máu bên trong
  • Lấy máu xét nghiệm

Bước 2: Truyền dịch chống sốc

Với những bệnh nhân mất máu nhiều bác sĩ sẽ yêu cầu truyền dịch chống sốc. Bác sĩ sẽ truyền vào tĩnh mạch người bệnh một trong các dung dịch dưới đây:

  • NaCl 0.9%
  • Keo Heamaccel hoặc Gelafundin
  • Dung dịch bù nước
  • Chất điện giải Ringer lactat

Ngoài ra vẫn phải tiếp tục theo dõi tốc độ truyền và phản ứng, phản xạ của bệnh nhân.

Bước 3: Truyền máu

  • Với những trường hợp xuất huyết nặng, mất máu nhiều sẽ được chỉ định truyền máu với nhóm máu tương ứng. Bệnh nhân sẽ được truyền máu liên tục cho đến khi lượng huyết động rơi vào mức ổn định với chỉ số Ht > 25% ổn định huyết động
  • Với những bệnh nhân cao tuổi hoặc gặp vấn đề mặc vành thì yêu cầu chỉ số Ht phải lớn hơn 30%.
  • Những trường hợp bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày có mắc chứng rối loạn đông máu, bác sĩ sẽ chỉ định truyền thêm huyết tương tươi đông lạnh với tỷ lệ phức hệ Prothrombin < 30%.

Bước 4: Điều trị cầm máu

Đa số sau khi thực hiện áp dụng các bước như trên, vết loét trong dạ dày của bệnh nhân sẽ tự động cầm máu. Tuy nhiên số ít trường hợp bệnh nhân không thể tự cầm máu được và cần áp dụng những biện pháp can thiệp của y khoa dưới đây:

  • Sử dụng biện pháp truyền thuốc ức chế sản sinh dịch vị axit dạ dày: Omeprazole, Ranitidine,…
  • Can thiệp nội soi kết hợp với sử dụng thuốc co mạch tại chỗ hoặc chất gây xơ
  • Với những trường hợp vẫn chảy máu ồ ạt, khó cầm máu bằng phương pháp nội khoa sẽ được chỉ định tiến hành phẫu thuật ngoại khoa
  • Sử dụng thuốc rửa dạ dày kết hợp với truyền nước lạnh 5 độ C thông qua ống sonce.

Quy trình cấp cứu: 1

Phẫu thuật ngoại khoa với những trường hợp khó cầm máu, chảy máu ồ ạt.

Tham khảo: Tổng hợp các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày

Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày

Để giúp việc điều trị đạt kết quả nhanh, và ngăn ngừa tình trạng xuất huyết dạ dày do viêm loét dạ dày nặng, người bệnh nên chú ý một số lưu ý dưới đây:

Chế độ dinh dưỡng

Nên:

  • Điều chỉnh chế độ ăn, khẩu phần ăn để bệnh nhân đầy đủ dinh dưỡng mau lành bệnh bằng cách tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giảm tiết dịch vị dạ dày: bánh mì, mật ong, bánh quy…
  • Bổ sung các loại rau củ non nhiều vitamin cho cơ thể, cung cấp các khoáng chất ít xơ
  • Nên ăn những loại thức ăn mềm, lỏng dễ tiêu hóa như cháo, súp hay sữa. Những ngày sau đó, tùy theo tốc độ hồi phục sức khỏe mà tăng dần độ đặc của thức ăn và dần dần có thể chuyển qua ăn cơm nhão.
  • Bổ sung thêm thịt bò, thịt nạc lợn để tăng thêm năng lượng nhưng nên bằm nhuyễn và hầm nhừ cùng với cháo để bệnh nhân dễ tiêu hóa, giảm gánh nặng cho dạ dày.
  • nên bổ sung thêm nước trái cây hoặc uống sinh tố, ăn trái cây tươi không chua để bổ sung vitamin và khoáng chất giúp cải thiện sức đề kháng, đẩy nhanh tốc độ phục hồi sức khỏe.
  • Ưu tiên các loại thức ăn được chế biến dnagj hấp, luộc, nấu nhừ dễ tiêu hóa .
  • Có chế độ ăn nhiều bữa trong ngày, không ăn quá no, quá đói bởi nếu ăn quá no dạ dày đang bị tổn thương nghiêm trọng nên không thể tiếp nhận được một lượng lớn thức ăn nạp vào như thông thường.

Không nên:

  •  Hạn chế các loại thực phẩm được chế biến sẵn như lạp xưởng, xúc xích…nhiều chất bảo quản và chứa nhiều dầu mỡ bởi chúng gây tình trạng khó tiêu.
  • Tránh xa các loại đồ uống có cồn, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…. vì chúng sẽ làm cho tình trạng bệnh nặng thêm.
  • Không sử dụng đồ ăn cay, nóng, các loại trái cây có chứa nhiều acid như cam, chanh, xoài…
  • Hạn chế các thực phẩm giàu chất xơ khi chế biến thức ăn cho người bệnh. Lý do bởi khi vào dạ dày, quá nhiều chất xơ sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị cọ sát dẫn đến đau bụng, khó tiêu và chảy máu nhiều hơn.
  • Tránh thêm nhiều dầu mỡ vào trong món ăn.
  • Tránh để bệnh nhân ăn đồ thô cứng làm ảnh hưởng đến tiến trình hồi phục của tổn thương, nghiêm trọng hơn nó có thể làm dạ dày chảy máu trở lại.
  • Không cho bệnh nhân ăn thức ăn quá nóng ( trên 60 độ ) hoặc quá lạnh ( dưới 5 độ ) khiến các cơ trơn trong dạ dày bị kích thích và co bóp nhiều, từ đó ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị.

Chế độ sinh hoạt:

  • Thực hiện chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống ngủ nghỉ thật khoa học và hợp lý: Ngủ đủ giờ giấc, tránh thức khuya
  • Nên có thói quen thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe để tăng cường đề kháng cho cơ thể

Ngoài ra nên chú ý đi khám lại thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ để năm rõ tình trạng sức khỏe.

  • Đảm bảo không gian nghỉ ngơi của người bệnh phải được yên tĩnh, thoáng mát, tránh nơi có gió lùa. Không để bệnh nhân nằm gối đầu.
  • Theo dõi thường xuyên nhiệt độ cơ thể, huyết áp, mạch đập, tình trạng nôn ói hay đau bụng của người bệnh. Nếu có dấu hiệu nào bất thường cần thông báo cho bác sĩ ngay cho bác sĩ hoặc điều dưỡng biết.
  • Người nhà cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian dùng thuốc và chế độ ăn uống cho người bệnh.
  • Tránh cho bệnh nhân ăn khi dạ dày vẫn còn đang chảy máu mặc dù người bệnh còn duy trì được sự tỉnh táo

Bình vị Thái Minh- Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tái phát

Bệnh viêm loét dạ dày nặng nếu không được điều trị đúng, kịp thời và có chế đọ biện pháp phòng ngừa bệnh rất dễ tái phát và có biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày. Chính vì vậy để hỗ trợ, điều trị vfa phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày tái phát các nhà khoa học đã cho ra đời thực phẩm bảo vệ sức khỏe mang tên: Bình vị Thái Minh được các chuyên gia đánh giá cao về tác dụng vượt trội.

Bình vị Thái Minh- Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tái phát 1

Bình vị Thái Minh được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên tốt cho dạ dày vì vậy sản phẩm mang lại sự tâm tuyệt đối cho người dùng cùng công dụng điều trị chuyên sâu bệnh về:

  • Giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.
  • Tung hòa acid dịch vị và làm lành vết loét.
  • Giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc.
  • Chống dị ứng, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày

Nên dùng liên tục theo liệu trình 2 tháng, khi cải thiện tốt có thể giảm xuống liều duy trì 2 viên/ 1 ngày

Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như các bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0386034656 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.

 

Cập nhật lúc: 03/02/2024
bac-si-duong-xuan-phuong.jpg

Bài viết mới nhất

Video nổi bật

Ngày 5/10/2019, Nhà máy Công nghệ cao Thái Minh đã chính thức đi vào hoạt động. Đây là một trong

Ngày 5/10/2019, Nhà máy Công nghệ cao Thái Minh đã

Loading...